Bắt cóc con tin Israel trong các cuộc xung đột
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Bắt cóc con tin Israel là một hiện tượng phổ biến trong các cuộc xung đột giữa Israel và nhiều thành phần chống Do Thái, cũng như trong xung đột với Palestine.[1] Các cuộc bắt cóc khiến Israel phải phát triển kế hoạch ứng phó với đối phương, từ cứng rắn bằng hành động quân sự tới đàm phán và thông qua trung gian. [2]
Thảm sát München[sửa]
Thảm sát München là tên gọi thường được gán cho vụ tấn công xảy ra tại Thế vận hội Mùa hè 1972 ở München, Bayern, phía nam Tây Đức, khi 11 thành viên đội tuyển Olympic Israel bị bắt làm con tin và cuối cùng bị giết hại, cùng với một sĩ quan Đức, bởi nhóm tháng Chín Đen Palestine.[3][4] Ngay sau khi cuộc khủng hoảng diễn ra, những kẻ bắt con tin đã yêu cầu thả 234 tù nhân bị giam giữ trong các nhà tù tại Israel, và thả những người sáng lập (Andreas Baader và Ulrike Meinhof) phái Hồng quân Đức, những người bị giam giữ trong nhà tù của Đức. [5]
Sau hơn một tuần diễn ra theo kế hoạch, Thế vận hội trở thành địa điểm của một vụ tấn công khủng bố. Các đối tượng, cải trang thành vận động viên và sử dụng chìa khóa đánh cắp, đã hành động vào rạng sáng ngày 5/9. Tám tay súng người Palestine đã vượt qua hàng rào và đột kích vào Làng Olympic, hướng đến khu nhà ở của đội Israel tại 31 Connollystrasse.
Khi bước vào căn hộ số 1, nhóm tay súng đối mặtvới Yossef Gutfreund, trọng tài đấu vật, và Moshe Weinberg, huấn luyện viên đấu vật. Gutfreund nhanh chóng chạy đi để cảnh báo các vận động viên về sự xâm nhập, trong khi Weinberg đối mặt với những kẻ tấn công. Tuy nhiên, những tay súng đã bắn Weinberg và cưỡng chế anh bằng súng, sau đó đưa anh đến phòng huấn luyện viên và các vận động viên Israel còn lại. [6]
Sau đó, nhóm tay súng đã rút lui khỏi căn hộ, đưa theo 9 con tin, bao gồm cả vận động viên và huấn luyện viên người Israel. Ladany, một người sống sót từ trại tập trung Berger-Belsen, bị đánh thức. Ông nhảy ra khỏi ban công tầng hai của mình, vụt tới khu ở của các vận động viên Mỹ, và đánh thức huấn luyện viên người Mỹ Bill Bowerman, đồng thời thông báo về vụ tấn công.
Sau khi giữ kín 9 con tin, một chuỗi cuộc đàm phán kéo dài đã diễn ra giữa nhóm tay súng và chính quyền Tây Đức.
Thủ tướng Israel thời điểm đó, bà Golda Meir, đã quả quyết tuyên bố rằng, trong mọi tình huống, chính phủ Israel sẽ không bao giờ đáp ứng đòi hỏi của nhóm khủng bố. Bà Meir đã ban lệnh cho lực lượng đặc nhiệm thuộc Cơ quan Tình báo Israel (Mosad) để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện hoạt động giải cứu con tin. [7]
Tuy nhiên, chính phủ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Đức Willy Brandt đã từ chối cho Mosad thực hiện hành động trực tiếp, với lý do rằng việc này sẽ vi phạm hiến pháp của nước Đức. Do đó, Israel chỉ cử Giám đốc Mosad Zamir và một chuyên gia đàm phán về tình hình con tin để bay đến Đức và tham gia xử lý tình trạng khẩn cấp ở Munich.[7]
Các cuộc đàm phán đến cuối ngày hôm đó nằm trong kế hoạch của Đức nhằm đánh lừa nhóm khủng bố để giải cứu con tin. Dù có một số lo ngại về khả năng thành công, các lực lượng Đức vẫn tiến hành giải cứu con tin.
Trong loạt bắn đầu tiên, 3 kẻ khủng bố đã bị tiêu diệt, tuy nhiên, những tên còn lại vẫn sống sót. Dưới sự hỗ trợ của hai đồng phạm, một kẻ khủng bố đã rời khỏi chiếc trực thăng đầu tiên trước khi ném một quả lựu đạn vào đó, lấy mạng cả 4 con tin đang bị trói bên trong.
Một kẻ khác tiếp tục bắn súng máy vào chiếc trực thăng thứ hai, đồng thời giết chết toàn bộ 5 con tin còn lại. Chiến dịch giải cứu con tin đã thất bại hoàn toàn. [8][9]
Cuối cùng, có tổng cộng 17 người đã đặt mạng trong sự kiện này, trong đó có một cảnh sát Đức, 11 vận động viên và huấn luyện viên Israel, cùng với 5 kẻ khủng bố.
