You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Các sự việc xoay quanh Đường lên đỉnh Olympia

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Bài viết này giới thiệu các sự việc liên quan (những tình huống gây tranh cãi, sự cố...) xuất hiện trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Phần lớn các tình huống này xảy ra trong các trận chung kết của Olympia, và thường là do câu hỏi sai hoặc khi phải đột ngột ngừng phát sóng hoặc chuyển giờ phát sóng theo kế hoạch và đã được phát sóng trở lại sau đó 7 ngày. Cụ thể:

Tạm ngừng phát sóng[sửa]

Liên quan đến cựu thí sinh[sửa]

Cựu thí sinh Olympia năm thứ 5, Nguyễn Viết Dũng, bị đưa ra tòa xử sơ thẩm vào ngày 12 tháng 4 năm 2018 và bị tuyên án 7 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội phản động “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[3]. Phiên phúc thẩm vào tháng 8 sau đó, tòa giảm một năm tù giam xuống còn 6 năm tù giam.[4]

Tranh cãi về điểm số trong trận chung kết Olympia 5[sửa]

Sự cố này xảy ra trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 5, với sự tham gia của các thí sinh: Nguyễn Trung Dũng (THPT Chu Văn An, Thái Nguyên), Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên - Huế), Đỗ Lâm Hoàng (THPT Gò Vấp, TP. Hồ Chí MInh) và Nguyễn Thị Ngọc Thơ (THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum). Kết thúc lượt câu hỏi thứ nhất ở phần thi Về đích, điểm số của 4 người lần lượt là 170, 180, 190 và 170 điểm.

Ở lượt 2, Lâm Hoàng giành quyền trả lời câu hỏi thuộc lĩnh vực Văn học từ Trung Dũng và ghi thêm 30 điểm, tăng quỹ điểm lên 220. Điểm số này giúp Hoàng chiến thắng, nhận học bổng du học 35.000 USD.

Tranh cãi đã xảy ra do sự không thống nhất ý kiến của MC Lưu Minh Vũ và ban cố vấn chương trình khi cho điểm thí sinh Lâm Hoàng ở câu hỏi Về đích gần cuối. Câu trả lời tự tin nhưng hơi dài dòng của Hoàng được MC Minh Vũ chấp nhận, cho 20 điểm, nhưng một lúc sau đó ban cố vấn mới đưa ra ý kiến ngược lại. Lâm Hoàng khá "sốc" trước quyết định này, bởi Thái Bảo chỉ kém cậu đúng 10 điểm. Ban tổ chức thay câu hỏi khác cho Hoàng và nói đại ý nếu nam sinh trả lời đúng câu hỏi này sẽ được cộng 20 điểm vừa bị trừ ở câu trước. Dù rất xúc động và mất bình tĩnh, Lâm Hoàng vẫn trả lời đúng câu hỏi sau thời gian suy nghĩ vừa vặn 30 giây để giành chiến thắng.[5]

Các cổ động viên bức xúc khi cho rằng nếu không có sai sót từ chương trình, có thể Nguyễn Thái Bảo mới là nhà vô địch năm thứ 5.

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 7 chỉ có 140 thí sinh[sửa]

Bình thường mỗi năm Olympia có 36 cuộc thi tuần và 144 thí sinh. Tuy nhiên Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 7 chỉ có 140 thí sinh. Lý do là vì cuộc thi tháng 2 - Quý 1 năm thứ 7, trong phần thi Về đích, thí sinh Trần Vi Đô nhận được câu hỏi "Hồng cầu được sinh ra từ đâu?", Vi Đô đã trả lời là Tuỷ sống theo đáp án của chương trình, chung cuộc được 140 điểm và giành được vòng nguyệt quế, thí sinh về nhì Phạm Thị Hoà được 130 điểm. Sau đó chương trình mới chỉnh sửa lại đáp án phải là Tuỷ xương chứ không phải Tuỷ sống, đúng ra thì Trần Vi Đô chỉ được 120 điểm và Phạm Thị Hoà mới là thí sinh nhất tuần, khi đó cuộc thi tháng 2 - Quý 1 đã được ghi hình và không thể thay đổi lại kết quả cuộc thi tuần; do đó một trận thi tuần của tháng 3 - Quý 1 đã bị huỷ bỏ để Phạm Thị Hoà trở thành một trong những thí sinh của cuộc thi tháng 3 - Quý 1.

