You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Danh sách người Việt được giải thưởng Hellman – Hammett

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.Giải thưởng Hellman-Hammett là một giải thưởng và cũng là một trợ cấp được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao cho các nhà văn trên khắp thế giới, mà là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Chương trình trợ cấp này bắt đầu vào năm 1989 theo di chúc của bà Lillian Hellman mà muốn để lại tài sản của mình hầu giúp đỡ các nhà văn gặp khó khăn về tài chính bởi vì đã bày tỏ quan điểm của mình.[1] Giải thưởng mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Cả hai là các nhân vật thiên tả, từng bị truy vấn trước các ủy ban quốc hội Mỹ về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái của họ trong thời kỳ điều tra chống Cộng sản do Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy dấy lên vào thập niên 1950. Bà Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm còn ông Hammet phải vào tù một thời gian.

Chương trình trợ cấp Hellman/Hammett giúp đỡ từ $1000 cho tới $10000 cho các nhà văn mà cần được giúp đỡ về tài chính vì bị đàn áp chính trị. Ai cũng có thể đề cử, chỉ cần viết tiểu sử về người đó, danh sách các bài viết đã công bố, tình trạng về việc đàn áp chính trị mà người đó phải chịu đựng, và lý do cần được trợ giúp.[2][3]

Từ khi bắt đầu vào năm 1989 cho tới cuối năm 2012, HRW đã trao giải này cho trên 750 người từ 92 nước, trong đó có gần 30 công dân Việt Nam.[4][5]

1994[sửa]

1998[sửa]

Năm 1998 tổ chức Human Rights Watch đã tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards cho 8 người Việt trong đó có Hoàng Tiến, Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Tần, Phạm Thái Thụy, Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ và 2 người được giấu tên (một người sau được biết tới là Nguyễn Hộ)[7]:

  • Nguyễn Ngọc Tấn, nhà báo và nhà văn, bị bắt năm 1975 và bị giam 14 năm trong tù. Sau khi ra tù, ông ủng hộ "Phong trào thống nhất dân tộc và xây dựng dân chủ" (Movement to Unite the People and Build Democracy for Vietnam) của giáo sư Nguyễn Đình Huy và bị bắt lần nữa, bị xử 11 năm tù.
  • Hoàng Tiến, nhà văn, tham gia đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền 1996, công bố nhiều bài viết lên án việc bắt giữ và buộc tội Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến. Hoàng Tiến sau đó bị cấm xuất bản.
  • Lữ Phương, một nhà báo tự do, đã tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam 1968, và sau chiến tranh làm việc tại bộ văn hóa cho tới khi ông bị buộc phải từ chức vì những quan điểm khác biệt. Những bài viết của ông bị cấm ở Việt Nam, những liên lạc ra nước ngoài bị theo giõi, và ông ta bị mật vụ canh chừng.
  • Phạm Thái Thủy, còn gọi là Thái Thủy, một nhà báo và nhà thơ, đã bị bắt và bị tra tấn, nhốt trong chuồng riêng trong suốt một năm trời, sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt 1975. Được thả ra năm 1986, ông vẫn tiếp tục tham gia với Đoàn Viết Hoạt biên soạn Diễn đàn Tự do. Bị bắt lại vào năm 1990, ông ta bị giữ 4 năm và được thả ra khi sức khỏe suy sụp. Ông sau đó đã được phép di cư sang Hoa Kỳ 1997.
  • Thích Trí Siêu, học giả và nhà tu Phật giáo, bị bắt vào năm 1984, là một phần trong một dự định của chính quyền cộng sản trù dập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị buộc tội tham dự " những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Bị giữ 4 năm mà không xét xử, sau đó ông ta bị xử tử hình, sau đó giảm xuống còn 20 năm." Sau đó trong một cuộc họp, ông kêu gọi tự do và nhân quyền và bị tù riêng. Ông được thả ra năm 1998.
  • Thích Tuệ Sỹ, nhà tu Phật giáo, triết gia và nhà thơ, cũng bị bắt 1984 tương tự như Thích Trí Siêu, và cũng bị giữ trong một phòng riêng 4 năm không xét xử, và sau đó bị xử tử không được tham vấn. Sau khi quốc tế phản đối, án hai ông được giảm xuống còn 20 năm tù. 1994, ông cùng với các tù nhân lương tâm khác phản đối việc cấm cho gặp mặt một phái đoàn Liên Hợp Quốc. Ông được thả ra vào năm 1998.

