Ích Tâm Khang
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Category handler”. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Năm 2012 Ích Tâm Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với đề tài Đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính. Nhóm trực tiếp tham gia nghiên cứu bao gồm Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ: Vũ Điện Biên, Phạm Nguyên Sơn, Lê Duy Thành, Nguyễn Kiều Ly, Lương Hải Đăng, Lưu Thúy Quỳnh, Đặng Việt Đức [1].
Sau thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2011 - 11/2011, nhóm nghiên cứu đã báo cáo kết quả sơ bộ ban đầu cho thấy: TPCN Ích Tâm Khang cho thấy việc sử dụng dược liệu tự nhiên có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng suy tim trên lâm sàng (bao gồm khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho, phù, hồi hộp, đánh trống ngực), giúp giảm độ suy tim (từ NYHA độ III xuống độ II), cải thiện rõ rệt các chỉ số trên siêu âm tim và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol và LDL-c máu.
Tổng quan[sửa]
Suy tim là trạng thái bệnh lý sau cùng của nhiều bệnh tim mạch. Điều trị suy tim và dự phòng tái phát bằng thuốc Y học hiện đại có nhiều tiến bộ nhưng cũng có nhiều hạn chế nhất định. Kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền trong điều trị suy tim là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm.
Tỷ lệ suy tim tăng ở người cao tuổi, 80% những người suy tim có tuổi từ 60 trở lên. Tuổi càng cao, số người mắc bệnh càng nhiều. Ở nước ta, bệnh nhân suy tim đến điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng, hậu quả để lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tàn phế, tử vong. Vì vậy điều trị suy tim và dự phòng tái phát vẫn luôn là vấn đề có tính thời sự [2].
Suy tim do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do bệnh lý tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh van tim, đái tháo đường, bệnh động mạch vành. Ở các nước đang phát triển, bệnh van tim hậu thấp góp phần quan trọng gây suy tim tâm thu. Trong khi đó, ở các nước phát triển khoảng hai phần ba các trường hợp suy tim tâm thu là do bệnh mạch vành.
Tại Việt Nam tần suất lưu hành bệnh mạch vành ngày càng tăng nên cũng kéo theo tăng tỷ lệ suy tim. Bệnh nhân suy tim nặng (NYHA III-IV) có chất lượng sống rất kém, tương đương bệnh nhân suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo định kỳ. Những đợt nhập viện vì suy tim tăng nặng không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, gây xáo trộn sinh hoạt của bệnh nhân và gia đình mà còn là một gánh nặng lớn về mặt chi phí (chiếm 69% tổng chi phí chăm sóc-điều trị). Mục tiêu của điều trị suy tim bao gồm cải thiện triệu chứng, giảm tần suất nhập viện và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Có nhiều phương pháp điều trị suy tim. Phẫu thuật thay van hoặc sửa van đóng vai trò thiết yếu trong điều trị suy tim do bệnh van tim. Một liệu pháp không dùng thuốc cũng rất có lợi trong suy tim tâm thu là liệu pháp tái đồng bộ tim bằng tạo nhịp ba buồng tim. Ngoài ra còn có phương pháp sử dụng dụng cụ hỗ trợ thất trái và ghép tim trong điều trị suy tim giai đoạn cuối. Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị căn bản trong mọi giai đoạn tiến triển của suy tim. Đến nay điều trị và dự phòng suy tim tái phát bằng các thuốc tây y đã có kết quả tốt song còn có nhiều tác dụng không mong muốn. Một số thuốc có khoảng điều trị hẹp, một số có tác dụng phụ nhiều, liều điều trị và liều độc gần nhau… Vì vậy, tìm hiểu tác dụng lâm sàng của một số vị thuốc y học cổ truyền kết hợp với các thuốc tân dược trong điều trị và dự phòng suy tim tái phát là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm. Ích Tâm Khang được bào chế từ các loại cây cỏ có sẵn trong nước, thành phần bao gồm cao Natto, Đan sâm, L-carnitine, cao Vàng Đằng đã được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ y tế cho phép sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị suy tim.
Thành phần thuốc[sửa]
- Đan sâm có tác dụng giãn tiểu động mạch, tăng tốc độ vi tuần hoàn. Bên cạnh đó đan sâm còn có tác dụng làm giảm sức cản ngoại biên, giảm tiêu thụ năng lượng và nhu cầu oxy ở bệnh nhân suy tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.
