You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Bão Lekima (2013)

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Bão Lekimaxoáy thuận nhiệt đới mạnh thứ hai trên Trái Đất trong năm 2013, đồng thời là cơn bão thứ 19 được đặt tên và bão cuồng phong thứ 11 của mùa bão.[1] Lekima mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới vào cuối ngày 20 tháng 10. Tiếp theo, sau khi Lekima mạnh lên thành bão cuồng phong và trải qua quá trình tăng cường độ nhanh chóng nhờ điều kiện môi trường rất thuận lợi trong ngày 22, nó đã đạt đỉnh vào ngày hôm sau. Cơn bão duy trì cường độ tối đa trong vòng hơn một ngày, sau đó bắt đầu suy yếu từ ngày 24 khi chịu sự tác động của độ đứt gió theo chiều thẳng đứng lớn và gió Tây ở vĩ độ trung. Vào ngày 26 tháng 10, Lekima chuyển đổi thành một xoáy thuận ngoại nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Nhật Bản.

Lịch sử khí tượng[sửa]

Biểu đồ thể hiện đường đi của bão; những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong thời gian sáu tiếng.
Thang bão Saffir-Simpson
ATNĐ BNĐ C1 C2 C3 C4 C5

Vào sáng sớm ngày 19 tháng 10, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã báo cáo về một áp thấp nhiệt đới đang phát triển trên khu vực có độ đứt gió theo chiều thẳng đứng mạnh, cách Pohnpei khoảng 730 km (455 dặm) về phía Đông Bắc.[2][3] Trong ngày hôm đó, khi mà hệ thống di chuyển chậm về phía Tây, phân kỳ gió trên tầng cao đã giúp bù đắp cho độ đứt gió không phù hợp và làm tăng cường đối lưu xung quanh.[3] Với việc đối lưu tăng lên cùng hoàn lưu mực thấp được củng cố, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) đã ban hành "Cảnh báo về sự hình thành của xoáy thuận nhiệt đới" vào cuối ngày.[4] Sang ngày 20, hệ thống tiếp tục phát triển khi nó di chuyển quanh rìa phía ngoài của áp cao cận nhiệt.[5] Và đến cuối ngày JTWC đã ban hành những thông báo về hệ thống và họ chỉ định nó là áp thấp nhiệt đới 22W, trước khi JMA đặt tên cho hệ thống là Lekima vào thời điểm 1800 UTC khi họ nhận định nó đã phát triển thành một cơn bão nhiệt đới.[2][5] Vào sáng sớm ngày 21, JMA nâng cấp Lekima lên thành bão nhiệt đới dữ dội.[6] Mặc dù một rãnh thấp yếu ở phía Đông cơn bão gây ra một sự tác động, nhưng dòng thổi ra mạnh mẽ ở phần phía Đông và Nam đã giúp duy trì đối lưu.[7] Đến cuối ngày hôm đó, JTWC nâng cấp Lekima lên thành bão cuồng phong.[8]

Sau khi JMA nâng cấp Lekima lên thành bão cuồng phong vào sáng sớm ngày 22, hệ thống bắt đầu trải qua quá trình tăng cường độ nhanh chóng, phát triển ra một mắt bão sắc nét cùng thành mắt bão đối xứng và cải thiện hơn nữa những dải đối lưu sâu.[9][10] Đến cuối ngày, JTWC nâng cấp Lekima lên thành siêu bão cấp 5, khi mà một xoáy nghịch cung cấp đôi kênh dòng thổi ra rất thuận lợi.[11] Sang sáng sớm ngày 23, JMA thông báo Lekima đạt đỉnh với vận tốc gió duy trì 10 phút tối đa 115 knot (130 dặm/giờ; 215 km/giờ) cùng áp suất khí quyển 905 hPa (26,72 inHg).[12] Kể từ đó, cơn bão đã duy trì cường độ tối đa trong hơn một ngày, với một con mắt rộng sắc nét bao quanh bởi thành mắt bão dày đặc đối lưu.[13] Tuy nhiên, những hình ảnh sóng ngắn tích hợp biến đổi tại CIMSS (MIMIC) mô tả rằng Lekima đã trải qua một chu trình thay thế thành mắt bão vào cuối ngày 23 và hoàn thành chu trình này một ngày sau.[14]

