Doãn Thịnh
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Doãn Thịnh (sinh năm 1941) là một nhạc sĩ Việt Nam hiện đại.
Tiểu sử[sửa]
Nhạc sĩ Doãn Thịnh tên đầy đủ là Nguyễn Doãn Thịnh, sinh ngày 26 tháng 12 năm 1941 tại Hà Nội.
Trong thời kỳ 1963-1971 ông là ca sĩ của Đài tiếng nói Việt Nam, có nhiều đóng góp cho chương trình.[1]
Năm 1973-1982, ông theo học Đại học Chỉ huy Giao hưởng và Hợp xướng tại Nhạc viện Quốc gia Sofia-Bulgary[1]
Năm 1982 đến năm 1995, ông là Chỉ huy của Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam.[1]
Trước đây, sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Âm nhạc Việt Nam khoa Thanh nhạc, ông là ca sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam (1963-1971) chủ yếu hát trong phòng thu và những năm đầu Việt Nam có truyền hình. Doãn Thịnh đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho chương trình ca nhạc trên làn sóng[2]
Khi tốt nghiệp tại Bungary, Doãn Thịnh đã chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của nhạc viện biểu diễn bản nhạc giao hưởng số 4 của Tchaikovsky để tốt nghiệp.
Doãn Thịnh luôn là người thầy tận tâm ở tất cả các lớp học thanh nhạc dù ngắn hay dài hạn. Ông là người đầu tiên gây dựng ra khóa thanh nhạc của trường Văn hóa Nghệ thuật Thái Nguyên. Ông từng dạy phát âm thông qua phương pháp học thanh nhạc tại trường Sân khấu Điện ảnh khóa 2 năm 1962-1963. Đặc biệt, ông là người đào tạo lại khóa thanh nhạc cho 58 sinh viên sư phạm 10+3 của Bộ Giáo dục sau 3 năm học nhưng chưa được công nhận. " Ông ấy nhận xét về giọng hát của người khác rất mạnh bạo, không kiêng nể, Có người nghe xong chỉ muốn tìm lỗ nẻ mà chui xuống", bởi một lẽ, ông có khả năng thẩm âm rất chính xác.[3]
Trong giảng dạy, Doãn Thịnh đặc biệt chú trọng về phương pháp tập hơi thở (nén và giữ hơi). Dù là người đội trưởng và là người thầy tại Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói ViệtNam., Doãn Thịnh luôn được chỉ định biểu diễn đơn ca ở các hội nghị lớn, các Sứ quán, Phủ Thủ tướng, Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chính phủ, Quốc hội...và nhiều tỉnh thành khác. Ông hát giọng Baryton cùng Trần Khánh hát giọng Tenor trong các buổi biểu diễn. Tuy nhiên, " trên làn sóng phát thanh, ông chỉ được phân phần lĩnh xướng, không được phân hát đơn ca lần nào, nhưng giọng ca của ông đã lay động lòng người, khi oai hùng, khi hiên ngang, khi giản dị, trong sáng, thực sự góp phần làm nên "những ca khúc đi cùng năm tháng".
Doãn Thịnh còn tham gia giảng dạy thanh nhạc từ 1960: Thành đoàn Hà Nội, Trường Sân khấu Nghệ thuật khóa 1962-1963, Nhà Văn hóa Trung tâm Hà Nội, Trường Nghệ thuật Bắc Thái năm 1962, và dàn dựng nhiều chương trình cho một số Đoàn Văn công địa phương, giúp các Đoàn đạt nhiều giải thưởng cao trong Hội diễn toàn quốc, giảng dạy cho những học sinh sau này thành danh như nhạc sĩ Trần Tiến, ca sĩ Ngọc Tân, Hữu Nội,...