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 nghi dàn xếp kết quả và gian lận[sửa]

Trước khi phát sóng chương trình Đường lên đỉnh Olympia tháng 3, quý 3, năm thứ 9, trên mạng Internet xuất hiện 1 bài blog của thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn - giáo viên dạy toán trường THPT Chuyên Bắc Giang về việc chương trình này dàn xếp kết quả, xử ép các thí sinh tỉnh lẻ để thí sinh Hà Nội đạt giải nhất. Cụ thể, cuộc thi tháng 3, quý 3 diễn ra giữa các thí sinh Lưu Hoàng Hải (Hà Nội), Nguyễn Hoàng Hiệp (Bắc Giang), Chí Thiện (Bình Thuận) và Phạm Minh Ngọc Hảo (Phú Yên). Thầy giáo Tuấn khẳng định chương trình gian lận từ khâu trang trí (chưa tới dịp Tết nhưng xếp hoa đàohoa mai quanh trường quay để chương trình phát vào thời điểm đó) tới câu hỏi (thí sinh Hoàng Hải trả lời sai nhưng MC Việt Khuê nói đó là câu đã hỏi từ tuần trước nên đổi câu hỏi khác) và việc bấm chuông trả lời chướng ngại vật (màn hình hiện tên Chí Thiện nhưng MC lại mời Hoàng Hải trả lời). Lần lượt rất nhiều thí sinh đã từng dự thi Olympia đứng lên thanh minh cho chương trình. Ngay sau khi nhận được phản hồi, VTV và ekip Olympia đã tiến hành làm rõ, mời thầy giáo Tuấn đến trường quay và cho xem quy trình thực hiện một chương trình Olympia hoàn chỉnh và Đạo diễn chương trình - BTV Tùng Chi, cùng các kĩ thuật viên, MC giải thích cặn kẽ những nghi vấn xung quanh cuộc thi. Sau đó, thầy giáo Tuấn đã xin lỗi VTV và gỡ bỏ bài blog xuống. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đã khiến uy tín chương trình bị ảnh hưởng.[6]

Trận chung kết "hy hữu" có 5 thí sinh[sửa]

Theo luật của chương trình, một cuộc thi chỉ có 4 thí sinh được tham dự. Nhưng trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 đã có 5 thí sinh. Lý do là ở trận thi quý 3, thí sinh Bạch Đình Thắng đứng trước câu hỏi 30 điểm cuối cùng trong gói 80 điểm, đang kém thí sinh dẫn đầu (Hồ Ngọc Hân) 60 điểm và quyết định chọn ngôi sao hi vọng. Câu hỏi dành cho Thắng là nêu 6 hệ cơ quan trong cơ thể người. Thí sinh này trả lời đúng 5 hệ (là hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ hô hấp) và thiếu hệ vận động. Còn hệ thứ 6 là hệ nội tiết không được ban cố vấn chấp nhận. Do đó, Thắng bị trừ 30 điểm và không được vào trận chung kết. Sau một thời gian, Thắng đã gửi cho chương trình quyển sách giáo khoa Sinh học lớp 8 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành có viết "Hệ nội tiết là hệ quan trọng trong cơ thể người". Trước bằng chứng này, VTV đã mời ban cố vấn sinh học cũng như người biên soạn sách giáo khoa để tranh luận, phản bác. Cả hai bên đều đưa ra lập luận khoa học riêng, không ai chấp nhận mình sai. Cuối cùng, VTV quyết định "thí sinh học thế nào thì trả lời thế ấy", chấp nhận câu trả lời này, dẫn đến Thắng không những không bị trừ điểm mà còn được cộng thêm 60 điểm do đã đặt ngôi sao hy vọng, bằng số điểm và đồng về nhất với Hồ Ngọc Hân, và VTV quyết định cho cả hai thí sinh vào trận chung kết.[7]

Phát âm sai vẫn vô địch Olympia 10[sửa]