- Cao Natto được tinh chế theo phương pháp đặc biệt từ đậu tương lên men, có tác dụng ngăn ngừa và làm tiêu cục máu đông. Do đó, cao Natto có tác dụng cải thiện tuần hoàn mạch vành, tăng cung cấp oxy đến các tế bào cơ tim ở bệnh nhân đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.
- L–Carnitine đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển các acid béo đến ty thể, tăng cường cung cấp năng lượng cho tế bào cơ tim. L – carnitine còn giúp làm giảm đáng kể mỡ máu, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch.
- Cao Vàng đắng có hoạt chất chính là Berberin. Ngoài các tác dụng đã được biết đến như tác dụng kháng khuẩn, Berberin còn ức chế hình thành các mảng xơ vữa, chống xơ vữa mạch, hạ cholesterol máu, hạ huyết áp là các yếu tố nguy cơ của suy tim.
Với các tác dụng đã nêu trên mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả và độ an toàn của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim mạn tính.
Trong mỗi viên nén sẽ có 5 thành phần với hàm lượng như sau:
Thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Cao Natto | 50mg |
Cao đan sâm | 100mg |
Cao vàng đằng | 50mg |
L-carnitine | 20 mg |
Magie | 5,9mg |
Mục đích nghiên cứu[sửa]
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá độ hiệu quả và an toàn của các dược liệu tự nhiên trong hỗ trợ điều trị suy tim bao gồm cải thiện triệu chứng, giảm tần suất nhập viện và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Đối tượng nghiên cứu[sửa]
Áp dụng trên 60 bệnh nhân suy tim được chẩn đoán suy tim (NYHA II, III) do các nguyên nhân theo tiêu chuẩn Framingham (1993), phân giai đoạn suy tim theo tiêu chuẩn NYHA(1994) trong thời gian từ tháng 05- 11/2011 tại bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. Các bệnh nhân được sử dụng phác đồ điều trị suy tim chuẩn trong 4 tuần (cường tim, lợi tiểu, ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể AT1 và ức chế beta nếu không có chống chỉ định), chia thành 2 nhóm.
- Nhóm 1: Gồm 30 bệnh nhân suy tim sử dụng thuốc điều trị kết hợp dùng dược liệu tự nhiên (ITK) 4 viên /ngày
- Nhóm 2: Nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân suy tim chỉ sử dụng thuốc điều trị nền, không dùng dược liệu tự nhiên
Các đối tượng nghiên cứu tiếp tục điều trị trong 3 tháng, được đo lường, ghi chép, tổng hợp lại toàn bộ các thông số trước và sau nghiên cứu:
Chỉ tiêu | Nhóm chứng (n = 30) | Nhóm ITK (n=30) | p |
---|---|---|---|
Tuổi | 58.94 ± 18.4 | 59.18 ± 16.08 | >0.05 |
Giới tính Nam (n,%) | 19 (63.3%) | 18 (60%) | >0.05 |
Giới tính Nữ (n,%) | 11 (36.7%) | 12 (40%) | >0.05 |
Huyết áp tâm thu (mmHg) | 109.53 ± 9.9 | 110.06 ± 9.8 | >0.05 |
Huyết áp tâm trương (mmHg) | 68.5 ± 6.06 | 69.4 ± 14.08 | >0.05 |
Nhịp tim (bpm) | 87.23 ± 6.78 | 86,9 ± 7,26 | >0.05 |
Đau thắt ngực (n,%) | 15 (50.0%) | 16 (53.33%) | >0.05 |
Khó thở (n,%) | 24 (80.0%) | 25 (83.33%) | >0.05 |
Cổ - căng tĩnh mạch (n,%) | 20 (66.66%) | 21 (70.0%) | >0.05 |
Lung rales (n,%) | 05 (16.66%) | 06 (20.0%) | >0.05 |
NYHA loại II (n,%) | 18 (60.0%) | 21 (70,0%) | >0.05 |
NYHA loại III (n,%) | 12 (40%) | 9 (30.0%) | >0.05 |
Trào ngược gan mật (n,%) | 20 (66,66%) | 22 (73.33%) | >0.05 |
Phù ngoại vi (n,%) | 17 (56.66%) | 19 (63.33%) | >0.05 |
Ho về đêm (n,%) | 14 (46.66%) | 15 (50.0%) | >0.05 |
Gan to (n,%) | 18 (60.0%) | 20 (66.66%) | >0.05 |
Các nguyên nhân gây suy tim và thời gian mắc suy tim giữa hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa. Thời gian trung bình của bệnh nhân mắc suy tim đều trên 1 năm.
