You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Hồ Hiếu

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Hồ Hiếu (20/7/1939 -) tại Phú Khánh. Bí danh: Hai Chí. Quê quán tại Kim Long, Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Đảng viên Đảng CSVN từ 1966 (khai trừ năm 1990). Nguyên Chánh Văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM

Tiểu sử[sửa]

- 1945 - 1964: học sinh, sau đó là sinh viên Sư phạm

- 1964 - 1966: dạy học tại Đà Lạt, Kết nạp Đảng CSVN năm 1966, tham gia phong trào học sinh, sinh viên Đà Lạt.

- 1966 - 1968: bị địch bắt giam tại Sài Gòn.

- 1968 - 2/9/1969:  được thả vào hoạt động tại căn cứ Bến Tre.

- 1969 - 30/4/1975: bị địch bắt đưa đi Côn Đảo.

- 1975 - 1976: trưởng Văn phòng Ban Tuyên huấn Quận uỷ Quận I.

- 1976 - 1980: Quận uỷ viên, Chánh Văn phòng Quận uỷ Quận I.

- 1980 - 1981: Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Quận I.

- 1982 - 1983: Cán bộ Ban Dân vận Thành uỷ TP Hồ Chí Minh.

- 1983 - 1985: Chánh Văn phòng Ban dân vận Thành ủy TP HCM.

- 1986 - 1990: Chuyên viên Ban Dân vận Thành uỷ TP Hồ Chí Minh.

- Ngày 29/4/1990, Hồ Hiếu bị Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ về tội tuyên truyền chống chế độ XHCN, khai trừ khỏi Đảng. Tháng 7/1992, thôi việc tại Ban dân vận Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, hưởng chế độ chuyên viên 2.

Quan điểm[sửa]

Từ năm 1987, Hồ Hiếu đã làm nhiều thơ, hò vè châm biếm lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đả kích chế độ hiện hành, kêu gọi nhân dân, đặc biệt là sinh viên, học sinh đấu tranh chống chế độ, đòi "đổi mới", "công khai hoá, dân chủ hoá"...

Thời gian này ông cùng với các ông Nguyễn Hộ, ông Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu và Lê Đình Mạnh đứng ra thành lập Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở TP.HCM nhằm thu  hút cựu chiến binh, cán bộ lão thành cách mạng trên toàn quốc tham gia và trở thành nơi để các thành viên lên tiếng chỉ trích đường lối, chính sách, lối đối xử tàn tệ đối với trí thức, cựu chiến binh, đòi cải tổ thể chế, đòi bầu cử tự do...[1]

Năm 1990, Hồ Hiếu chủ động vận động thành lập Ban Liên lạc sinh viên, học sinh, tạo dựng lực lượng ủng hộ quan điểm đổi mới của một số người đứng ngoài sự lãnh đạo của Đảng. Trong các hoạt động trái phép của Ban Liên lạc sinh viên, học sinh như ra các bản tin, tổ chức toạ đàm, hội thảo... Hồ Hiếu luôn đóng vai trò tích cực. Hồ Hiếu đã chủ động bố trí cho Ban liên lạc tiếp xúc với thành phần chống Đảng, Nhà nước. Hồ Hiếu còn chủ động tổ chức Dương Thu Hương gặp gỡ, tiếp xúc Ban Liên lạc SVHS, tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, kích động chống chế độ XHCN.

Ngày 23/4/1990, Công an TP Hồ Chí Minh tiến hành bắt một số đối tượng có hành vi hoạt động gián điệp và tuyên truyền chống chế độ XHCN, trong đó có Hồ Hiếu, song Hồ Hiếu chỉ bị xử lý nội bộ. Năm 1990, Hồ Hiếu bị khai trừ khỏi Đảng, đến tháng 7/1992 bị buộc thôi việc.

Sau khi được tha, bị xử lý kỷ luật, nhất là sau sự kiện Liên Xô và các nước Đông  u sụp đổ, Hồ Hiếu càng bộc lộ rõ tư tưởng chống đối, núp dưới danh nghĩa "Câu lạc bộ kháng chiến cũ" chủ trương đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng. Hồ Hiếu là cộng sự đắc lực cho Nguyễn Văn Trấn trong việc viết và tán phát tài liệu có nội dung chống đối. Ông này đã nhiều lần công khai phát biểu tham luận chống đối Đảng và Nhà nước ta tại diễn đàn của Câu lạc bộ Bách Việt.

Hồ Hiếu cũng đã liên hệ với một số tổ chức chống Nhà nước ở hải ngoại âm mưu tập hợp lực lượng chống phá Đảng,  Nhà nước. Trong nhiều cuộc hội thảo khoa học, tọa đàm ông Hồ Hiếu phát biểu phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng sự lãnh đạo độc quyền của Đảng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước, chà đạp lên dân chủ, nhân quyền. Do đó cần phải bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, loại bỏ độc quyền lãnh đạo của Đảng, đổi tên Đảng, tên nước và định hướng XHCN. Hồ Hiếu có quan hệ chặt chẽ với các nhóm chống Đảng, Nhà nước ở Lâm Đồng, Hà Nội...; viết nhiều tài liệu chống Đang và chuyển ra nước ngoài như "Kỷ sang canh", "Một số suy nghĩ về việc nước non trước tình hình mới"..để đăng trên các trang mạng

Tháng 3/1998, Chi cục Thuế TP Hồ Chí Minh yêu cầu đóng thuế nhà, Hồ Hiếu đã viết "Đôi lời thỉnh nguyện" gửi các đ/c lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, nói xấu Đảng và Nhà nước, cho rằng Nhà nước cắt xén của nhân dân, bóp nghẹt đời sống nhân dân, nhân dân thực chất không có quyền hạn gì chỉ còn lại quyền cư trú, làm ăn nhưng những quyền tối thiểu này cũng bị uy hiếp.

Cuối năm 2002, Hồ Hiếu đã mua hàng chục cuốn "Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh" của phát hành tại Dòng Chúa cứu thế 38, Kỳ Đồng, TP Hồ Chí Minh tán phát cho nhiều đối tượng xấu.

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "Hồ Hiếu" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Hồ Hiếu. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]