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10, trước câu hỏi cuối cùng của thí sinh Giang Thanh Tùng, người dẫn đầu là Phan Minh Đức đang hơn Đỗ Đức Hiếu (đứng thứ 2) 15 điểm. Câu hỏi của Tùng là câu hỏi tiếng Anh về thợ sửa ống nước "plumber" nhưng trả lời sai và Đức giành quyền trả lời rất tự tin "Câu trả lời của em là "pờ-lăm-bờ"". Sau đó, MC Tùng Chi yêu cầu thí sinh đánh vần lại. Đức đánh vần "p-l-u-m-p-e-r". Nếu trả lời đúng, Đức sẽ đạt 295 điểm và có vòng nguyệt quế, ngược lại thí sinh này sẽ bằng điểm với Đỗ Đức Hiếu (250 điểm). Người dẫn Tùng Chi chấp nhận đáp án của Đức. Tuy nhiên, cách phát âm của Đức có vấn đề (âm /b/ trong từ plumber là âm câm), cũng như cậu đánh vần sai, và nhiều khán giả không đồng ý với kết quả chung cuộc và cảm thấy thiệt thòi cho Đỗ Đức Hiếu. Sau cùng, cố vấn tiếng Anh đã khẳng định, câu trả lời của Đức không có vấn đề gì vì "hầu hết người châu Á đều dễ bị nhầm lẫn như vậy, còn phần đánh vần trong câu hỏi không yêu cầu" và chấp nhận đáp án này. Cuối cùng Đức vẫn giành suất học bổng 35.000 USD.[8]

Tranh cãi muối - muối ăn trong chung kết Olympia 11[sửa]

Trong câu hỏi tăng tốc số 3 của trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11, có 5 dữ kiện được đưa ra cho các thí sinh:

  1. Đây là hợp chất vô cơ
  2. Cấu trúc mạng tinh thể, liên kết ion
  3. ..?.. của rừng (tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp)
  4. Một loại gia vị
  5. Salt

Đáp án mà 3 thí sinh Ngọc Huy, Bạch Nhật và Bảo Lộc đưa ra là muối được MC chấp nhận là chính xác, còn đáp án của Ngọc Oanh là muối ăn không được điểm. Ngay sau đó, Ban cố vấn, đứng đầu là cố vấn môn hóa thầy Nguyễn Đức Chuy cho rằng, muối ăn là câu trả lời chính xác nhất vì hình ảnh cuối cùng là hình ảnh người nông dân làm muối. Sau cùng, nhờ câu trả lời được Ban cố vấn chấp thuận này mà Ngọc Oanh vô địch. Ngay sau khi trận chung kết diễn ra, trên khắp các báo mạng và các diễn đàn nổ ra tranh cãi kịch liệt về đáp án cho câu hỏi này.[9] Đáp án muối ăn của Ngọc Oanh không thỏa mãn dữ kiện 3 (Tác phẩm "Muối của rừng", không thể nói là "Muối ăn của rừng"). Nhưng câu trả lời muối lại không thỏa mãn dữ kiện 2 và 4 (có loại muối là muối hữu cơ cũng như không phải muối nào cũng làm gia vị). Cuối cùng, ban tổ chức chương trình Đường lên đỉnh Olympia giữ nguyên kết quả chung cuộc.

Nghi vấn lộ đề và câu hỏi sai trong chung kết Olympia năm thứ 12[sửa]

Ở trận chung kết Olympia 12, trong phần thi vượt chướng ngại vật, sau khi 2 ô hàng ngang đầu tiên không được lật mở, thí sinh Thái Hoàng bất ngờ bấm chuông xin trả lời chướng ngại vật trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người (vì đây là cuộc thi rất quan trọng, vả lại chưa có một gợi ý nào được đưa ra). Đáp án của Thái Hoàng là "Tiếng Việt" và thí sinh này giành được 80 điểm, bỏ xa tất cả các thí sinh còn lại. Điều kì lạ hơn đó là MC Tùng Chi không hỏi lý do tại sao Hoàng đưa ra đáp án trong khi chưa có gợi ý mà tự mình dẫn các từ hàng ngang tới chướng ngại vật. Vụ việc dấy lên nghi ngờ chương trình lộ đề cho Thái Hoàng và ekip đã bị "mua chuộc". Nhiều trang web đã đưa ra những clip minh oan cho Hoàng khi thí sinh này đã trả lời được các chướng ngại vật ở các vòng trước một cách nhanh chóng và đi đến kết luận là không thể có chuyện lộ đề.[10]