Năm 1993 Doãn Thịnh cũng là người duy nhất trong 3 chỉ huy của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch chỉ huy được bản nhạc jazz " So it does" một cách xuất sắc cho chương trình dàn dựng múa đoàn Ngôi Sao Phương Bắc của Úc giúp đỡ đoàn múa ballet Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Quốc gia, tới mức người chỉ huy giao hưởng của đoàn Úc và là một trong 7 ngôi sao Nghệ thuật Úc lúc bấy giờ ôm lấy Doãn Thịnh và thốt lên "Lần sang Việt Nam thứ 5 này tôi đã tìm thấy Việt Nam có chỉ huy". Để có sự thành công của đêm biểu diễn này, Doãn Thịnh đã cùng dàn nhạc tập luyên miệt mài. Ông rất kiên nhẫn đợi một nhạc công piano tên Đông trong dàn nhạc 6 người suốt một ngày cho tới 10 phút trước khi biểu diễn mới có mặt.
Doãn Thịnh còn được biết đến như một con người cẩn thận, chu toàn, thâm trầm và sâu sắc. Tại chương trình chào mừng 40 năm giải phóng thủ đô tổ chức ở nhà hát thành phố Hà Nội năm 1994, Doãn Thịnh tuyển lựa diễn viên, viết cho dàn nhạc 16 bài. Doãn Thịnh cùng một vài người khác phối khí cho dàn nhạc giao hưởng đệm cho các bài ca. Đồng thời Doãn Thịnh làm MC, dùng lời của các danh nhân Đông Tây Kim Cổ dẫn dắt cho các ca khúc biểu diễn, đặc biệt là các ca khúc của Trần Hoàn, nhằm đánh thức phần sống thanh cao, bác ái của người Hà Nội sau những năm tháng bao cấp khó khăn và đầy mưu cầu cơm áo.
Sau 10 năm ăn lương chỉ huy mà không được cầm đũa chỉ huy và cống hiến, Doãn Thịnh mới được công nhận tại buổi biểu diễn cuối năm 1993. Tuy nhiên, tiếp theo đó Doãn Thịnh vẫn phải đối mặt với nhiều thăng trầm của số phận, giống như lời thơ của Phùng Khắc Bắc mà con người vị nghệ thuật vị nhân sinh này đã dùng để dẫn trong chương trình chào mừng 40 năm giải phóng thủ đô 1954-1994:
" Mặt lá nhìn ngửa
Mặt người nhìn ngang
Mặt loài thú lang nhìn xuống
Khi ta còn nhìn lên tín ngưỡng
Khi ta còn cúi xuống khẩn cầu
Ta, vẫn tự tạo ra mình bằng những dáng đau"
....
Những sáng tác nổi bật[sửa]
Cho thiếu nhi
Tích tắc tích tắc (1984)
Chuyến tàu trên phố (1984)
Những vì sao -Tình yêu của chúng em – Giải Nhất về sáng tác cho học sinh phổ thông của Sở Giáo dục Hà Nội năm 1987.
Cho mai sau – Được tuyển vào chương trình học nhạc của lớp 7 trong hệ thống giáo dục phổ thông của Hà Nội. Bài hát cũng được sử dụng trong Hội khỏe Phù Đổng Hà Nội. SỞ TDTT Hà Nội đã gặp nhạc sĩ Doãn Thịnh thêm lời về Phù Đổng vào bài hát này đề bài hát trở thành Phù Đổng ca trong toàn quốc. Tuy nhiên, do bài hát đã được viết từ hình ảnh em bé gái 4 tuổi vừa múa hát trước nền sân khấu mặt trời đang mọc phía sau, nên nhạc sĩ muốn giữ nguyên ý tưởng " cho mai sau" của bài hát.
Gửi vào em thơ (1987) – Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã dựng, quay, thu và phát tại thành phố Hồ Chí Minh và Truyền hình Trung ương.
Chú là ánh sao (1988) – Bài hát dành cho các cháu ca ngợi các chú thương binh ngày 27-7. Bài hát do Đài Truyền hình thành phố Hà Nội đã dựng và phát.
Có đếm được hết đâu (1988) – Bài hát dành cho các trường mẫu giáo và phổ thông cơ sở hát.