Chỉ tiêu | Nhóm chứng (n = 30) | Nhóm ITK (n=30) | p |
---|---|---|---|
Căn nguyên tăng huyết áp | 12 (40%) | 13 (43.33%) | >0.05 |
Căn nguyên bệnh mạch vành | 9 (30%) | 9 (30%) | >0.05 |
Căn nguyên Bệnh cơ tim | 5 (16.67%) | 5 (16.67%) | >0.05 |
Căn nguyên bệnh khác | 4 (13.33 %) | 3 (10%) | >0.05 |
Thời gian (năm) | 1.50 ± 0.27 | 1.46 ± 0.31 | >0.05 |
Các thông số siêu âm tim giữa hai đối tượng bệnh nhân không có sự khác biệt quá lớn.
Thông số | Nhóm chứng (n = 30) | Nhóm ITK (n=30) | p |
---|---|---|---|
Lad (mm) | 37.6 ± 5.2 | 36.3 ± 9.78 | >0.05 |
Dd (mm) | 59.4 ± 6.75 | 58.7 ± 9.6 | >0.05 |
Ds (mm) | 45.35± 8.54 | 41.22 ± 11.1 | >0.05 |
EDV (ml) | 129.74 ± 17.25 | 127.5 ± 17.6 | >0.05 |
ESV (ml) | 55.7 ± 16.57 | 54.16 ± 18.4 | >0.05 |
E-IVS (mm) | 11.32 ± 3.23 | 9.93 ± 3.85 | >0.05 |
FS (%) | 37.13 ± 8.63 | 38.4 ± 9.57 | >0.05 |
EF(%) | 39.3 ± 12.35 | 41.2 ± 15.6 | >0.05 |
Mvcf (cir/s) | V0.79 ± 0.21 | 0.89 ± 0.33 | >0.05 |
SV (ml) | 40.12 ± 16.45 | 43.3 ± 22.87 | >0.05 |
CO (l/m) | 3.89 ± 0.82 | 4.13 ± 0.9 | >0.05 |
Phương pháp nghiên cứu[sửa]
Sử dụng phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang và theo dõi dọc.
- Các bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, làm đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản và làm siêu âm tim Doppler.
- Các số liệu thu được xử lý theo thuật toán thống kê y học trên máy vi tính bằng phần mềm SPSS 16.0.
- Thống kê mô tả: Lập bảng chéo, Tần suất, Mô tả, Khám phá, Thống kê Tỷ lệ Mô tả
- Thống kê đơn biến: Phương tiện, t-test, ANOVA, tương quan (hai biến, một phần, khoảng cách), kiểm tra không giới
- Dự đoán cho kết quả số: Hồi quy tuyến tính
- Dự đoán để xác định các nhóm: Phân tích các yếu tố, phân tích cụm (hai bước, K-phương tiện, phân cấp), phân biệt.
Kết quả nghiên cứu[sửa]
Sau 3 tháng điều trị thêm ITK các triệu chứng suy tim (khó thở, phù, gan to, đau ngực) đều giảm và độ NYHA được cải thiện có ý nghĩa so với trước khi điều trị [3].