2000[sửa]

  • Vũ Thư Hiên, nhà văn và nhà viết truyện phim, bị bắt 1967 và bị giữ 8 năm trong tù không xét xử. Ông bị bắt chỉ vì cha ông, Vũ Đình Huỳnh nguyên thư ký riêng của Hồ Chí Minh, bất đồng ý kiến với lãnh tụ đảng cộng sản nắm quyền. Năm 1993, ông trốn sang Moskva, nhưng khi họ biết được ông đang viết hồi ký, mật vụ Hà Nội đã lục soát nhà ở của ông. Ông trốn sang Ba Lan, nhưng được báo là ông sẽ bị tấn công, nên lại phải chạy sang tị nạn ở Paris.[8]

2002[sửa]

Theo bản thông cáo báo chí phổ biến ngày 24-7 tại New York, trong số 37 người thuộc 19 quốc gia được tổ chức Human Rights Watch trao Giải Nhân quyền Hellman/Hammett có năm người Việt Nam đã được chọn[9], coi như là được công nhận tinh thần dũng cảm của họ trước những đàn áp chính trị[10]:

2003[sửa]

28 nhà văn từ 13 nước đã nhận được giải thưởng và trợ cấp Hellman/Hammett trị giá tổng cộng là 170 ngàn Dollar. Những người nhận giải từ Belarus, Trung Quốc, Eritrea, Liberia, Nepal, Ukraina, và Việt Nam không muốn tên tuổi họ bị tiết lộ vì sợ bị liên lụy.[11]

2007[sửa]

Hôm 6 tháng 2 năm 2007, Human Rights Watch đã tuyên bố tặng giải năm nay cho tám nhân vật của Việt Nam, để "vinh danh lòng dũng cảm của những người đối lập tại Việt Nam".[12][13]

Trong số những người nhận giải năm nay có:

Lê Chí Quang cùng với Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang và Trần Khải Thanh Thủy là ban biên tập của bản tin Tổ Quốc.

Đại diện của Human Rights Watch giải thích lý do tại sao những người cầm bút tại Việt Nam được giải năm nay: "Đây là thời điểm quan trọng cho cộng đồng quốc tế để công nhận sự dũng cảm của những người cầm bút và người đối lập tại Việt Nam, một phần vì những nhà văn, nhà thơ, người viết nhật ký trên mạng ngày càng gặp nhiều khó khăn trong chuyện phát biểu một cách tự do mà không bị chính phủ sách nhiễu sau đó."

Phản ứng[sửa]

  • Theo trang web của Thông tấn xã Việt Nam, bản tiếng Anh thì Phát ngôn viên Lê Dũng hôm 06.02 đã lên án hành động của Human Rights Watch, coi nó là "sai" và căn cứ vào các thông tin sai lệch về tình hình ở Việt Nam.[12]

2008[sửa]

Trong 34 nhà văn từ 19 quốc gia được trao giải thưởng Hellman/Hammett năm nay có tám người Việt Nam:[14]

Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Lê Thị Công Nhân, ông Nguyễn Phương Anh, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Hà Sỹ Phu, ông Phạm Hồng Sơn.

Người thứ tám không được công bố danh tính vì lý do an toàn tính mạng cho người này và thân nhân. Trong số những người trên, linh mục Lý và luật sư Lê Thị Công Nhân đang phải thi hành án tù.

