You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Duy Cường

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Duy Cường (tên khai sinh là Phạm Duy Cường, sinh năm 1956) là một nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng với phong cách hòa âm bán cổ điển của Việt Nam tại hải ngoại. Anh là người nghệ sĩ thầm lặng đứng sau sự thành công của các album của nhiều nghệ sĩ như Thái Thanh, Tuấn Ngọc, Thái Hiền... và cũng có một thời gian dài cộng tác với các trung tâm như Tú Phương, Diễm xưa, Khánh Hà...

Tiểu sử và Sự nghiệp[sửa]

Trước 1975[sửa]

Duy Cường quê gốc Hà Nội, nhưng lại sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, là con trai thứ tư của nhạc sĩ Phạm Duy và danh ca Thái Hằng. Do không được sử ủng hộ của bố (nhạc sĩ Phạm Duy đã nhiều lần đập đàn để ngăn cấm các con[1]) nên Duy Cường cùng các anh đã tự mò mẫm học nhạc qua những nhạc cụ có sẵn trong nhà khi bố vắng mặt[2]. Đến năm 1969, Duy Cường đang ở nhà thì nhận được thư của anh cả là ca sĩ Duy Quang khi đó đang chơi nhạc tại Nha Trang đề nghị Duy Cường ra Nha Trang để tham gia với vai trò đánh organ cho ban nhạc The Free Ones (chuyên trình diễn cho những người lính Mỹ đang đóng quân). Nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn, Hai anh em Duy Quang, Duy Cường cùng Julie nhận được điện tín của nhạc sĩ Phạm Duy bắt tất cả phải người trở về Sài Gòn. Và khi biết rằng không thẻ ngăn cấm các con được nữa, Phạm Duy đã đồng ý cho các con theo đuổi đam mê và đã thành lập ban nhạc gia đình The Dreamers (còn được biết đến với tên gọi Ban nhạc Gia đình Phạm Duy), gồm Duy Quang (hát chính, bass), Duy Minh (trống), Duy Hùng (guitar), Duy Cường (keyboard, hòa âm), các giọng nữ chính có Julie, Vény (em gái Julie) [3] và sau này Thái Hiền[4] (với các bài bé ca và nữ ca), Thái Thảo (tại hải ngoại). Ban nhạc chuyên trình bày các nhạc phẩm do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác, phổ thơ và đặt lời Việt (và hầu hết các ca khúc được Phạm Duy viết trong giai đoạn này được Duy Cường đặt hợp âm). Dần dà cái tên The Dreamers trở thành cái tên quen thuộc trong các Đại Hội Nhạc Trẻ (Hippie À Go Go) do nhạc sĩ Trường Kỳ tổ chức[5] (bên cạnh những cái tên như The CBC, The Uptight, The Black Caps, The Strawberry Four, The Blue Jets...). Ngoài ra, ban nhạc còn trình diễn ở các địa điểm như Sở thú hay Trường La San Taberd và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ người hâm mộ, đặc biệt là các sinh viên thời bấy giờ.

Sau 1975[sửa]

Năm 1978, nhạc sĩ Duy Cường cũng các anh vượt biên dưới sự giúp đỡ của gia đình nhạc sĩ Ngọc Chánh (riêng Duy Quang được Julie bảo lãnh sang Pháp trước đó vài tháng).

Nhạc sĩ Duy Cường kể lại: "Ngày 28.04.1975, bố mẹ tôi cùng Thái Hiền, Thái Thảo đi (di tản). Lẽ ra ngày 29 thì tôi và anh em còn lại cũng đi, nhưng tối 28 pháo kích dữ dội. Thế là kẹt lại. Mãi đến 3 năm sau tôi mới vượt biên. Những ngày trên biển là những ấn tượng hãi hùng. Ngày tôi đi, bão cấp 8. Thuyền chao như cánh võng. Từ người lớn tới trẻ nhỏ đều ói, hết biết gì. Lẽ ra chỉ 2 ngày là tới nhưng đoàn chúng tôi đi lạc phải sau 8 ngày mới đến trại tị nạn ở Malaysia. Tháng 3.1979 tôi mới đặt chân đến Mỹ. Phải đến 2, 3 năm sau tôi mới ổn định được tâm lý. Những giấc mơ về Sài Gòn và ấn tượng không dám ra biển mãi sau này mới nguôi dần…”[6].

Sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, Duy Cường chính thức theo học hòa âm (music arrangement) tại Việt Nam anh cũng có theo học tại trường Quốc gia Âm nhạc nhưng phải bỏ dở vì sự kiện tháng 4 năm 1975. Và cũng tại đây, Duy Cường chọn phong cách âm nhạc bán cổ điển làm màu sắc chủ đạo trong các sản phẩm âm nhạc của mình. Năm 1982, Duy Cường thực hiện sản phẩm âm nhạc đầu tiên, đó là cuốn băng cassette "Thương Ai Nhớ Ai" với tiếng hát Thái Hiền. Và sau này là những album được đón nhận nồng nhiệt như "Ngày Xưa Hoàng Thị" (tiếng hát Thái Thanh), "Lời Gọi Chân Mây" (tiếng hát Thái Hiền - Tuấn Ngọc), "Dạ Khúc" (tiếng hát Lệ Thu)... Trước đó, vào năm 1987, Duy Cường thành lập trung âm PDC Musical Productions và cho ra đời cuốn Compact Disc (CD) đầu tiên của Việt Nam với 10 bản nhạc tình Phạm Duy. Ngoài ra, anh cũng làm lại hòa âm, hòa tấu cho các tác phẩm như Con đường cái quan,... Và hầu hết các sản phẩm hòa tấu của Duy Cường đều được thực hiện trên Computer chứ không phải do bất cứ dàn nhạc nào trình bày[7].

