You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Thuyết thần trí

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Thuyết thần trí, Minh Triết Thiêng Liêng hay Thông Thiên Học, Chứng Đạo Học là một học thuyết triết học - tôn giáo đề cập khả năng trải nghiệm trực tiếp với Thượng Đế thông qua cảm giác thần bí và sự mặc khải. Đại diện của thuyết này thường cố gắng chứng minh tính hợp lý quá trình trải nghiệm thần bí chủ quan của mình nhờ sự hiểu biết về Thượng Đế. Cơ sở của thuyết thần trí là khái niệm phiếm thần về một đấng cao siêu, tuyệt đối và duy nhất tạo ra bản chất của mọi vật. Bản chất thực tế của thuyết này là sự thể hiện ảo ảnh và hình thức ma thuật. Chấp thuận khả năng tiếp xúc trực tiếp với những đấng siêu nhiên tại thế giới khác đã làm cho thuyết thần trí có những điểm chung với thuyết duy linh.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

NGUỒN GỐC[sửa]

Thuyết Thần Trí có nguồn gốc từ xa xưa, các yếu tố của nó xuất hiện từ các tôn giáo cổ như Ấn Độ giáo, Bà la môn giáo. Tư tưởng thần trí thấm nhuần trong các thuyết Platon mới và thuyết ngộ đạo trong thế giới cổ đại và trong thời kỳ Trung cổ. Từ thế kỷ XVI - XVIII, Thuyết Thần Trí lại được phân tích chi tiết hơn trong các tác phẩm của Phillippus Paracelsus, Jakob Boehme, Emmanuel Swedenborg... Hội thần trí được thành lập năm 1875 theo sáng kiến của Helena Blavatsky nhằm mục đích tuyên truyền mạnh hơn cho thuyết này. Giáo hội Hiện xuống Pentecotisme. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

TÊN GỌI TỪ CHÂU ÂU[sửa]

Được dịch từ chữ Théosophie của Pháp mà chữ này lại do chữ Hi Lạp mà ra.

Chiết tự chữ Théosophie thì:

Théos: Dieu: Thượng Đế

Sophia: Sagesse: Minh Triết.

Théosophia: Sagesse de Dieu ou Sagesse divine Minh Triết của Thượng-Đế hay là Minh Triết Thiêng Liêng.

Người dùng danh từ Théosophia đầu tiên là nhà đại hiền triết Hi Lạp tên Ammonius, tục gọi là Saccas hay Ammonius Saccas (sống vào cuối thế kỷ II Tây lịch kỷ nguyên). Ngài dạy tại trường Alexandrie (Ai-Cập) và sáng lập ra phái Tân Triết học Platon. Ba vị cao đồ của Ngài là: Plotin, Longin, và Origene.

Nhưng mãi tới thế kỷ thứ 13, danh từ Théosophia mới được thông dụng ở Tây phương, chớ không phải bà Blavatsky đặt ra chữ Théosophia. Danh từ Thésophia dịch ra tiếng Việt là Thông Thiên Học là một sự miễn cưỡng dù từ này có nghĩa là thông suốt lẽ trời.

TÊN GỌI TỪ ẤN ĐỘ[sửa]

Dù xuất hiện lâu ở châu Âu nhưng danh từ Minh Triết Thiêng Liêng đã có từ ngàn xưa bên Ấn Độ. Trong những kinh Ưu bà ni sa đà và Vệ Đà (Upanishads et Védas) người ta thường gặp danh từ Brahma Vidya.

Chiết tự ra thì:

Brahma: Dieu: Thượng Đế.

Vidya: Sagesse: Minh Triết.

Brahma Vidya: Sagesse de Dieu ou Sagesse divine.

Brahma Vidya là Minh Triết của Đức Thượng-Đế hay là Minh-Triết Thiêng-Liêng.

Mặc dù danh từ Théosophia của Hi Lạp đồng nghĩa với Brahma Vidya của Ấn Độ song nó xuất hiện rất lâu sau đó cả chục ngàn năm. Điều này cũng đủ chứng minh rằng chân lý vẫn một và vị đặt ra danh từ Théosophia đã đắc đạo.