Tiếp tục, tại phần thi tăng tốc, trong câu hỏi IQ "Cần bao nhiêu mặt trời để cân thăng bằng", đáp án chương trình đưa ra là 6 mặt trời, cùng đáp án với Thái Hoàng và Lê Phương. Trong khi Lê Phương trả lời là "Em hi vọng vào sự may mắn của mình", Thái Hoàng tự tin "sau một hồi tính toán em đã giải ra đáp án như vậy". Hai thí sinh này được cộng điểm. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc thi kết thúc, khán giả xem đài phát hiện ra đáp án thực sự của câu hỏi này phải là 17/3 mặt trời. Như vậy, câu hỏi này không thí sinh nào đưa ra đáp án đúng, và Thái Hoàng bị trừ 30 điểm, kém người đạt giải nhì Ngọc Tĩnh 10 điểm và vòng nguyệt quế phải thuộc về Ngọc Tĩnh. Tuy nhiên việc trừ điểm này bị nhiều người chỉ trích là không công bằng, vì nếu bị trừ điểm thì Hoàng sẽ chọn gói điểm cao hơn ở phần về đích nên không thể khẳng định rằng Ngọc Tĩnh thắng cuộc.[11]

Hàng loạt các trang Facebook được lập ra để ủng hộ cả Thân Ngọc Tĩnh và Đặng Thái Hoàng, fanpage của chương trình quá tải vì những lời đòi hỏi phải xử lý vụ việc thỏa đáng cũng như minh oan cho Thái Hoàng. Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra trong đó có quy định của ban tổ chức cuộc thi mà các thí sinh phải cam kết trước khi dự thi là: 'Mọi khiếu nại phải do chính thí sinh đưa ra và chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi hình phần thi đó' nên cuộc thi không thể tổ chức lại. Do đó, kết quả cuộc thi không thay đổi.[12]

Tranh cãi về đáp án trong trận chung kết Olympia năm thứ 14[sửa]

Trong trận chung kết Olympia 14, đứng trước câu hỏi "vì sao dung dịch muối có tính sát trùng", thí sinh Nguyễn Hoàng Bách đã trả lời: Vì dung dịch nước muối tạo môi trường ưu trương nên khi vi khuẩn ở trong dung dịch nước muối sẽ bị mất nước mà chết. Do không giống với câu trả lời của chương trình, MC Tùng Chi mời ban cố vấn nhận xét. PGS.TS Vũ Quốc Trung, cố vấn chương trình, đã không chấp nhận câu trả lời này. MC Tùng Chi đọc đáp án chính thức: Dung dịch nước muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong tế bào của vi khuẩn. Cho nên do hiện tượng thẩm thấu thì muối đi vào tế bào làm nồng độ muối trong tế bào tăng lên đẩy nước từ trong tế bào ngược trở lại trong vi khuẩn làm cho quá trình nước trở lại tế bào từ vi khuẩn được đầy ra ngoài. Vi khuẩn vì vậy mất nước và bị tiêu diệt. Nếu được chấp nhận, Nguyễn Hoàng Bách sẽ bằng điểm với Nguyễn Trọng Nhân và hai thí sinh sẽ tiếp tục cuộc thi để quyết định ngôi vô địch. Tuy nhiên do mất điểm câu hỏi này, Nguyễn Hoàng Bách kém Nguyễn Trọng Nhân 20 điểm, đoạt giải nhì cuộc thi. Dư luận có nhiều ý kiến không đồng tình với quyết định trên của Ban Cố vấn. Tiến sĩ Phạm Văn Lập, chủ biên sách giáo khoa môn Sinh học lớp 10 và 12, cho rằng câu trả lời của Bách hoàn toàn chấp nhận được.[13] Ban Cố vấn chương trình sau đó đã đưa ra lời giải thích chính thức vì sao Bách mất điểm, và bảo lưu kết quả cuộc thi.[14]

Đường lên đỉnh Olympia thay đổi quy chế tuyển sinh[sửa]

Năm thứ 16 là năm cuối cùng chương trình tuyển học sinh lớp 12 vì bắt đầu từ năm thứ 17, chương trình chỉ lựa chọn học sinh lớp 11 tham dự Đường lên đỉnh Olympia để phù hợp với lịch trình phát sóng. Thông tin này đã khiến cho các bạn sinh năm 1999 vô cùng bức xúc, đau khổ. Năm thứ 17 cũng là khởi đầu cho thế hệ sinh năm 2000 trở về sau tham dự đường lên đỉnh Olympia.

