Đặng Trần Phiến
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Category handler”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Đặng Trần Phiến (1926-2008), bút danh Băng Hồ; Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tiểu sử[sửa]
Ông sinh ra tại Lào năm 1926 do cha ông: Nhà văn Đặng Trần Phất, lúc đó bị đổi sang Lào làm việc ở Sở bưu điện Vientiane. Sau đó Cha ông bị đổi lên Paksế (Bản Vàng) và mất ở đó năm 1929 - khi ông mới có 3 tuổi. Nguyên quán ông là làng Trung Tựu, xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội (nay là huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng có truyền thống Văn chương, ông nội ông là Giải nguyên Đặng Trần Vỹ (1864-1933) đã làm Tuần phủ Phú Thọ, Tri phủ Kiến Xương rồi làm Tổng đốc Bắc Ninh. Năm 1920, ông nội ông (Cụ Đặng Trần Vỹ) làm một bài thơ chữ hán hiện còn được treo ở trên cửa bên phải bái đường Đền Quán Thánh Hà Nội nhan đề: "Đề Trấn Võ quán".
Cha ông là Nhà Văn Đặng Trần Phất (1902-1929) là một trong những Nhà văn đầu tiên viết Tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ.Tiểu thuyết đầu tiên của Ông là "Cành Hoa Điểm Tuyết" do Nhà xuất bản Bùi Xuân Học Hà Nội- in năm 1921(Tố Tâm của Hoàng ngọc Phách in 1925).
Tác phẩm[sửa]
Băng Hồ Đặng Trần Phiến cũng giống cha, sáng tác từ rất sớm. Ông đã sáng tác một số thơ và truyện ngắn từ năm 1945-1946 được đăng ở các báo: Báo Thiếu nhi (Giòng Việt), Báo Độc Lập...Sau khi Toàn Quốc Kháng chiến, ông đi tản cư rồi sau đó lại hồi cư về Hà Nội. Từ đó ông liên tục viết truyện ngắn gửi đăng các báo như: báo Giác Ngộ (26 phố Cầu Gỗ), báo Quê Hương (69 Hàng Bông Ruộm), báo Cải Tạo (14 phố Mongrand), tuần báo Hồ Gươm (96 phố Chợ Đuổi)… Sau này, ông tuyển chọn các truyện ngắn trong thời kỳ này để in thành tuyển tập truyện ngắn:" Phượng ơi! Mùa dĩ vãng" –Nhà xuất bản Văn học - năm 2002.
Sự nghiệp sáng tác của ông chủ yếu là từ 1945- 1954. Sau năm 1954, ông chỉ còn sáng tác thơ cho gia đình và chuyển sang làm nghề kế toán cho một Hợp tác xã may mặc để kiếm sống. Các bài thơ sáng tác cho phong trào văn nghệ quần chúng của Hợp tác xã Bạch Đằng được nhiều giải thưởng cho Phong trào Văn nghệ quần chúng Thủ đô. Sau khi ông mất, gia đình tập hợp tất cả các bài thơ của ông để in trong Tập: "Băng Hồ, Thơ của một người" (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2009).
Nhưng nhắc đến Băng Hồ là phải nhắc đến tấm lòng chí hiếu của ông đối với người cha đã mất sớm của mình (Nhà văn Đặng Trần Phất), Do chiến tranh, 3 tác phẩm chính của Cha đã thất lạc, nên trong nhiều năm sau này, ông đã bỏ công sức sưu tầm từ Thư Viện Quốc gia đến những cửa hàng bán sách cũ ở Hà Nội, cũng như nhờ vả tất cả các bạn bè thân hữu xa gần tìm kiếm... Cuối cùng năm 1993, ông đã tìm lại được các bản in đầu tiên của 3 tác phẩm của cha là: Cành hoa điểm tuyết(1921) Cuộc Tang thương (1923) và Một tấm cảm tình (1922). Sau đó ông bỏ công của để In lại trong Tuyển Tập " Văn thơ Đặng Trần Phất " Nhà xuất bản Văn học 1994.
Các tác phẩm của ông đã xuất bản gồm có: -Phượng ơi! Mùa dĩ vãng (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học 2002) -Băng Hồ. Thơ của một người (tuyển tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2009)
Ngoài ra, ông còn viết một số bài báo đăng trên các báo ở Hà Nội.
Nhìn chung, các truyện ngắn của ông đều xoay quanh những chuyện tâm tình hoặc thế sự; tuy cốt truyện giản dị nhưng đấy ắp mộng mơ và thấm đậm hiện thực [1].
Thơ của ông thể hiện "một con người man mác nhẹ nhàng, có gió có trăng, chứ không gai góc, sắc sảo.." [2].
Sách tham khảo[sửa]
- Văn thơ Đặng Trần Phất (Nhà Xuất bản Văn Học - 1994
-Phượng ơi! Mùa dĩ vãng (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học 2002)
-Băng Hồ. Thơ của một người (tuyển tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2009)
Chú thích[sửa]
This article "Đặng Trần Phiến" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Đặng Trần Phiến. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.