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lịch Sử Hội Thông Thiên Học Việt Nam[sửa]

Hội Thông Thiên Học (TTH) được dẩn nhập nhờ ông Phạm Ngọc Đa ( Bạch Liên) vào năm 1925.

Tháng 7 năm 1921, Ông từ giả trường Chasseloup- Laubat sau khi đỗ bằng thành chung. Ra đời Ông bắt đầu mộ đạo. Ông tìm đọc các sách giải về Từ điện, Nhân điện, Thần Linh và luôn cả các sách Phật giáo, Thiên Chúa giáo… Nhưng có điều thắc mà Ông không tìm được sách nào giải quyết được 3 câu hỏi:

Con người là ai?
Xuống cõi trần để làm gì?
Chết rồi sẽ đi về đâu?

Hai năm sau, năm 1923, tình cờ Ông giở cuốn mục lục nhà sách Chacornac trang 23 thấy ghi một cuốn nhan đề “ Les Aides Invisible”( Những Vị cứu trợ vô hình), Ông liền viết thơ mua xem thử. Sau khi đọc xong quyễn sách Ông cảm thấy làm lạ tự hỏi mình:

“Tại sau tôi nhớ mài mại như đã biết những điều này rồi”.

Mãi đến tháng 9 năm 1924, Ông mới viết thư cho ông Tổng thư ký Hội Thông Thiên Học tại Pháp. Ông Charles Blech một nhà TTH uyên thâm và hy sinh triệt để. Ngày 21 tháng 11 năm 1924, nhận được thư trả lời, ông liền ghi đơn xin gia nhập hội TTH Pháp. Văn bằng hội viên của Ông được ký ngày 5 tháng 1 năm 1925. Sau đó Ông liên tục được Ông Charles Blech gởi những quyển: Dưới Chân Thầy; Sự tiến hoá huyền bí của con người; Đạo lý cổ truyền… Ông nói:

“Tôi bắt đầu học lại những điều tôi đã học từ mấy kiếp trước…”

Hai năm sau Ông bắt đầu truyền dẩn giáo lý TTH với sự giúp đở thật chân thành vừa vật chất lẫn tinh thần của các hội viên TTH từ Pháp sang làm việc tại Việt Nam như: Ông Georges Raimond; Ông Khoa trưởng trường đại học khoa học Monod Herzen, Ông Soubrier, Ông Timmernans….

Năm 1929 Đức Leadbeater ở Java có đến Sài gòn trọ tại nhà Raimond. Năm 1934 Chi bộ Leadbeater được phép hoạt động, Timmernans làm chi trưởng. Ngày 24 tháng 12 năm 1935 Adyar cữ hành lễ kỷ niệm 60 năm thành lập hội rất long trọng, Chi bộ cử bà Nguyễn Thị Hai đại diện đi tham dự. Ngày 1 tháng 3 năm 1936 ông Jinarājadāsa qua viếng Việt Nam và ở trọn hai tuần tại Sài Gòn, Ông diễn thuyết hai lần tại Nam Kỳ Khuyến Học Hội (Samipic), lần đầu ngày 4 tháng 3 ông nói về Phật pháp, lần thứ nhì ngày 14 tháng 3 ông giải về TTH và tình huynh đệ.

Ngày 7 tháng 3 ông có đi viếng chi bộ Bạc Liêu thành lập ngày 7 tháng 3 năm 1936 lấy tên là ‘Le Serviteur’ (Người Phụng Sự), và đọc lại cho thính giả nghe bài Phật pháp của ông đã nói tại Nam Kỳ Khuyến Học Hội. Năm sau 1937, ông đi du lịch Nhật Bản, bận đi và bận về ông đều ghé lại Sài Gòn 4 ngày đặng tiếp xúc với các hội viên. Mỗi đêm ông đều đến hội quán TTH số 48 đường Vassoigne để giảng dạy.

