Cao Bình (kinh đô)
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “other uses”. Cao Bình (chữ Hán: 高平) là kinh đô truyền thuyết của vương quốc ly khai Trường Sinh thế kỷ 11 và triều đại nhà Mạc giai đoạn 1594-1677, nay thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng.
Địa danh[sửa]
Cuối thời Lê sơ, Cao Bình là tên phủ thuộc trấn Ninh Sóc.[1] Sau năm 1540, nhà Mạc cho đổi phủ Cao Bình thành trấn Cao Bình và thiết lập ở đấy Tổng binh sứ ty lo về quân sự. Từ năm 1677 sau khi dẹp họ Mạc cát cứ, triều đình Lê-Trịnh lập ra trấn Cao Bình.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Nước Trường Sinh[sửa]
Thế kỷ 11, Nùng Tồn Phúc nổi dậy chiếm Cao Bình và Nà Lữ làm kinh đô nước Trường Sinh vào năm 1039,Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. vua Lý Thái Tông lên bắt được Nùng Tồn Phúc xử tội. Năm 1041, Nùng Trí Cao con Nùng Tồn Phúc lại nổi lên làm vua đặt tên nước là Đại Lịch. Vua Lý thương tình cha bị diệt, đã dụ được Trí Cao về Thăng Long ăn học và lấy vợ là Trần Thị CầmLỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. con vị tướng họ Trần đã lên Cao Bình thuyết phục Trí Cao không theo nhà Tống. Việc này đã thắt chặt mối quan hệ giữa vùng biên cương với kinh thành Thăng Long. Tháng 9 năm 1043, vua Lý cử người lên Quảng Nguyên ban cho Trí Cao đô ấn, phong hàm Thái bảo.
Thời Lê-Mạc[sửa]
Năm 1593, con trai Mạc Mậu Hợp là Mạc Kính Cung thất thế ở Thăng Long chạy lên Cao Bình, xây thành đắp luỹ chống nhà Lê - Trịnh nhằm đặt đế nghiệp lâu dài vững chắc, khi thời cơ đến sẽ lấy lại Thăng Long, thu phục cả nước như thuở mới sáng lập nhà Mạc.
Ba đời vua Mạc ở Cao Bình hay Cao Bằng (1594 - 1677), chọn nơi thiết triều ở thành Bản Phủ, nhân dân hầu hết thuận phục nhà Mạc. Cung điện vua Mạc ở trong thành Nà Lữ gọi là thành Lua hiện vẫn còn dấu tích chân móng tường thành, còn bát hương ghi Đại Mạc hoàng đế. Nhà Mạc đã kết nối bang giao hữu hảo với nhà Thanh, mở rộng thông thương, dân hai bên biên giới đi lại mua bán thuận tiện ở các chợ thành Cao Bình và các chợ biên giới.
Trải qua nhiều năm, nhà Mạc ở Cao Bình đã tạo dựng được một trật tự xã hội, một nhà nước có kỷ cương, mở mang dân trí, đối nội, đối ngoại kịp thời có cách ứng xử cương nhu tùy lúc, đủ sức chống cự với các cuộc chinh phạt liên miên của nhà Lê - Trịnh. Có thể nói, so với các thời trước đó, vương triều Mạc ở Cao Bằng là thời hưng thịnh nhất.
Cấu trúc[sửa]
Hiện nay dấu tích kinh thành vẫn còn khá rõ nét, kinh đô Cao Bình gồm hai vòng thành. Vòng ngoài có chu vi khoảng 5 km bao gồm cả một khu đồi thấp, phía Tây chạy song song với bờ sông Bằng Giang khoảng trên 1 km. Đến đầu làng Bó Mạ là bờ thành phía Đông Nam chạy qua trước mặt Bản Phủ hiện nay cũng hơn 1 km. Đến ngã ba đường rẽ lên Đức Chính lại chạy theo quốc lộ 4 cũng hơn 1 km. Xung quanh chân đồi được bạt dựng đứng như một bức tường thành tự nhiên, nên thuận lợi cho việc xây dựng phòng tuyến bảo vệ. Còn Vương phủ nơi vua ở nằm tại một khu đất bằng phẳng đó là thành Bản Phủ ngày nay.[2]
Thành Bản Phủ[sửa]
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “main”. Thành Bản Phủ nằm trên một vùng rộng lớn bao quanh là sông nước và đồng ruộng thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Theo truyền thuyết và sử sách, đây không phải thành quân sự, mà là nơi thiết triều của Vương phủ.
Thành Bản Phủ đến nay vẫn còn dấu tích khá rõ nét, được xây dựng ở một vị trí rất đẹp và quay mặt sang hướng Đông Nam. Thành xây theo hình chữ nhật dài 110m, rộng 75m, có hai cửa Đông và Tây, thành đắp bằng đất, tường trình, xung quanh có luỹ tre và hào bao bọc, vừa có giá trị phòng thủ quân sự, vừa có tác dụng ngăn lũ sông Bằng Giang, bảo vệ cho khu vực Bản Phủ.
Trong văn học[sửa]
Năm 1963, truyện vừa Cẩu chủa cheng vùa (chín chúa tranh vua) của một tác giả người Tày ở Cao Bằng được sáng tác, có nội dung hư cấu về Thục Phán.[3] Đến năm 2006, do một số sự trùng khớp thú vị mà tác phẩm này dần đi sâu vào tâm thức người Tày, xem Thục Phán như vị vua của dân tộc Tày.[4]
Theo truyện, vùng đất Cao Bình xưa nằm dọc theo hai bên bờ của sông Bằng Giang, nơi trung tâm của bồn địa Hoà An. Theo truyền thuyết, đây vốn là kinh đô của nước Nam Cương thời Thục Phán, khi ấy gọi là Nam Bình. Đó là nơi Thục Chế (cha đẻ của Thục Phán) đã từng sinh sống, đắp đất xây thành luỹ để phòng thủ, bảo vệ dân làng trước giặc ngoại xâm. Thành Bản Phủ làm vương phủ, xây dựng vào năm 214 TCN.
Nam Cương gồm 10 xứ mường (9 mường và 1 mường trung tâm). Vào giai đoạn trước Công nguyên, Chế xưng là An Trị Vương, đóng đô ở Nam Bình, làm vua được 60 năm thì mất ở tuổi 95. Lúc này người con là Thục Phán mới tròn 10 tuổi. Cháu Thục Chế là Thục Mô giúp Thục Phán nhiếp chính. Thục Phán còn trẻ, Thục Mô lộng quyền. 9 chúa mường không phục kéo quân về bắt Thục Phán chia nhỏ đất ra cho các chúa cai quản và đòi nhường ngôi "vua". Thục Phán tuy ít tuổi, nhưng rất thông minh, đã bày ra những cuộc đua sức, đua tài và giao hẹn ai thắng cuộc sẽ được nhường ngôi.
Thục Phán dùng mưu kế làm cho các chúa mất nhiều công sức, mà không ai thắng cuộc, như tổ chức các cuộc thi bắn cung trúng lá đa khi lá rụng, dùng một cái lưỡi cày để làm ra 1.000 chiếc kim... Thục Phán còn dùng cả "mỹ nhân kế", cho 10 thiếu nữ xinh đẹp đi theo các người thi... Đến giờ Hợi nhưng tất cả các chúa vẫn chưa ai làm xong. Cuối cùng, các chúa không ai thắng được đã phải quy phục [hục Phán. Sau đó, nước Nam Cương trở nên cường thịnh.
Xem thêm[sửa]
Tham khảo[sửa]
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.
This article "Cao Bình (kinh đô)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Cao Bình (kinh đô). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.