Ông Brad Adams, giám đốc Á châu của Human Rights Watch cho biết: "Nhiều người trên thế giới không biết rằng người Việt Nam có thể bị bắt chỉ vì bày tỏ chính kiến của mình".[14]

2009[sửa]

Sáu cây bút ở Việt Nam được tổ chức theo dõi nhân quyền trao giải thưởng Hellman/Hammett trong số 37 nhà văn từ 19 nước:[15][16]

  • Nguyễn Hoàng Hải, bút hiệu Điếu Cày, blogger,sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do
  • Nguyễn Thượng Long, cựu giáo viên, biên tập viên của tập san Tổ Quốc.
  • Phạm Thanh Nghiên, nhà văn, nhà tranh đấu dân chủ
  • Nhà sư Thích Thiện Minh
  • Trần Anh Kim, Trung tá quân đội nhân dân
  • Vi Đức Hồi, cựu giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Theo thông cáo HRW: "Tất cả những người này đều là các cây bút và nhà tranh đấu mà công việc và hoạt động của họ đã bị đàn áp." "Ngoài các trải nghiệm cá nhân, họ còn đại diện cho các cây viết và nhà báo khác, mà cuộc sống và sự nghiệp bị gián đoạn vì các chính sách kiểm soát ngôn luận và các ấn phẩm của chính phủ."[15]

Bà Elaine Pearson, phó giám đốc khu vực châu Á của HRW cho biết: "Việt Nam là nơi mà chính phủ trấn áp mạnh mẽ những người bất đồng chính kiến, tự do ngôn luận, báo chí độc lập và quyền tiếp cận mạng internet; chính phủ làm tất cả những gì có thể để bịt miệng các chỉ trích gia."[15]

2010[sửa]

Ngày 4 tháng 8, tại New York, Mỹ, tổ chức Theo dõi nhân quyền đã loan tin công bố trao "Giải Hellman/Hammett 2010" cho 6 công dân Việt Nam, trong đó có cả những người hiện là can phạm, đang chấp hành án phạt tù[17][18]:

HRW cho biết, "Tất cả những người được giải năm nay từ Việt Nam đều là các nhà văn mà tác phẩm và hoạt động của họ bị chính phủ đàn áp trong nỗ lực nhằm hạn chế tự do ngôn luận, kiểm soát các phương tiện truyền thông độc lập, giới hạn việc truy cập và sử dụng internet."

Phê bình[sửa]

Báo Công an Nhân dân cho đây chỉ là "màn kịch vụng về" của tổ chức HRW, mà "từ lâu đã bị các thế lực xấu, bọn phản động lưu vong người Việt giật dây, lũng đoạn, trở thành công cụ chống phá Việt Nam!"

2011[sửa]

Năm nay có tám cây bút người Việt trong số 48 tác giả với một nhóm nhà văn đa dạng từ 24 quốc gia vừa được trao giải thưởng Hellman/Hammett[19]:

Luật gia Cù Huy Hà Vũ, Hồ Thị Bích Khương, một nhà vận động nhân quyền; Lê Trần Luật, nguyên luật sư; Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân chính trị; Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà vận động tự do ngôn luận; Phan Thanh Hải, nhà vận động pháp lý; Tạ Phong Tần, người viết blog, cựu sĩ quan công an; và Vi Đức Hồi, nguyên cán bộ Đảng.

Tất cả những người được giải trong quá khứ đã từng, hoặc hiện tại vẫn đang bị giam giữ. Vài người đã bị côn đồ được hợp thức hóa tấn công và đả thương, hay bị đấu tố và hạ nhục trong các buổi họp quần chúng được dàn dựng trước. Tất cả những người được trao giải đều từng bị chính quyền áp dụng các biện pháp đối phó, gây cản trở tới đời sống và công việc, từ cắt đường điện thoại và hạn chế đi lại, đến gây sức ép với gia đình để buộc họ chấm dứt các việc làm của mình.