Olympia 17 làm sai lệch kết quả của thí sinh[sửa]

Trong cuộc thi Tuần 2 - Tháng 1 - Quý 3 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 phát sóng ngày 5/3/2017, chương trình đã cho điểm thí sinh Nhân Thanh Tùng - Trường THPT Ngọc Hồi, thành phố Hà Nội khi Thanh Tùng trả lời sai.

Cụ thể, ở câu hỏi Hóa học của thí sinh Trần Bảo Nhân - Trường THPT Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, chương trình đã hỏi: "Người ta có thể bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng cách gắn những tấm kẽm vào phần vỏ tàu chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện li). Tại sao lại như vậy?" Thanh Tùng đã bấm chuông xin trả lời: "Người ta thường gắn thép vào vỏ sắt của vỏ tàu biển vì khi đó sắt đóng vai trò là cực anot còn kẽm là catot. Khi đó kẽm sẽ bị gỉ thay cho sắt và sắt được bảo vệ." Ở đây, Thanh Tùng đã nói đúng khi nói rằng kẽm sẽ bị gỉ thay cho sắt và sắt được bảo vệ, nhưng trên thực tế, kẽm đóng vai trò là anot còn sắt là catot. Như vậy, Thanh Tùng đã nói ngược 2 cực, và vì thế nên câu trả lời của Tùng là chưa chính xác.

Thứ hai, ở câu hỏi về đích Hóa học của Thanh Tùng, chương trình đã hỏi: "Đốt cháy que đóm và dây magie rồi lần lượt cho vào bình chứa khí CO2. Tại sao que đóm tắt ngay, còn magie cháy tiếp?" Thanh Tùng đã trả lời: "Bởi CO2 là khí không duy trì sự cháy nên khi cho que đóm vào, nó sẽ tắt. Còn việc magie phát sáng là do đốt lên là sẽ có MgO và đó là chất phát ra khí cháy." Ở câu hỏi này, Tùng đã trả lời chưa chuẩn vế sau, vì chất cháy sáng chính là Mg khi cháy trong CO2 chứ không phải MgO. Tuy nhiên, câu trả lời này vẫn được chương trình cho điểm.[15] Nhờ hai câu trả lời này, Thanh Tùng đã vươn lên 225 điểm và giành chiến thắng, còn thí sinh Phạm Phú Vinh - Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, Bình Dương về nhì với 220 điểm, trong khi nếu không được công nhận ở hai câu hỏi trên, số điểm của Thanh Tùng sẽ là 175, còn của Bảo Nhân là 185 (Bảo Nhân bị lấy 20 điểm sang quỹ điểm của Thanh Tùng), như vậy Bảo Nhân mới là người giành được vị trí nhì cao nhất của tháng 1 - quý 3. Ngày 9/3/2017, chương trình đã chính thức lên tiếng về vụ việc trên và nhận lỗi vì sơ suất, đồng thời xin lỗi thí sinh Phạm Phú Vinh.[16] Cùng ngày, chương trình đã quyết định dành tặng vòng nguyệt quế cho thí sinh Phú Vinh làm kỷ niệm.[17] Tuy nhiên, theo luật của chương trình, kết quả của cuộc thi này không thay đổi.[18]

Câu hỏi lặp lại sau 12 năm, cùng đáp án nhưng chỉ 1 thí sinh giành điểm[sửa]