Triệu chứng | Trước khi điều trị | (n = 30) | Sau khi điều trị | (n = 30) | P |
---|---|---|---|---|---|
N | % | N | % | ||
Đau thắt ngực | 16 | 53.33 | 6 | 20.00 | <0.05 |
Khó thở | 25 | 83.33 | 12 | 40.0 | <0.01 |
Cổ - giãn tĩnh mạch | 21 | 70.0 | 14 | 46.67 | <0.05 |
Rales | 06 | 20.0 | 0 | 0 | <0.01 |
Trào ngược gan | 22 | 73.33 | 14 | 46.67 | <0.05 |
Phù nề | 19 | 63,33 | 5 | 16,67 | <0,05 |
Ho về đêm | 15 | 50,0 | 6 | 20,00 | <0,05 |
Gan to | 20 | 66,67 | 9 | 30,00 | <0,05 |
Nhịp tim nhanh | 19 | 63,33 | 7 | 23,33 | <0,01 |
NYHA class II,III | 19 | 63.33 | 12 | 40.0 | <0.05 |
Triệu chứng lâm sàng | Nhóm chứng (n = 30) | Nhóm ITK (n = 30) | p |
---|---|---|---|
Huyết áp tâm thu (mmHg) | 105,2 ± 9,9 | 100,1 ± 9,8 | <0,05 |
Huyết áp tâm trương (mmHg) | 68,9 ± 6,06 | 61,3 ± 14,08 | <0,05 |
Nhịp tim (bpm) | 82,3 ± 9,54 | 76,7 ± 7,45 | <0,05 |
Đau thắt ngực (n,%) | 10 (33,33%) | 6 (20%) | <0,05 |
Khó thở (n,%) | 17 (56,67%) | 12 (40%) | <0,05 |
Căng tĩnh mạch cổ (n,%) | 18 (60%) | 14 (46,67%) | <0,05 |
Trào ngược gan (n,%) | 17 (56,67%) | 14 (46,67%) | <0,05 |
Phù (n,%) | 9 (30%) | 5 (16,67%) | <0,05 |
Ho về đêm (n,%) | 12 (40%) | 6 (20%) | <0,05 |
Gan to (n,%) | 14 (46,67%) | 9 (30%) | <0,05 |
NYHA loại II, III (n,%) | 17 (56,67%) | 12 (40%) | <0,05 |
Các thông số | Nhóm chứng (n = 30) | Nhóm ITK (n = 30) | P |
---|---|---|---|
LAd (mm) | 36.3 ± 9.78 | 32.49 ± 3.4 | <0.05 |
Dd (mm) | 58.7 ± 9.6 | 51.71 ± 3.36 | <0.05 |
Ds (mm) | 41.22 ± 11.1 | 38.87 ± 2.99 | <0.05 |
EDV (ml) | 127.5 ± 17.6 | 110.42 ± 16.8 | <0.05 |
ESV (ml) | 54.16 ± 18.4 | 38.89 ± 8.68 | <0.05 |
E-IVS (mm) | 9.93 ± 3.85 | 6.7 ± 1.03 | <0.05 |
FS (%) | 38.4 ± 9.57 | 32.13 ± 6.35 | <0.05 |
EF(%) | 41.2 ± 15.6 | 50.05 ± 6.42 | <0.05 |
Mvcf (cir/s) | 0.89 ± 0.33 | 1.18 ± 0.15 | <0.05 |
SV (ml) | 43.3 ± 22.87 | 49.09 ± 10.87 | <0.05 |
CO (l/ph) | 4.13 ± 0.9 | 4.58 ± 0.87 | <0.05 |
Các thông số | Nhóm chứng (n = 30) | Nhóm ITK (n = 30) | p |
---|---|---|---|
Cholesterol (mmol/l) | 4.85 ± 0.87 | 4.22 ± 0.82 | < 0.05 |
Triglyceride (mmol/l) | 2.50 ± 0.78 | 2.47 ± 0.72 > | 0.05 |
LDL-C (mmol/l) | 3.12 ± 0.82 | 2.23 ± 0.94 | < 0.05 |
HDL-C (mmol/l) | 1.05 ± 0.49 | 1.54 ± 0.52 | < 0.05 |
Kết luận: Qua khảo sát trên 60 bệnh nhân suy tim sử dụng phác đồ điều trị suy tim chuẩn 4 tuần, sau đó chia 2 nhóm (nhóm sử dụng thêm vào phác đồ điều trị suy tim chuẩn ITK và nhóm không sử dụng thêm vào ITK trong 3 tháng), nghiên cứu cho thấy hiệu quả và tính an toàn của dược liệu tự nhiên như sau:
- Các triệu chứng suy tim trên lâm sàng có giảm rõ rệt ( phù (63,33% so với 16,67%); khó thở (83,33% so với 40%); NYHA từ độ III xuống độ II được (13,33%) có ý nghĩa thống kê và các chỉ số siêu âm tim có cải thiện rõ rệt so với nhóm chứng (EF% ; 50,05 ± 10,42 so với 42,3 ± 6,35, Dd 58,7 ± 9,6 so với 51,71 ± 3,36 với p<0,05), không có bệnh nhân nào trong nhóm điều trị phải tái nhập viện vì suy tim tiến triển trong quá trình 3 tháng điều trị.
Chú thích[sửa]
This article "Ích Tâm Khang" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Ích Tâm Khang. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.