You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Lê Xuân Khoa

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Lê Xuân Khoa là một nhà giáo. Ông bắt nghề dạy học ở Hà Nội năm 1950. Từ năm 1953, ông dạy tại trường trung học Petrus Ký, Sài Gòn. Sau khi học về Triết Học tại Ðại Học Sorbonne, ông giảng dạy Triết học Upanishad tại Ðại học Văn Khoa Sài Gòn và Văn Minh Việt Nam tại Ðại Học Ðà Lạt, Minh Ðức và Vạn Hạnh. Ở Hoa Kỳ, ông cũng từng là giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học về Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) thuộc Ðại học Johns Hopkins ở Washington, D.C. Sau đó, ông được nhận làm học giả ngoại trú của Học viện về Chính Sách Quốc tế (FPI) cũng thuộc Ðại học Johns Hopkins.[1]

Tiểu sử[sửa]

Lê Xuân Khoa vào nghề dạy học ở Hà Nội năm 1950. Sau khi tốt nghiệp Ðại Học Văn Khoa và Sư phạm, năm 1953, ông vào Sài Gòn dạy tại trường trung học Petrus Ký.

Năm 1960, ông được học bổng của chính phủ Pháp theo học tại Ðại Học Sorbonne và ghi danh luận án Tiến sĩ Triết Học, đề tài: "Le Boudhisme dhyana au Vietnam".

Sau đó, ông giảng dạy Triết học Upanishad tại Ðại học Văn Khoa Sài Gòn và Văn Minh Việt Nam tại Ðại Học Ðà Lạt, Minh Ðức và Vạn Hạnh, và sau đó là Phó Viện trưởng Ðại học Sài Gòn.

Khi sang Hoa Kỳ năm 1975, ông là chủ tịch Trung tâm Tác Vụ Ðông Nam Á (SEARAC), một tổ chức giúp tái định cư người tị nạn và khuyến khích sự hình thành của các tổ chức bất vụ lợi của người tị nạn đến từ Đông Nam Á.

Năm 1996, ông được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học về Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) thuộc Ðại học Johns Hopkins ở Washington, D.C. Năm 2001, ông được nhận làm học giả ngoại trú của Học viện về Chính Sách Quốc tế (FPI) cũng thuộc Ðại học Johns Hopkins.

Năm 2007 Gs Lê Xuân Khoa đã được cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời về, để hội đàm về lộ trình Dân chủ hóa và thực hiện nền kinh tế thị trường.[2]

Quan điểm và nhận xét[sửa]

  • Về vấn đề hòa giải dân tộc: "Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đến chuyện hòa giải."[3]

Thư mục[sửa]

  • “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, Tiên Rồng xuất bản năm 2004.
  • Lá rơi trong thành phố 1983

Chú thích[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]


This article "Lê Xuân Khoa" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Lê Xuân Khoa. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]