Chiến dịch Entebbe[sửa]
Vào lúc hơn 8 giờ ngày 27/6/1976, chiếc máy bay Airbus số 139 của hãng hàng không Pháp, với 245 hành khách, đã bị hai tên không tặc (một nam và một nữ) đe dọa bắt đầu hành trình điều hướng về Nam Phi. Máy bay đã hạ cánh tại sân bay Benghazi (Lybia) để tiếp dầu. Sau đó, nó tiếp tục cất cánh, có đích đến tiếp theo là sân bay Entebbe, Uganda.[10][11]
Tại đây, một nhóm tay không tặc đã thả 148 người không phải là công dân Israel, giữ lại chỉ những con tin Israel và đưa ra yêu sách đòi thả 53 tù nhân người Palestine đang bị giam giữ tại Israel cùng với 4 quốc gia khác. [12]Tổng thống Uganda, Idi Admin, người ủng hộ Palestine, đã triển khai lực lượng quân sự quanh sân bay để bảo vệ nhóm không tặc.
Ở Israel, các chuyên gia quân sự đang cố gắng phân tích những thông tin ít ỏi mà họ có. Ehud Barak, một nhân vật đã tham gia nhiều sứ mệnh quan trọng trước đây, được giao nhiệm vụ lên kế hoạch giải cứu.Ban đầu, quan chức quân sự Israel nghĩ rằng chỉ có 4 tên không tặc là kẻ đối đầu duy nhất của họ. Nhưng sau đó, họ nhận ra rằng sân bay Entebbe không phải là một đích ngẫu nhiên, và chính quyền Uganda có thể đang bảo vệ nhóm không tặc này.
Thông qua các kênh liên lạc, người Israel nhận thức rằng việc đàm phán với lực lượng khủng bố để giải cứu con tin là không khả thi, vì họ giữ lập trường không nhượng bộ và tên khủng bố cũng không có ý định thay đổi. Tuy nhiên, Israel quyết định tiến hành cuộc đàm phán nhằm kéo dài thời gian, đồng thời chuẩn bị cho một cuộc giải cứu.
Cuối cùng, quyết định sử dụng máy bay vận tải C-130 để tiến hành một cuộc tập kích bất ngờ đã được đưa ra. Vào chiều ngày 4/7/1976, hơn 200 lính đặc nhiệm Israel đã cất cánh đến sân bay Entebbe. Sử dụng bóng tối của đêm, đội đặc nhiệm Israel đã thực hiện hạ cánh xuống đường băng tại sân bay Entebbe. Một cuộc đụng độ quyết liệt đã nảy sinh giữa quân đội Israel và lực lượng Uganda bị đánh động. Các đội đặc nhiệm, được giao nhiệm vụ thả lẻ xuống các vị trí khác nhau, buộc phải tham gia chiến.[13]
Israel đã thành công trong việc ngăn chặn nhóm không tặc có cơ hội hại con tin. Đội đặc nhiệm đã tiến vào tòa nhà nơi nhóm không tặc giữ con tin và tiêu diệt toàn bộ đối tượng.
Sau khi kết thúc chiến dịch, 4 kẻ khủng bố và ít nhất 20 binh sĩ Uganda đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, đội trưởng Netanyahu và ba con tin khác đã thiệt mạng do bị đạn bắn trúng. Các con tin đã được chuyển lên các máy bay Hercules đang chờ sẵn và cất cánh về Nairobi. Toàn bộ cuộc đột kích chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút. Trong số 102 con tin được giải cứu, có 3 người đã thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Một số lính Israel, trang bị xe thiết giáp hạng nhẹ, đã tuần tra quanh sân bay Entebbe của Uganda và phá hủy khoảng 11 chiếc tiêm kích MiG-17 của Không quân Uganda để ngăn chặn sự truy đuổi. [14]
Trong cuộc đột kích giải cứu con tin dũng cảm này, chỉ có một lính Israel thiệt mạng, đó là Trung tá Yonatan "Yoni" Netanyahu, anh trai ruột của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ngoài ra, còn có 5 lính Israel khác bị thương nhẹ. Phía Uganda, có tổng cộng 45 binh lính đã thiệt mạng, 11 máy bay MiG-17 bị phá hủy tại sân bay. Tất cả 7 kẻ khủng bố đều đã bị tiêu diệt. [15]
Gilad Shalit[sửa]
Gilad Shalit, sinh ngày 28 tháng 8 năm 1986, là một cựu quân nhân của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) mang quốc tịch Pháp và Israel. Anh bị bắt giữ vào ngày 25 tháng 6 năm 2006 bởi quân đội Hamas trong một cuộc càn quét vượt biên giới ở Israel, gần điểm cắt Kerem Shalom. Sau đó, Shalit bị giữ làm con tin ở một địa điểm bí mật ở Dải Gaza của Hamas cho đến ngày 11 tháng 10 năm 2011. [16]
Vào rạng sáng ngày 25-6-2006, các chiến binh thuộc Lữ đoàn Ad-Din al-Qassam Izz và Army of Islam, thuộc Palestine, đã thực hiện cuộc tấn công vượt biên giới Israel từ Dải Gaza thông qua một đường hầm dưới lòng đất gần Kerem Shalom. Họ tấn công một vị trí của quân đội Israel, gây tử vong cho 2 binh sĩ Israel và làm bị thương 2 binh sĩ khác (ngoại trừ Shalit).