Lekima tăng cường nhanh chóng trong ngày 22 tháng 10
Lekima trở thành hệ thống ngoại nhiệt đới trong ngày 26 tháng 10

Khi Lekima bắt đầu tiếp cận đới gió Tây ở vĩ độ trung và độ đứt gió mạnh hơn, JMA báo cáo cơn bão bắt đầu duy yếu chậm vào buổi trưa ngày 24 trên vùng biển phía Bắc quần đảo Bắc Mariana, nhưng JTWC phân tích rằng Lekima đã suy yếu từ sớm hơn.[15][16] Dữ liệu theo dõi chuẩn xác nhất của JTWC chỉ ra Lekima đã suy yếu thành bão cuồng phong vào buổi trưa.[17] Vào ngày 25, khi Lekima nằm trên khu vực phía Tây quần đảo Ogasawara, nó đã vượt qua rìa phía Tây của áp cao cận nhiệt và sẵn sàng tăng tốc về phía Đông Bắc. Trong khi đó, tuy xoáy nghịch vẫn tiếp tục cung cấp dòng thổi ra tỏa tròn thuận lợi, nhưng đối lưu ngày một trở nên giảm cấp.[18] Vào buổi chiều, Lekima bắt đầu trải qua quá trình chuyển đổi thành xoáy thuận ngoại nhiệt đới; do đó cấu trúc thành mắt bão biến mất nhưng nó vẫn duy trì được những dải mây cong chặt chẽ bao bọc lấy một trung tâm được xác định rõ.[19]

Sang sáng sớm ngày 26, tâm hoàn lưu mực thấp của Lekima trở nên bị lộ ra một phần, vị trí ở rìa phía Tây của đối lưu sâu.[20] JMA sau đó mô tả một front nóng đã hình thành trên phần phía Đông cơn bão, còn JTWC thì ban hành một cảnh báo cuối cùng về hệ thống.[21][22] Đến trưa, Lekima hoàn tất quá trình chuyển đổi trên vùng biển phía Đông Nhật Bản và suy yếu thành một vùng thấp.[23] Sau khi vượt đường đổi ngày quốc tế trong ngày 28, hệ thống cuối cùng bị hấp thụ bởi một vùng thấp đang phát triển khác vào ngày 30 tháng 10.[24]

Tác động[sửa]

Những dải mây mưa phía Tây cơn bão đã di chuyển qua phần phía Bắc của Quần đảo Bắc Mariana trong ngày 24 tháng 10 và sau đó là quần đảo Ogasawara trong ngày 25. Mặc dù JMA đã ban hành những cảnh báo về gió mạnh và nước biển dâng tại quần đảo Ogasawara, tuy nhiên không có thiệt hại nào được ghi nhận tại đây.[25]

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) nhận định vận tốc gió duy trì liên tục trong 10 phút tối đa của bão Lekima năm 2013 là 115 knot (>130 dặm/giờ, gần 220 km/giờ), giúp nó trở thành siêu bão Tây Bắc Thái Bình Dương thứ 4 tính từ đầu thế kỷ 21 đạt được sức gió như vậy sau các cơn bão Jangmi 2008, Nida 2009 và Megi 2010. Vào thời điểm Lekima đang hoạt động, nó là cơn bão mạnh nhất trong năm 2013; tuy nhiên Lekima đã bị bão Haiyan vượt qua hai tuần sau.[26]

Xem thêm[sửa]

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Portal”.

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. 2,0 2,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “citation/CS1”.
  3. 3,0 3,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. 5,0 5,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  9. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  10. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  11. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  12. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  13. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  14. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  15. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  16. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  17. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  18. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  19. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  20. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  21. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  22. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  23. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  24. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
  25. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  26. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Liên kết ngoài[sửa]

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Side box”.

  • JMA General Information of Typhoon Lekima (1328) from Digital Typhoon
  • JMA Best Track Data of Typhoon Lekima (1328) (tiếng Nhật)
  • JTWC Best Track Data Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Module:Webarchive/data' not found. of Super Typhoon 28W (Lekima)
  • 28W.LEKIMA Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Module:Webarchive/data' not found. from the U.S. Naval Research Laboratory

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.


This article "Bão Lekima (2013)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Bão Lekima (2013). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]