1948 Gia đình TTH được thành lập. Năm 1948, chi bộ Leadbeater trở lại hoạt động như xưa nhưng năm 1949 tách ra khỏi hội TTH Pháp và trực thuộc Adyar. Từ 1948 đến 1952 toàn cõi Việt Nam có bẩy chi bộ được thành lập: Chi bộ Việt Nam (là chi bộ Leadbeater đổi tên năm 1950), chi trưởng Phạm Ngọc Đa. Đây là chi bộ đầu tiên và từ năm 1952 ban quản trị của chi bộ đổi làm ban giám đốc của xứ bộ.

Chi bộ Kiêm Ái, chi trưởng Phan Văn Hiện.

Chi bộ Thanh Niên Phụng Sự, chi trưởng ...

Chi bộ Dưới Chân Thầy, chi trưởng Nguyễn Minh Tâm.

Chi bộ Long Xuyên, chi trưởng Phạm Thành Kỉnh.

Chi bộ An Giang, chi trưởng Châu Văn Đồng.

Chi bộ Bác Ái ở Tân Châu, chi trưởng Nguyễn văn Lầu.

Đủ bẩy chi bộ rồi, bẩy chi trưởng ký tên vào đơn gửi qua Adyar xin thành lập Xứ Bộ Thông Thiên Học Việt Nam. Mặc dầu đã thành lập xứ bộ, hội TTH cũng chưa được hoạt động toàn cõi Việt Nam vì chính quyền chưa chấp thuận điều đó. Nhờ ông Nguyễn văn Lượng nói với ông De Berval chủ nhiệm một tờ báo Pháp can thiệp với chính phủ cho nên hội TTH mới được phép truyền dẩn giáo lý khắp Trung Nam Bắc. Phải nói rằng hai ông bà Nguyễn Văn Lượng có công rất lớn trong việc thành lập hội TTHVN. Ông bà hiến cho hội miếng đất và số tiền lớn để cất nhà hội năm 1951.

Hội quán ở địa điểm số 466 đại lộ Võ Di Nguy, Phú Nhuận, Sài Gòn. Cơ sở được xây cất theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo, nhân viên ban giám đốc. Đồ án được hoạch định tỉ mỉ, căn cứ trên số 7 huyền bí do ông cũng là một học giả uyên thâm về kinh Dịch của Phục Hy. Vì vậy mà ông đã theo dõi công cuộc thể hiện từ giai đoạn một.

Hội quán gồm có nhà giảng có thể tiếp được 400 người, thư viện, thiền đường. Từ Adyar, bà Rukmini Devi Arundale long trọng đến khánh thành vào ngày lễ Phục Sinh 1952. Bài diễn thuyết đầy ý nghĩa thâm sâu của bà được dịch liền sang Pháp ngữ do giáo sư Marcault, cựu hội trưởng hội Thông Thiên Học Pháp, và sang Việt ngữ do y sĩ Nguyễn Văn Ba trong ban giám đốc dịch.

Ngày 18 tháng 10 năm 1952 Chính phủ VN cho phép Hội TTH được hoạt động khắp trong nước do nghị định số 46 MI DAP.

Ngày 25 tháng 12 năm 1952, Hội TTHVN trở thành xứ bộ thứ 50 của hội chánh tại Adyar. Hội có 7 chi bộ với 160 hội viên.

Ngày 10 tháng 10 năm 1953 có sự khánh thành Viện Mồ Côi của ông bà Nguyễn Văn Lượng, xây cất phía sau hội quán. Trên phương diện ủng hộ thì có ông Mai Thọ Truyền, hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt. Trên phương diện y tế, Viện được liên tục chăm nom bởi các y sĩ Cao Văn Trí, Võ Đình Dần, Huỳnh Công Chiêu, Nguyễn văn Luông, Hà Tố Thuận. Bà Nguyễn văn Lượng nhũ danh Hồ Thị Có, đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng. Cô nhi viện chỉ nhận nuôi những cô nhi nhà nghèo từ sơ sinh đến 2 tuổi; sau đó cô nhi hoặc được người từ tâm lãnh làm con nuôi, hoặc là được giao lại cho Cô Nhi Viện quốc gia. Viện chăm nuôi 30 cô nhi năm 1954.