Cũng trong trận thi Tuần 2 - Tháng 1 - Quý 3 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17, ở phần thi Về đích của thí sinh Phú Vinh, chương trình đã hỏi: "Tại những nơi nào trên Trái Đất có thể nói giờ nào cũng đúng?" Phú Vinh chưa có câu trả lời và Bảo Nhân đã bấm chuông trả lời là Bắc CựcNam Cực. MC Diệp Chi nói rằng Bảo Nhân đã hiểu đúng vấn đề, nhưng đáp án phải là cực Bắc và cực Nam nên bị trừ điểm. Tuy nhiên, câu hỏi này đã lặp lại từ một câu hỏi từng xuất hiện trong chương trình. 12 năm trước, trong trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 6, cũng trong phần Về đích, thí sinh Lê Vũ Hoàng (Trường THPT số 1 Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đồng thời là nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia năm đó đã trả lời câu hỏi với nội dung tương tự như câu hỏi của Bảo Nhân ở trên: "Tại nơi nào trên Trái Đất, bạn có thể nói lúc ấy là bao nhiêu giờ cũng đúng? Vì sao?". Đáng nói hơn, đáp án của thí sinh này cũng là Bắc Cực và Nam Cực như Bảo Nhân nhưng chương trình lại cho điểm cho đáp án này[19]. Điều này đã khiến khán giả băn khoăn không biết vì sao trong cùng 1 câu hỏi, cùng 1 câu trả lời, nhưng chỉ 1 thí sinh giành được điểm.

Thí sinh không đạt điểm cuối chương trình[sửa]

Thí sinh tham dự Đường lên đỉnh Olympia luôn được tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ các trường THPT ở các địa phương. Tuy nhiên, vẫn có những thí sinh không đủ may mắn để giành được một số điểm tối thiểu (cụ thể là ở Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18: Tuần 3 Tháng 3 Quý 2, Tuần 1 Tháng 2 Quý 3, Tuần 3 Tháng 2 Quý 3 và cả trong năm thứ 7, năm thứ 11 và nhiều năm khác nữa) sau cả bốn vòng dù có rất nhiều cơ hội ghi điểm và đề thi có mở rộng nhưng vẫn xoay quanh các kiến thức các thí sinh được học và tìm hiểu ở bậc phổ thông.[20]

Bốc thăm để lựa chọn thí sinh chiến thắng[sửa]

Theo luật của chương trình từ những năm đầu tiên, trong một trận đấu nếu có nhiều hơn một thí sinh có cùng điểm số cao nhất, hay trong một tháng hoặc một quý có nhiều thí sinh cùng điểm nhì cao nhất, để lựa chọn thí sinh giành chiến thắng và đi tiếp, MC sẽ đưa ra loạt 3 câu hỏi phụ. Trong thời gian 15 giây, thí sinh nào bấm chuông trả lời đúng trước thì sẽ giành chiến thắng. Nhưng sau 3 câu hỏi phụ nếu bất phân thắng bại, MC sẽ tổ chức bốc thăm cho các thí sinh. Trong tình huống này, thí sinh có được đi tiếp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào may mắn. Đây là tình huống hi hữu, tỉ lệ xảy ra rất thấp. Cho đến nay, trường hợp này chỉ xảy ra 2 lần trong lịch sử chương trình. Trường hợp đầu tiên, thí sinh Phạm Đức Đạt - trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng, đã giành được vòng nguyệt quế của cuộc thi tuần đầu tiên, tháng 1, quý 3 năm thứ 5 nhờ thủ tục bốc thăm.

Nhưng trong trường hợp thứ hai, khi trận thi đấu tuần 3, tháng 2, quý 3 năm thứ 18 phát sóng và phải dùng thủ tục bốc thăm để chọn người có điểm nhì cao nhất tuần, cộng đồng mạng đã phản ứng rất gay gắt với ban tổ chức khi cho rằng bốc thăm là không hợp lý và bất công. Khán giả cho rằng chương trình là một cuộc thi trí tuệ, không phải là một buổi quay xổ số hay bốc thăm trúng thưởng. Hơn nữa kho câu hỏi của chương trình cũng rất nhiều, không đến nỗi chỉ có 3 câu hỏi là hết. Việc bị loại chỉ vì bốc thăm sẽ mang tâm lý xấu cho thí sinh không may mắn, cũng như cảm giác không phục cho người thân, bạn bè, thầy cô của thí sinh đó và những khán giả theo dõi chương trình, đặc biệt nếu đó là một trận đấu rất quan trọng và có chất lượng chuyên môn cao như trận thi quý và chung kết năm.