2012[sửa]

Ngày 20 tháng 12 năm 2012, tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố tại New York, có năm blogger người Việt trong số 41 cá nhân từ 19 quốc gia vừa được trao giải thưởng Hellman/Hammett[5][6][20]:

  • Nhà văn, Tù nhân chính trị, thành viên khối 8406 Huỳnh Ngọc Tuấn
  • Nhà bình luận chính trị Huỳnh Thục Vy, con gái ông Huỳnh Ngọc Tuấn
  • Nhà vận động tự do tôn giáo Nguyễn Hữu Vinh
  • Phạm Minh Hoàng (bút danh Phan Kiến Quốc), giảng sư khoa học ứng dụng tại Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Vũ Quốc Tú, nhà báo tự do (bút danh Uyên Vũ), sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do

ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: "Cũng như những người Việt khác đang thực thi quyền tự do ngôn luận, nhiều người trong giới blogger ngày càng phát triển của đất nước này đang phải chịu sức ép gia tăng từ các hành động đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa,"

Liên quan[sửa]

Ngày 16/12 tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh, blogger Huỳnh Trọng Hiếu bị tịch thu hộ chiếu trên đường đi Mỹ để nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 2012 thay cho cha Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái Huỳnh Thục Vy.[6]

Phê bình[sửa]

Báo Petrotimes cho là việc làm này của HRW "đã lật tẩy bộ mặt thật công nhiên cổ xúy hoạt động chống đối, lật đổ ở Việt Nam."[4]

Chú thích[sửa]

  1. Việt Nam: Tám người cầm bút Việt Nam được giải thưởng danh giá về Nhân quyền, HRW, 23.07.2008
  2. Human Rights Watch Hellman/Hammett Grant Program Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Module:Webarchive/data' not found., PEN, truy cập ngày 20.09.2014
  3. Human Rights Watch / Hellman-Hammett Grants Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Module:Webarchive/data' not found., HRW, truy cập ngày 20.09.2014
  4. 4,0 4,1 Các Lật tẩy bộ mặt thật của "Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012" , petrotimes, 2.01.2013
  5. 5,0 5,1 Các blogger Việt Nam được vinh danh vì đã dấn thân cho nhân quyền, HRW, 20.12.2012
  6. 6,0 6,1 6,2 Năm người VN được giải nhân quyền , BBC, truy cập ngày 20.09.2014
  7. Hellman/Hammett Grants world report 1999, HRW, truy cập ngày 3.05.2015
  8. Hellman/Hammett Grants world report 2000, HRW, truy cập ngày 3.05.2015
  9. 5 người Việt Nam được trao giải thưởng Hellman/Hammett, RFA, 25.07.2002
  10. Human Rights Watch World Report 2003 - Vietnam, UNHCR, 14.01.2003
  11. Hellman/Hammett grants awarded to 28 writers from 13 countries, IFEX, 30.07.2003
  12. 12,0 12,1 Việt Nam lên án giải nhân quyền, BBC, 6.02.2007
  13. Việt Nam: Những Nhà Đối Kháng Tranh Đấu Để Thực Thi Quyền Tự Do Ngôn Luận , HRW, 7.02.2007
  14. 14,0 14,1 Tám người Việt nhận giải nhân quyền, BBC, 23.07.2008
  15. 15,0 15,1 15,2 6 người nhận giải của tổ chức nhân quyền, BBC, 14.10.2009
  16. Banned, Censored, Harassed, and Jailed , HRW, 13.10.2009
  17. "Giải nhân quyền 2010" của HRW: Một trò hề kích động nhố nhăng, CAND, 26.08.2010
  18. Việt Nam: Các Nhà văn được Vinh danh vì Dấn thân cho Tự do Ngôn luận, HRW, 4.08.2010
  19. Việt Nam: Các Nhà văn được Vinh danh vì đã Dấn thân cho Nhân quyền , HRW, 14.09.2011
  20. Năm người Việt được giải nhân quyền Hellman-Hammett, Người Việt, 20.12.2012


This article "Danh sách người Việt được giải thưởng Hellman – Hammett" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Danh sách người Việt được giải thưởng Hellman – Hammett. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.

Page kept on Wikipedia This page exists already on Wikipedia.


Read or create/edit this page in another language[sửa]