Trong cuộc tấn công, 2 chiến binh Palestine cũng đã bị tiêu diệt. Gilad Shalit, sau khi bị gãy tay trái và nhận một vết thương nhẹ ở vai, đã bị bắt và đưa qua đường hầm vào Gaza. Ngay sau đó, nhóm bắt cóc xác nhận việc bắt giữ Shalit.
Shalit sau đó bị giữ làm con tin tại một địa điểm bí mật ở Dải Gaza thuộc quyền kiểm soát của Hamas. Hamas đưa ra điều kiện để thả Shalit, đòi hỏi sự trao đổi với trẻ em và phụ nữ người Palestine đang bị giam giữ bởi Israel.
Một cuộc xung đột giữa Israel và Hamas kéo dài 5 tháng mà vẫn không dẫn tới việc thả tự do cho Shalit. Để phóng thích Shalit, Hamas yêu cầu thả tất cả trẻ em vị thành niên và tù binh nữ người Palestine đang bị Israel giam giữ. [17]
Sau 5 năm 4 tháng kể từ khi Shalit bị bắt cóc, vào ngày 11 tháng 10 năm 2011, Israel và Hamas đạt được thỏa thuận về việc giải cứu Gilad Shalit. Thủ tướng Israel Netanyahu đã tổ chức một cuộc họp nội các đặc biệt để chấp thuận thỏa thuận này. Đức và Ai Cập đóng vai trò trung gian hòa giải trong quá trình thỏa thuận, được ký kết tại Cairo.
Theo thỏa thuận, sự trả tự do của Gilad Shalit được đổi lại với việc thả 1.027 tù binh đang bị Israel giữ, trong đó có 280 người đang chịu án chung thân vì lập kế hoạch và tham gia các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào các mục tiêu của Israel.
Ngày 18-10-2011, Trung sĩ Gilad Shalit đã được chuyển giao tới biên giới Rafah giữa Gaza và Ai Cập. 477 tù nhân Palestine đã được thả tại biên giới Kerem Shalom giữa Israel và Ai Cập, cách biên giới Rafah 10 phút lái xe. 550 tù nhân Palestine còn lại được thả trong đợt sau. Shalit đã được chuyển giao cho phía Ai Cập, với sự chứng kiến của các đại diện Israel. Khi việc phóng thích Shalit được xác nhận, Israel đã thả 27 tù nhân nữ. [18] [19] [20]
Chiến tranh Hamas-Israel 2023[sửa]
Ngày 7 tháng 10 năm 2023, trong khuôn khổ Chiến dịch Cơn lũ Al-Aqsa tại Israel ở đầu cuộc chiến tranh Israel–Hamas năm 2023, các binh sĩ Palestine (do Hamas lãnh đạo) đã bắt giữ khoảng 250 người và đưa họ vào Dải Gaza. [21] Trong số này, 5 người đã được phóng thích cho đến thời điểm hiện tại.