Ông Subramaniam có đến thăm viếng, khen ngợi chi bộ Châu Đốc. Ông cũng đi thăm hội viên chi bộ Long Xuyên lúc tháng 8 năm 1956. Cũng như những chi bộ còn lại ở tỉnh, không có những sinh hoạt đều đặn hay chỉ ít ỏi nên hội viên ở xa trụ sở chi bộ được khuyên học tập ở nhà.

Cô Nhi viện ở Phú Nhuận phát triển, có được 35 giường dành cho cô nhi. Đó là nhờ sự tận tâm của những người phục vụ cô nhi và cũng do sự ủng hộ tài chánh của những hội viên hảo tâm và trợ cấp xã hội của chính phủ.

Đại diện của Phong trào Theosophia là Đức N. Sri Ram viếng Việt Nam lần đầu tiên ngày 2 tháng 3 năm 1955. Ngài truyền lại cho Hội ân huệ thiêng liêng từ chiếc nhẫn Sat Chân Lý của bà Blavatsky mà Ngài đang đeo nơi tay mặt. Trong những buổi diễn thuyết, vị hội trưởng The Theosophical Society được các đại diện tôn giáo và hội viên hoan hô nhiệt liệt.

Kế tiếp ngày 31 tháng 7 năm 1956, ông Subramaniam cũng từ Adyar sang thăm viếng hội. Ông liền khuyến khích sự thành lập chi bộ Sài Gòn và chi bộ Leadbeater ở Phú Nhuận. Ông diễn thuyết tại hội quán Vĩnh Long, Long Xuyên. Đặc biệt tại Châu Đốc, ông thuyết pháp về Phật giáo cho cả 2.000 tín đồ qui tụ tại Bồ Đề Đạo Tràng Bodhi Gaya. Đó là một thành công rực rỡ.

Năm 1959, ngoài việc đón tiếp tưng bừng ông Geoffrey Hodson và Miss Sandra Chase, còn có việc bà Nguyễn Thị Hai lãnh đạo một phái đoàn đi Sydney. Đó là sự đáp lại lời mời của Miss Helen V. Zahara, hội trưởng hội TTH Úc châu, tổ chức viên hội nghị Indo-Pacific. Nhờ hội nghị này, ban giám đốc của nhiệm kỳ được cơ hội may mắn đón tiếp nhiều học giả nổi tiếng về Thông Thiên Học từ ngoại quốc đến viếng Việt Nam.

Trước tiên, trong năm 1964 có Miss Helen Zahara, hội trưởng xứ bộ Úc Châu sang Sài Gòn mang theo tình huynh đệ đại đồng nồng nhiệt đến nỗi hội viên cảm được sự kết hợp với tất cả những xứ bộ quốc tế. Bà có diễn thuyết hai lần và tiếp xúc với nhiều chi bộ tại thủ đô. Nơi nơi ai cũng khen ngợi sự hiểu biết và tánh khả ái của bà.[1]

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

HÓA TRÌNH CỦA HỘI TTHVN[sửa]

1952 – 1954 Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng. Hội được 7 chi bộ với 268 hội viên. (Dựa theo những phúc trình 1952 – 1954 của hội trưởng là ông Phạm Ngọc Đa)

1955 – 1957 Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng. Hội được 11 chi bộ với 305 hội viên. (Dựa theo những phúc trình 1955 – 1957 của hội trưởng là ông Phạm Ngọc Đa).

1958 – 1966 Nguyễn thị Hai, Hội trưởng. Hội được 16 chi bộ với 732 hội viên. (Dựa theo những phúc trình 1964 – 1966 của hội trưởng là bà Nguyễn thị Hai).