Sự cố MC Ngọc Huy "lỡ miệng" tại Olympia 20[sửa]

Trong trận tuần 2 - Tháng 1 - Quý 1 (29/9/2019), chương trình đã suýt gây ra một sự cố hy hữu. Cụ thể, khi đang trong phầ̉n thi về đích của thí sinh Đinh Việt Nam, sau khi thí sinh Anh Quân trả lời và cướp được 20 điểm, MC Ngọc Huy đã lỡ miệng nói rằng đã hết 3 câu: "...và đó là câu hỏi cuối cùng chúng tôi dành cho Việt Nam, bây giờ bạn có thể..." và mời thí sinh Việt Nam về vị trí trận đấu. Tuy nhiên sau đó, MC Diệp Chi đã phát hiện ra và nhắc "...không, không, còn một câu" và MC Ngọc Huy đã sửa lại kịp thời: "...và bây giờ bạn có thể tới câu hỏi số 3...".

Khán giả tố câu trả lời của thí sinh trong Olympia 20 sai kiến thức Lịch sử[sửa]

Cụ thể là ở trận Tháng 1 - Quý 4, khán giả phản ánh việc thí sinh trả lời thiếu sót nhưng vẫn được cho điểm, dẫn đến kết quả chung cuộc là chưa thỏa đáng.

Ở câu hỏi 30 điểm ở phần thi Về đích của thí sinh Lưu Đào Dũng Trí (Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội) có nội dung như sau: “Kỳ họp Quốc hội Khóa VI ngày 2/7/1976 đưa ra bốn quyết định quan trọng: Đổi tên nước thành CHXHCN Việt Nam; Thủ đô là Hà Nội; Quyết định Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca và quyết định nào nữa?”. Dũng Trí trả lời: “Đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh” và giành được 60 điểm do lựa chọn ngôi sao hy vọng. Qua đó, nam sinh về nhì chung cuộc với điểm số 235.

Sau khi chương trình phát sóng, nhiều khán giả phản ánh câu trả lời của Dũng Trí chưa đầy đủ. Họ cho rằng đáp án chính xác phải là “Đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP.HCM”.

“Trong Nghị quyết Quốc hội 2/7/1976 có viết: ‘Chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh’. Vì vậy, câu trả lời của Dũng Trí chỉ có ‘Sài Gòn’ thôi là chưa thỏa đáng. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, yêu cầu chính xác tuyệt đối”, một khán giả bày tỏ.

Một người khác đồng tình: “Đây là văn kiện lịch sử nên đòi hỏi độ chính xác phải 100%, không thể có sự ‘tương đối’, ‘xem như’ hay ‘thiếu’. Đặc biệt, đây còn là câu hỏi 30 điểm, cũng là câu hỏi quyết định số điểm của Dũng Trí có thể vào vòng thi quý hay không, nên cần có câu trả lời thỏa đáng và chính xác nhất cho số điểm này. Mong ban biên tập của chương trình xem xét lại”.

Một số khán giả cũng chụp lại phần thông tin tại trang 202 (sách giáo khoa Lịch sử 12 - Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho thấy: “Đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP.HCM” mới là thông tin chính xác.

"Theo ý kiến của Nhà sử học Lê Văn Lan - thành viên ban cố vấn chương trình, dù không nói đầy đủ như sách giáo khoa là 'thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh', nhưng câu trả lời của Dũng Trí vẫn đảm bảo chính xác, không gây hiểu lầm, thể hiện được sự hiểu biết về một quyết định lịch sử, ý nghĩa của kỳ họp thứ I, khóa VI, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Vì vậy đây là câu trả lời hoàn toàn xứng đáng giành được điểm", phía fanpage Đường lên đỉnh Olympia cho hay. [21]

Sự cố kỹ thuật tại trận chung kết năm thứ 20[sửa]

Trong trận chung kết Olympia năm thứ 20, khi phần thi Tăng tốc bước sang câu hỏi thứ 2 thì một hình ảnh trong nền của phần thi xuất hiện và một lúc sau thì đoạn video của câu hỏi này mới được hiển thị trên giao diện của phần thi này. Đây không phải lần đầu tiên chung kết Olympia xảy ra sự cố kỹ thuật này. Trước đó trong trận chung kết năm thứ 19, khi phần thi này bước sang câu hỏi thứ 3 thì đạo diễn hình ảnh tại điểm cầu trường quay S14 đã bấm máy sang server là đoạn băng của câu hỏi thứ 4 của phần thi này, rồi chuyển sang hình ảnh tại trường quay và sau đó mới chuyển sang giao diện câu hỏi của phần thi này.