Các binh sĩ Palestine đã bắt cóc 30 trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, Ngoài công dân Israel, gần một nửa số con tin bao gồm những người có quốc tịch kép và người nước ngoài.[22][23][24][25] Tỷ lệ chính xác binh sĩ và dân thường trong số con tin chưa được biết rõ. Các con tin có thể đang bị giữ tại các địa điểm khác nhau trong Dải Gaza.[26]
Hamas đã đề xuất phóng thích tất cả con tin để đổ ilấy việc Israel thả tất cả tù nhân Palestine,[27] một ý kiến được một số gia đình Israel ủng hộ.[28] Nhiều quốc gia đã tham gia trong đàm phán giữa Israel và Hamas, với Qatar đứng đầu. [29]
Theo các tuyên bố của Hamas và Jihad Hồi giáo Palestine, khoảng 200 binh sĩ và dân thường đã bị bắt giữ hoặc bắt cóc trong cuộc tấn công vào cộng đồng ven biển Gaza.[30][31] Thiếu tướng Daniel Hagari, người phát ngôn của IDF, báo cáo vào ngày 7 tháng 10 rằng các sĩ quan quân sự nằm trong số những người bị bắt giữ.[32] Israel xác nhận danh tính của 203 người bị bắt, trong đó có 30 trẻ em,[33] trong khi người phát ngôn ở Gaza cho biết họ đang giữ khoảng 200 người, ước tính rằng 50 người khác được giữ bởi các phe khác.[34] IDF cho biết họ bắt được "sổ tay" do Hamas làm để hướng dẫn các binh sĩ của mình; những sổ tay này hướng dẫn cách "giết những người khó nhằn" và sử dụng phần còn lại làm lá chắn sống.[35]
Một số con tin đến từ Pháp, Đức, Nga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.[36] Ít nhất 17 công dân Thái Lan làm việc trong các nhà kính ven biển Gaza cũng đã bị bắt cóc.[36] Nepal xác nhận bảy công dân của họ, là sinh viên đại học, đã bị bắt cóc ở Herzliya và thêm mười người Nepal tại Alumim cũng đã bị bắt cóc.[37] Ít nhất một công dân Philippines cũng đã bị bắt cóc.[38]
Một đoạn video mô tả ít nhất 64 người bị bắt cóc.[39] Phân tích video từ The Washington Post cho thấy một số con tin đã bị hành quyết sau khi bị bắt giữ.[40] Nữ sinh Israel Noa Argamani, người tham gia lễ hội âm nhạc gần Re'im, bị bắt cóc khi đang ở cùng bạn trai là Avinathan Or.[41][42] Họ đã bị quay lại trong quá trình bị các chiến binh đưa đến Gaza, sau khi những tin nhắn WhatsApp mà họ gửi để tìm sự giúp đỡ từ nơi trú ẩn của họ từ 8:10 sáng đã bị lộ.[41] Đoạn video cho thấy Argamani bị đưa đi trên một chiếc xe máy và vươn tay ra hướng Or, người bị đưa đi bởi những người bắt giữ trên đường đi bộ.
Hamas đã đưa ra một thỏa thuận được gọi là "mọi người đổi lấy mọi người" hoặc "tất cả đổi lấy tất cả" — phóng thích tất cả con tin đang bị giữ tại Gaza để đổi lấy việc Israel phóng thích hàng nghìn người Palestine đang bị giam giữ trong các nhà tù Israel.[43] Một số gia đình Israel đã phát biểu ủng hộ cho thỏa thuận như vậy.[44]
Vào ngày 8 tháng 11, các nguồn tin của Hamas cho biết Hamas có thể phóng thích 10-15 con tin để đổi lấy một lệnh tạm ngừng nhân đạo kéo dài ba ngày.[43] Ngày 9 tháng 11, Benjamin Netanyahu được cho là đã từ chối sự trao đổi như vậy.[45] Vào ngày 13 tháng 11, đã có thông tin cho biết Hamas đã thông báo cho các trung gian Qatar rằng nhóm này sẵn sàng phóng thích đến 70 con tin là phụ nữ và trẻ em đang bị giữ tại Gaza để đổi lấy một ngừng bắn kéo dài 5 ngày và việc phóng thích 275 phụ nữ và trẻ em đang bị giữ bởi Israel.[46]
Các tổ chức nhân quyền, tổ chức quốc tế và gia đình của những người bị giữ làm con tin đã kêu gọi sự phóng thích ngay lập tức cho các con tin.[47] Vào tối Chủ Nhật, ngày 8 tháng 10, các gia đình của những người bị bắt cóc và mất tích đã tổ chức một cuộc họp báo, đòi hỏi chính phủ mở cuộc đàm phán liên tục với gia đình và thực hiện một chiến dịch để đưa những người mất tích về nhà, bổ nhiệm một người để duy trì liên lạc liên tục với gia đình, liền kề việc kêu gọi sự tham gia ngay lập tức của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Thái tử Mohammed bin Salman của Ả Rập Xê Út và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, để phóng thích những người bị giữ.[48] Chính phủ đã bổ nhiệm Gal Hirsch chịu trách nhiệm về vấn đề này.[49]
Ngày 25 tháng 10 năm 2023, Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani tuyên bố rằng đã có một số tiến triển trong các đàm phán về con tin.[50] Cùng ngày đó, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gặp gỡ với Diễn đàn Gia đình Con tin và Bị mất tích và nói: "Những người bắt giữ cần ngay lập tức cung cấp thông tin về dấu hiệu sự sống, bằng chứng về việc chăm sóc sức khỏe và phóng thích ngay lập tức, trên cơ sở nhân đạo và y tế, của tất cả những người bị bắt cóc."[51]
Tham khảo[sửa]
This article "Bắt cóc con tin Israel trong các cuộc xung đột" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Bắt cóc con tin Israel trong các cuộc xung đột. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 7,0 7,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 36,0 36,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 41,0 41,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 43,0 43,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.