1967 – 1969 Nhiệm kỳ 1967 – 1969 Lưu thị Dậu, Hội trưởng. Hội được 13 chi bộ với 784 hội viên. (Dựa theo những phúc trình 1967 – 1969 của hội trưởng là bà Lưu thị Dậu).

1970 – 1973 Nhiệm kỳ 1970 – 1972 Nguyễn thị Hai, Hội trưởng. Hội được 18 chi bộ với 1116 hội viên. (Dựa theo phúc trình 1973 là phúc trình chót của bà hội trưởng Nguyễn thị Hai). Do việc bà hội trưởng Nguyễn thị Hai qua đời trong năm 1973,

Nhiệm kỳ 1974 – 1975 có thành phần ban giám đốc như sau: Lưu Thị Dậu Hội trưởng. Nguyễn Văn Huấn Phó hội trưởng I. François Mylne Phó hội trưởng II. Hội được 19 chi bộ với 1338 hội viên. Dựa theo phúc trình 1974 của bà hội trưởng Lưu thị Dậu. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

XEM THÊM[sửa]

Đôi Điều về Hội Thông Thiên Học[sửa]

  • Hội Thông Thiên Học không phải là một Tôn Giáo mới, vì nó không có một vị Giáo Chủ mới, không có Chức sắc, không có tín điều, nghi lễ, thờ phượng, cúng kiếng riêng.
  • Hội Thông Thiên Học lo truyền dẫn một cách phổ thông những Chơn Lý diệu huyền về Vũ Trụ, nhơn sanh, trải qua các thời đại.
  • Giáo lý Thông Thiên Học là sự Minh Triết Thiêng Liêng đã có từ Thái Cổ, là Chân Lý mà Tôn Giáo nào cũng có dạy từ xưa.
  • Hội viên Thông Thiên Học là những người hữu tâm, hữu chí, muốn sưu tầm và khảo sát một cách tinh tường những Chơn Lý cổ kim, Đông Tây, ẩn tàng trong các Tôn giáo, Triết lýKhoa học, rồi đem áp dụng trong đời sống của mình và chia sớt cho người đời các kết quả tốt đẹp của sự sưu tầm ấy.

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Category handler”.

Hiệp hội Thông Thiên Học ở Hoa Kỳ (TSA)[sửa]

Là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở thành viên chuyên giảng dạy Thông Thiên Học và liên kết với Hiệp hội Thông Thiên Học quốc tế có trụ sở tại Adyar , Chennai , Ấn Độ. Tên "Theosophical Society in America" ​​đã được Hiệp hội Thông thiên học Hoa Kỳ thông qua hợp pháp vào năm 1934. Trước đó, các tổ chức khác đã sử dụng tên tương tự trong các năm 1895–98 và 1898–1908.

Hội Thông Thiên Học bao gồm các cá nhân được đoàn kết bởi sự đồng tình của họ với ba Đối tượng của nó, bằng sự cống hiến của họ trong việc thúc đẩy tình anh em, và bằng sự quan tâm của họ trong việc nghiên cứu và tự chuyển hóa tinh thần. Các nhà thông thiên học cho rằng niềm tin nên là kết quả của quá trình nghiên cứu, trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc của cá nhân, thay vì dựa vào giáo điều.

Họ xem mỗi tôn giáo như một biểu hiện của Trí tuệ Thần thánh, thích ứng với nhu cầu của một thời gian và địa điểm cụ thể. Thông thiên học coi vũ trụ là sự sống và có mối liên hệ với nhau, với một trật tự thông minh hướng dẫn sự tiến hóa theo chu kỳ của mọi sự sống. Hội Thông Thiên Học ủng hộ quyền tự do tư tưởng của mỗi người, và không có học thuyết nào ràng buộc bất kỳ thành viên nào trong Hội.