Lê Nin của em (1987) – Bài hát viết nhân 70 năm Cách mạng Tháng Mười. Đài Phát Thanh Hà Nội thu và phát.
Bài ca em hát (1987) – Bài hát viết về trường Phúc Tân. Ngay sau buổi biểu diễn, bài hát gây sự chú ý và trường Phúc Tân đã được Thành Ủy quyết định xây dựng lại thành 2 tầng.
Ngoài ra nhạc sĩ còn viết các bài hát loại " Trường ca" cho các trường phổ thông như " Những cánh chim Việt Đức (1984) Lê Văn Tám (1984), Mái trường thân thương Nguyễn Thượng Hiền (1997).
Cô giáo là cô tiên (1999)
Lời ca ấy (1999) – Viết về liệt sĩ Lê Thị Riêng
Chim Hoàng Anh - Giải Nhất ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (1985)
Mỗi bước chân anh- Giải Nhất sáng tác binh vận (1970)
Các sáng tác khác
Anh gọi tên em
Đợi Tuyết (thơ Chế Lan Viên)
Giọt nước cánh sen
Không không (thơ Thân Thị Ngọc Quế)
Tiếng thoi rộn rã
Khúc hát đời dã tràng (thơ Văn Đức Thu)
Tình đồng loại
Con vẹt
Ai bảo chúng tôi già
Hợp xướng Rùa vàng dâng kiếm
Các giải thưởng và công nhận[sửa]
Về sáng tác
- Giải Nhất sáng tác binh vận, ca khúc " Mỗi bước chân anh" (1970)
- Giải "một trong năm ca khúc xuất sắc" để kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười, ca khúc " Cách mạng Tháng Mười ngọn cờ hòa bình".
- Giải Nhất về sáng tác cho học sinh phổ thông của Sở Giáo dục Hà Nội năm 1988, ca khúc "Những vì sao -Tình yêu của chúng em " (1988)
- Ca khúc " Cho mai sau" được tuyển vào chương trình học nhạc của lớp 7 trong hệ thống giáo dục phổ thông của Hà Nội.
- Giải Nhất của sở văn hóa Hà Nội cho thiếu nhi năm 1987 ca khúc " Chuyến tàu trên phố".
Về dàn dựng chỉ huy:
- Giải nhất hội diễn toàn quốc với Đoàn Văn Công Thái Binh năm 1972.
- Giải nhì toàn quốc với Đoàn Văn Công Bắc Thái năm 1993 để cứu đoàn còn tồn tại đến nay (đoàn từng có quyết định giải tán)
- Huy chương vàng về chỉ huy bản nhạc múa " Huyền sử chiêng đồng" của Đặng Nguyễn với dàn nhạc giao hưởng Nhà hát Vũ Kịch Việt Nam năm 1990
- Người duy nhất chỉ huy được Chương ba bản nhạc jazz " So it does" cho đêm biểu diễn tại nhà hát lớn Hà Nội năm 1993.
Các ca khúc lĩnh xướng cùng tốp ca Đài Tiếng nói Việt Nam[sửa]
Bài ca giao thông vận tải – Hoàng Vân
Miền Nam ơi chúng tôi đã sẵn sàng - Lưu Cầu
Giữ vững biển trời Xô Viết Nghệ An - Hồ Bắc
Những người thợ mỏ - Phạm Tuyên
Tiếng chuông nhà thờ - Nguyễn Xuân Khoát
Hành Quân Đêm - Xuân Hồng-Trí Thanh
Cây chông tre - Trí Thanh
Cây lúa Quảng Bình cây súng Quảng Bình - Bành Trung
Dũng sĩ Củ Chi - Huỳnh Minh Siêng
Nhịp Máy Khoan - Trọng Bằng
Nơi nào khó có thanh niên - Đỗ Nhuận
Ra tiền tuyến - Huy Quang
Theo chân người địa chất - Hồ Bắc
Trước giờ ra trận- Võ Thành
Tham chiếu[sửa]
This article "Doãn Thịnh" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Doãn Thịnh. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.