You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Việt Nam)

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (tiếng Anh: Electricity and Renewable Energy Authority, viết tắt là EREA) là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực điện lực, năng lượng mớinăng lượng tái tạo (gồm nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân, truyền tải điện, phân phối điện, điện nông thôn, năng lượng mới, năng lượng tái tạo); quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Cục.[1][2]

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thành lập ngày 2 tháng 10 năm 2017, trên cơ sở giải thể Tổng cục Năng lượng theo Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ.[3][4]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo được quy định tại Quyết định 3816/QĐ-BCT ngày 2 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.[5]

Lãnh đạo Cục[6][sửa]

  • Cục trưởng: Hoàng Tiến Dũng[7]
  • Phó Cục trưởng:
  1. Bùi Quốc Hùng[8]
  2. Đỗ Đức Quân[9]
  3. Phạm Nguyên Hùng[10]

Cơ cấu tổ chức[11][sửa]

Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước[sửa]

  • Văn phòng Cục
  • Phòng Kế hoạch và Quy hoạch
  • Phòng Nhiệt điện và Điện hạt nhân
  • Phòng Thủy điện
  • Phòng Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo
  • Phòng Lưới điện và điện nông thôn
  • Phòng Quản lý đầu tư BOT điện

Đơn vị sự nghiệp[sửa]

  • Trung tâm Tư vấn, Đào tạo, thông tin  Điện lực và Năng lượng tái tạo

Hoạt động[sửa]

Giai đoạn 5 năm từ khi thành lập[sửa]

Từ sau khi được thành lập trên cơ sở tái cơ cấu Tổng cục Năng lượng, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng Việt Nam, và có nhiều thành quả như:[12]

  • Xây dựng các chiến lược, chương trình, quy hoạch như: Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035[13]; Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030, có xét đến năm 2045 (Quy hoạch điện 8)[14];...
  • Tham vấn các chính sách trong ngành năng lượng tái tạo (NLTT) nhằm tạo nền tảng quan trọng cho thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng. Nhờ đó, đến năm 2021, cả nước đã thu hút hàng tỷ USD, phát triển gần 16.000MW điện NLTT, góp phần giảm nguy cơ thiếu điện, giảm lượng điện chạy dầu giá cao, hướng phát triển ngành điện Việt Nam theo hướng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Có những chủ trương đúng đắn, hiệu quả; sự đồng hành cùng các doanh nghiệp năng lượng, cho đến nay, hệ thống nguồn và lưới điện đã không ngừng được hoàn thiện.
  • Thực hiện nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng: đến năm 2019, Ngân hàng Thế giới đã đánh giá xếp hạng chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng năm thứ 6 liên tiếp với 88,2 điểm, tiếp tục đứng thứ 4 trong nhóm ASEAN-4 và nhóm 4 nước tốt nhất của các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đồng thời, duy trì vị trí xếp hạng 27 trên tổng số 190 quốc gia và nền kinh tế; thứ 2 trong khu vực ASEAN về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành điện.[15]
  • Trong quản lý các dự án theo hình thức BOT, Cục tiếp tục quản lý và theo dõi 20 dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) với tổng công suất khoảng gần 27.000 MW, trong đó, có nhiều dự án đã đưa vào vận hành, đóng góp đáng kể về sản lượng cho hệ thống điện quốc gia.
  • Trong lĩnh vực nhiệt điện, Cục đã tập trung giám sát tình hình triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt là dự án trọng điểm như Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu. Ngoài ra thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhiệt điện.
  • Trong lĩnh vực thủy điện, Cục đã tổ chức quản lý toàn diện theo phân cấp và các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện.[16]
  • Trong lĩnh vực điện nông thôn, Cục đã hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 đạt chất lượng và hiệu quả; đề xuất các cơ chế, chính sách, phương thức thực hiện; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận động, tìm nguồn vốn tài trợ cho các dự án phát triển lưới điện nông thôn và điều phối chương trình cấp điện nông thôn; chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…[17]

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  9. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  10. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  11. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  12. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  13. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  14. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  15. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  16. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  17. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

  • Website chính thức của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.


This article "Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Việt Nam)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Việt Nam). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]