Hiệp hội Thông thiên học ở Mỹ khuyến khích sự tìm hiểu cởi mở về các tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật thế giới để hiểu được trí tuệ của thời đại, tôn trọng sự thống nhất của mọi sự sống và giúp con người khám phá sự tự chuyển hóa về mặt tinh thần.[2]

Giới Thiệu Về Hội Thông Thiên Học[sửa]

Hội Thông Thiên Học được thành lập tại New York ngày 17 – 11 – 1875. Hội là tổ chức phi chính trị, không thuộc tôn giáo nào và không có tín điều.

Ba mục đích của Hội là:

1. Tạo một tình huynh đệ đại đồng, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, phái tính, giai cấp hay màu da.

2. Khuyến khích việc học hỏi và đối chiếu Tôn Giáo, Triết Lý và Khoa Học.

3. Nghiên cứu những định luật thiên nhiên chưa giải thích được và những quyền năng ẩn tàng trong con người.

Hội Thông Thiên Học gồm những người nghiên cứu học hỏi Minh Triết Thiêng Liêng , họ có thể theo một tôn giáo nào đó trên thế giới mà cũng có thể không thuộc một tôn giáo nào; điểm chung của mọi hội viên là tất cả chấp thuận ba mục đích của hội, mong ước loại bỏ những tị hiềm giữa các tôn giáo và nối kết những ai có thiện chí lại với nhau bất kể quan niệm riêng về tôn giáo của mỗi người, muốn học hỏi chân lý trong các tôn giáo và chia sẻ kết quả học hỏi được của họ với người khác.

Mối liên kết họ với nhau không phải là vì có chung một đức tin, mà có chung sự tìm kiếm và ước vọng đạt được Chân lý. Họ tin tưởng rằng Chân lý có thể tìm được bằng việc học hỏi, suy ngẫm, sống đời trong sạch, hiến mình cho những lý tưởng cao cả, và họ xem Chân lý như là thành quả đáng nỗ lực để đạt tới, mà không phải là giáo điều do một thẩm quyền nào áp đặt. Họ cho rằng niềm tin cần là kết quả của việc học hỏi riêng của cá nhân hay nhờ trực giác, và không phải là cái đặt để trước tiên cho những điều này, cũng như nó phải dựa trên hiểu biết mà không dựa trên sự khẳng định.

Hội viên có sự khoan hòa với tất cả mọi người, ngay cả với ai không khoan hòa. Họ coi đó không là đặc ân ban phát mà như là bổn phận phải làm, và họ tìm cách giải trừ sự vô minh thay vì trừng phạt nó. Hội viên xem mỗi tôn giáo như là một cách biểu lộ của Minh Triết Thiêng Liêng và quan tâm đến việc học hỏi mỗi tôn giáo hơn là lên án nó, thực hành nó hơn là truyền đạo. Tiêu ngữ của họ là Bình An, cũng như mục tiêu của họ là Chân Lý. [3]

Những hoài nghi về Thuyết thần trí[sửa]

Bản chất Tôi là một kẻ mơ mộng và sáng tạo, nhưng cực kỳ cô độc giữa thế giới loài người. Tôi là người có lẽ là được định mệnh để khai mở Thuyết thần trí, đúng với tên gọi Thuyết thần trí, Thuyết này buộc nó phải tách rời tất cả, không thuộc về một học thuyết nào khác ngoài chính nó. Đó là lý do mà Thuyết này đã từ chối Hội Thông Thiên Học… Một học thuyết tinh thần nhưng không giáo chủ, một triết lý vô cùng thâm sâu và cao vời, bổng non nớt, vụng về như đứa trẻ.

Tham khảo[sửa]

https://thongthienhocvn.theosophical.org/?page_id=7

https://thongthienhocvn.theosophical.org/?page_id=176

https://khoahoctamlinh.vn/quyen-nang-tu-tuong-chuong-1-1599.html

Liên kết ngoài[sửa]

Hiệp Hội Thông Thiên Học Ở Mỹ

Quyền Năng Của Tư Tưởng

Minh Triết Thiêng Liêng

Nguyên Thần Xuất Khiếu


This article "Thuyết thần trí" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Thuyết thần trí. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]