Trước đó, sự cố tại phần thi Khởi động đã trừ đi của thí sinh Thu Hằng - quán quân của năm đó - 10 điểm, khi BTC xem lại băng hình về phần thi và thấy câu hỏi thứ 5 thì thí sinh này trả lời sau khi MC công bố đáp án.

Nhà vô địch Olympia 20 bị chỉ trích[sửa]

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đã khép lại với việc tìm ra nhà vô địch là Nguyễn Thị Thu Hằng, đến từ trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình. Thí sinh này trở thành cô gái đầu tiên bước lên đỉnh cao nhất của cuộc thi sau 9 năm[22].

Tuy nhiên, sau khi trận chung kết được diễn ra, nhiều khán giả đã có những ý kiến trái chiều về thí sinh này. Trong vài khoảnh khắc như khi đối mặt với đáp án mà MC đưa ra ở phần Vượt chướng ngại vật hay ở phần Về đích, Thu Hằng đã có những phút giây vỡ òa cảm xúc trên sân khấu như những màn ăn mừng chỉ tay lên trời hay dang rộng hai tay những lúc trả lời đúng câu hỏi. Nhiều người cho rằng, tuy Thu Hằng thi đấu vô cùng xuất sắc nhưng cách biểu lộ cảm xúc có phần tự tin thái quá này chưa thực sự phù hợp cho một chương trình được phát trên truyền hình, nhất là khi đó lại là chương trình trực tiếp. Chưa hết, cuối phần thi Về đích, khi biết đã cầm chắc chiến thắng trong tay, Thu Hằng cũng lộ rõ sự vui mừng, và điều này khiến người xem cảm thấy nhà tân vô địch chưa tôn trọng đối thủ. Hàng loạt những ý kiến trái chiều được đưa ra, và không ít trong số đó là những bình luận tiêu cực về thái độ trên sân khấu của Thu Hằng như thiếu khiêm tốn, phấn khích thái quá, thiếu fair-play, thiếu lễ phép, lịch sự trong lúc trao giải...

Trong khi cộng đồng mạng liên tiếp chỉ trích thí sinh này thì đã có ý kiến cho rằng, sự phấn khích hay vỡ òa vì nắm trong tay lợi thế lớn là những cảm xúc cá nhân và nên được tôn trọng thay vì chỉ trích[23][24][25]. Và để đánh giá người khác chỉ dưới góc độ của một buổi phát sóng trực tiếp trên truyền hình thì có vẻ ý kiến này hơi mang tính chủ quan đến mức có thể biến điều này trở thành những định kiến[26].

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Nghi vấn gian lận ở cuộc thi Olympia, báo Tuổi Trẻ, ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  7. Sẽ có một trận chung kết "hy hữu" ở Đường lên đỉnh Olympia, Dân Trí.
  8. băn khoăn về kết quả Đường lên đỉnh Olympia
  9. Tranh cãi xung quanh đáp án "muối" và "muối ăn", Tuổi Trẻ.vn
  10. Nghi án lộ đề Đường lên đỉnh Olympia, Tuổi Trẻ.
  11. Sai đề Olympia: Hứa "rút kinh nghiệm", BTC không hủy kết quả Chung kết, Dân Trí.
  12. Nếu đề Olympia sai, nên tổ chức thi lại, VnExpress.net.
  13. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  14. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  15. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  16. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  17. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  18. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  19. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  20. http://web.archive.org/web/20190105172402/https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/guong-mat-tre/thi-sinh-thi-duong-len-dinh-olympia-ra-ve-voi-0-diem-430129.html
  21. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  22. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  23. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  24. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  25. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  26. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Xem thêm[sửa]


This article "Các sự việc xoay quanh Đường lên đỉnh Olympia" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Các sự việc xoay quanh Đường lên đỉnh Olympia. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]