You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

BHMedia Network

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Category handler”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.

BHMedia Network là một mạng đa kênh MCN (Multi-Channel Network) thuộc Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Truyền thông BIHACO hay còn gọi là BHMedia – là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông số và dịch vụ bản quyền tại Việt Nam. BHMedia Network hiện là một trong số ít đối tác chính thức của Youtube, FacebookTiktok tại Việt Nam.

Lịch sử phát triển[sửa]

BHMedia được thành lập từ tháng 8 năm 2008, ban đầu công ty này chủ yếu tập trung phát triển các website và ứng dụng dành cho di động.

Khi mạng xã hội ngày càng phát triển thì BHMedia Network là một trong những MCN đầu tiên được xây dựng và hình thành tại Việt Nam. Với việc khai thác nhiều lĩnh vực nội dung khác nhau như thiếu nhi, phim ảnh, âm nhạc, thể thao, tin tức, giải trí,… BHMedia Network trở thành một trong số ít đối tác chính thức của Youtube, Facebook, TikTok, Instagram, Spotify....

Hiện tại, BHMedia có 3 trụ sở tại Việt Nam và chi nhánh tại Hoa Kỳ, Australia.

Tranh cãi về bản quyền[sửa]

Ngày 4 tháng 11 năm 2021, Đài Truyền hình Việt Nam - VTV và Trung tâm tin tức VTV24 đã đưa tin ca khúc Tiến Quân Ca - đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc nhưng lại bị BHMedia xác nhận sở hữu bản quyền trên YouTube[1]. Đáp lại thông tin này, BHMedia khẳng định "không vi phạm quyền tác giả gốc của Quốc ca", bản ghi “Tiến Quân Ca” trên do Hồ Gươm Audio sản xuất và ủy quyền cho BHMedia quản lý nên họ có quyền "quản lý, khai thác trên Youtube" đối với bản ghi này[2][3].

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Phạm Duy Khương nhận định "bài hát Tiến Quân Ca được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc thuộc dạng "chết" chứ không phải bản ghi cụ thể nào", nên người nào dùng bài hát "để sản xuất sản phẩm ghi âm, ghi hình, người đó có quyền với bản ghi đó"[4].

Ở trường hợp cụ thể đang phản ánh thì Hồ Gươm Audio là đơn vị bỏ thời gian, công sức, tiền bạc ra làm một bản ghi Tiến quân ca, theo Luật sở hữu trí tuệ, họ là nhà sản xuất, là chủ sở hữu của bản ghi này (quyền liên quan). Bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi của họ đều phải xin phép. Sau khi Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý, khai thác bản ghi này trên Youtube cho BHMedia thì tổ chức, cá nhân muốn sử dụng bản ghi này đều phải xin phép BHMedia[5].

Do đó, khi BHMedia đưa bản ghi Tiến quân ca của Hồ Gươm Audio lên Youtube, nếu có ai đó upload video sử dụng chính xác bản ghi này thì Youtube mới gửi thư thông báo xác nhận bản quyền.

Ngày 6 tháng 12, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào tại AFF Cup 2020, đơn vị giữ bản quyền (Next Media) đã tắt tiếng phần hát Quốc ca Việt Nam vì lý do bản quyền âm nhạc[6]. Đại diện của BHMedia cho biết đơn vị tiếp sóng đã tự tắt tiếng Quốc ca để tránh bị mất doanh thu. BHMedia cũng giải thích rằng trước đó từng có vụ việc kênh Youtube của FPT mất doanh thu vì trận đấu dùng bản ghi "Tiến quân ca" do hãng đĩa nước ngoài là Marco Polo sản xuất[7][8]. Trong thông cáo báo chí cùng ngày, BHMedia cho biết họ chưa từng và chưa bao giờ nhận sở hữu quyền tác giả "Tiến quân ca".

Sau nhiều tranh cãi về vấn đề bản quyền trên, trang Báo điện tử Chính phủ phát hành một bản ghi quốc ca mà ai cũng có thể dùng miễn phí. Công văn của phó tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Trần Đức Phấn cũng khuyến nghị lấy đây làm bản được sử dụng thống nhất. Sau đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam và ban tổ chức AFF Cup đã sử dụng bản ghi này.

Thành tựu[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "BHMedia Network" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:BHMedia Network. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]