Con người trong triết học
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Con người trong triết học bao gồm những quan điểm triết học về bản chất con người, vị trí, vai trò của con người đối với thế giới, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống con người và hướng tới mục đích vì con người, giải phóng con người, xã hội.[1]
Bản chất con người[sửa]
Thực thể sinh vật - xã hội[sửa]
Con người là sự thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội, là một thực thể sinh vật - xã hội và là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.[2]
- Về mặt sinh vật, con người là bộ phận của tự nhiên, sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài trong tự nhiên; chịu sự tác động của các quy luật sinh học tự nhiên. Con người cũng có những nhu cầu tự nhiên giống các loài vật khác. Mặt sinh vật là cơ sở, tiền đề cho mặt xã hội trong bản chất của con người. Trong quá trình phát triển của con người, yếu tố sinh vật có trước yếu tố xã hội và sự biến đổi mặt sinh vật sẽ tác động đến sự thay đổi mặt xã hội. Mặt sinh vật của con người thể hiện qua các nhu cầu tự nhiên và việc thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu này là cơ sở, mục đích cho sự phát triển và hoàn thiện mặt xã hội của con người.
- Về mặt xã hội, con người chỉ tồn tại với tính cách là con người khi được sống trong môi trường xã hội; chịu sự tác động của các quy luật xã hội, các quy luật tâm lý. Bản chất xã hội của con người được hình thành và thể hiện tập trung ở hoạt động lao động sản xuất. Mặt xã hội là phương thức, là điều kiện cho con người thoả mãn nhu cầu sinh vật. Con người muốn thoả mãn nhu cầu sinh vật phải dựa vào lao động sản xuất và yếu tố xã hội góp phần tăng thêm hoặc làm giảm đi sức mạnh của yếu tố sinh vật.
Tổng hòa của các mối quan hệ xã hội[sửa]
Theo Marx “… bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”[3]. Bản chất con người không phải là vốn có mà được hình thành, biến đổi trong môi trường xã hội. Con người được xem xét với tư cách một con người hiện thực trên một nền tảng sinh học vốn có và trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Mọi mối quan hệ xã hội (bao gồm cả hiện tại và truyền thống; quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...) đều góp phần hình thành bản chất con người, trong đó, quan hệ sản xuất giữ vai trò quyết định.
Con người và lịch sử[sửa]
Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động thực tiễn của mình làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên theo mục đích của mình.
Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người do đó không tồn tại quy luật xã hội. Quy luật xã hội cũng chỉ là một cách nhận thức của các học giả về sự vận động của xã hội chứ không phải là sự tất định mà các tiến trình xã hội phải tuân theo vì xã hội luôn bị chi phối bởi các yếu tố ngẫu nhiên cũng như con người có thể lựa chọn hướng đi cho xã hội của mình. Sự tồn tại của định mệnh lịch sử là điều mà khoa học chưa thể chứng minh.
Con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến đổi của bản chất con người.
Cá nhân và xã hội[sửa]
Aristotle cho rằng con người là một sinh vật xã hội vì nó sống trong những nhóm khác nhau. Cá nhân cần sống trong cộng đồng để có một cuộc sống con người hoàn thiện.[4] Cá nhân là một cá thể người với tư cách là thành viên của xã hội, là sản phẩm đồng thời là chủ thể của mọi quan hệ xã hội và do những điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống xã hội quy định. Cá nhân là cá thể người, song không phải mọi cá thể người đều là cá nhân. Để có đủ tư cách cá nhân, mỗi cá thể người sau khi được sinh ra phải sống trong xã hội và trải qua một giai đoạn nhất định để có sự trưởng thành về mọi mặt, có thể thực hiện vai trò làm chủ trong các hoạt động cùa mình. Bởi vậy, có thể nói, “con người sinh ra, còn cá nhân được hình thành”. Cá nhân đặc trưng cho con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa những đặc điểm riêng biệt của mỗi con người và những bản chất xã hội chung của cộng đồng người (vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến), là chủ thể của lao động.
- Cá nhân là sản phẩm của xã hội vì cá nhân hình thành và tồn tại trong một môi trường xã hội nhất định nên nó thích ứng, chấp nhận sống phù hợp với môi trường xã hội đó. Ngay cả khi con người phản kháng xã hội thì hành động phản kháng đó cũng tùy thuộc vào xã hội mà nó đang sống. Chính vì vậy có thể cho rằng xã hội quy định bản chất, nhu cầu, mục đích và phương hướng hoạt động của cá nhân. Mạnh Tử cho rằng "nhân chi sơ tính bản thiện", con người sinh ra bản chất là tốt nhưng trong quá trình sống sẽ bị lây nhiễm thói hư tật xấu[5]. Tuy nhiên việc xem cá nhân là sản phẩm của xã hội cũng chỉ mang tính tương đối vì cá nhân có đời sống tinh thần riêng của nó quyết định hành vi của nó. Không phải trong cùng một hoàn cảnh xã hội mọi cá nhân đều có tâm lý, tư duy, lựa chọn và hành vi giống nhau.
- Cá nhân là chủ thể của xã hội, lựa chọn sự tác động của xã hội một cách chủ động, tự giác; đồng thời có thể tác động trở lại hoàn cảnh xã hội, cải biến và có thể sáng tạo ra hoàn cảnh mới. Sự tác động của cá nhân tới xã hội có thể theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.
- Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau. Cơ sở của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là lợi ích. Lợi ích là cái để thỏa mãn nhu cầu của xã hội và của cá nhân, do đó, nó là nhân tố bên trong, là động lực sâu xa tạo nên sự phát triển của xã hội và của mỗi cá nhân, nó cũng là đòn bẩy kích thích mạnh mẽ tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Thông qua việc thực hiện lợi ích mà các cá nhân mới tập hợp, liên kết lại với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành xã hội. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội chỉ có thể được thực hiện đầy đủ và tốt đẹp khi quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội được giải quyết một cách hài hòa, thống nhất. Tùy theo trình độ phát triển của nền kinh tế và tính chất của chế độ xã hội mà mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội được xem xét và giải quyết một cách khác nhau, trên cơ sở đó mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội cũng sẽ thể hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội.
Giải phóng con người[sửa]
Con người là điểm xuất phát và giải phóng con người là mục đích cao nhất của chủ nghĩa Marx. Theo Marx, triết học phải góp phần thực hiện sự nghiệp giải phóng con người. Marx đã nghiên cứu con người hiện thực, con người thực tiễn, con người lịch sử - cụ thể; và từ đó chỉ ra lực lượng xã hội và phương thức để giải phóng con người.
Nhưng những thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người; đề cao lý tính, khẳng định các giá trị của con người, hướng con người tới tự do là những tiền đề quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về con người, bản chất con người của triết học Marx[6].
Nhân tố con người[sửa]
Nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của con người; bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hòa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một quá trình biến đổi và phát triển xã hội nhất định.
Phát huy nhân tố con người là tạo cơ hội, điều kiện để sử dụng, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cần thiết để con người thể hiện tối đa năng lực của mình trong lao động và hoạt động sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Bài liên quan[sửa]
Chú thích[sửa]
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, trang 11
- ↑ Man as a social animal, The Hindu, MARCH 12, 2012
- ↑ Tính bản thiện và tính bản ác, Báo Đà Nẵng, 15/04/2012
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
This article "Con người trong triết học" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Con người trong triết học. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.