Cho đến nay Duy Cường đã hòa âm cho hàng trăm sản phẩm âm nhạc khác nhau cho nhiều nghệ sĩ tên tuổi, và anh vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu các phương pháp hòa âm.

Đời tư[sửa]

Duy Cường là một thành phần trong đại gia đình nghệ sĩ. Ngoài người cha là nhạc sĩ Phạm Duy, mẹ là ca sĩ Thái Hằng, còn có dì ruột là danh ca Thái Thanh, cậu ruột là các nhạc sĩ Phạm Đình Chương (tức Hoài Bắc), Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung) và nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ. Các anh em ruột như Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo đều thành công trên con đường nghệ thuật. Ngoài ra anh còn có vợ là ca sĩ Thiên Phượng, em rể là ca sĩ Tuấn Ngọc (chồng của Thái Thảo), cùng các em họ như Mai Hương, Ý Lan...

Và cũng như các anh em trong gia đình, anh là một người khá kín tiếng.

Một số CD & catsette[sửa]

Album Năm Nghệ sĩ Trung tâm phát hành Chú thích
Hoa Thương Nhớ Ai 1982 Thái Hiền và The Dreamers Phạm Duy Enterprises
Buồn Ơi, Xin Chào Mi... 1982 Julie Quê Mẹ Ca 2
Hát Cho Ngàn Sau 1984 nhiều ca sĩ Tú Phương Tú Phương 3
Đêm Nguyệt Cầm 1984 hòa tấu Diễm Xưa DXCD005
Ngậm Ngùi 1985 Gia đình Phạm Duy Tú Phương Tú Phương 8
Lá Diêu Bông - Thông Điệp Mùa Xuân 1985 Phạm Duy (giới thiệu), Duy Quang, Thái Hiền
Dấu Vết Tình Ta 1985 nhiều ca sĩ Diễm Xưa Diễm Xưa Tape 2 (casettte)

(DXCD001)

Ngày Xưa Hoàng Thị 1985 Thái Thanh Diễm Xưa Diễm Xưa Tape 4

(DXCD004 - tái bản năm 1991)

Quê Hương Và Kỷ Niệm 1986 Thái Thanh Diễm Xưa Diễm Xưa 6

Thái Thanh 2

Chiều Về Trên Sông 1987 hòa tấu PDC Productions CD đầu tiên của Việt Nam
Thương Một Người 1988 Khánh Ly Diễm Xưa Diễm Xưa Tape 1 (DXCD006)
Mùa Thu Xa Người 1988 nhiều ca sĩ Diễm Xưa Diễm Xưa 9
Lời Gọi Chân Mây 1989 Tuấn Ngọc, Thái Hiền Diễm Xưa Diễm Xưa 12 (casette)

DXCD009 (CD, tái bản năm 1991)

Bầy Chim Bỏ Xứ 1991 Kim Tước, Vũ Anh PDC Productions
Nỗi Buồn Dâng Hiến (The Best Of Lê Uyên Phương) 1991 Vũ Khanh, Ý Lan, Ngọc Lan Thiên Nga Thiên Nga 1
Con Đường Cái Quan 1991 hòa tấu Phạm Duy Enterprises tái bản năm 1993
Cõi Tình 1991 Khánh Hà Diễm Xưa DXCD002
Dấu Vết Tình Ta 2 1991 nhiều ca sĩ Diễm Xưa DXCD018
Tự Tình Khúc 1991 hòa tấu Lệ Hằng

( Trung Tâm Người Đẹp Bình Dương Phát Hành)

Lệ Hằng CD028
Quê Hương Tình Yêu 1992 Anh Ngọc casette
Đá Xanh 1992 Thiên Phượng PDC Productions
Hòa Tấu Piano Duy Cường - Love Collection 1992 hòa tấu Phượng Hoàng Phượng Hoàng CD037
Khúc Nguyệt Quỳnh 1992 Quỳnh Giao Quỳnh Giao Productions
Thu Ca Điệu Ru Đơn 1992 Thái Hiền Nhã Ca Nhã Ca CD010
Mẹ Việt Nam 1993 nhiều ca sĩ PDC Productions (Dream Studio phát hành) bổ túc phối khí từ bản gốc năm 1965
Quê Hương Và Kỷ Niệm 1993 Thái Thanh Diễm Xưa DXCD013
Giọt Lệ Cho Ngàn Sau 1994 Tuấn Ngọc Tuấn Ngọc Productions
Hàn Mặc Tử 1994 Duy Quang, Thái Hiền, Tuấn Ngọc, Thái Thảo Phạm Duy Productions Phương Nam Phim tái bản năm 2012
Chiều Về Trên Sông 1996 Quỳnh Giao Quỳnh Giao Productions với John Tomlinson
Minh Họa Kiều 1997 Ngâm thơ: Thanh Ngoan, Ái Vân

Tiếng hát: Duy Quang, Thái Hiền, Tuấn Ngọc, Thái Thảo, Ái Vân

Phạm Duy Productions
Minh Họa Kiều - Phần 2 1997 Ngâm thơ: Thanh Ngoan, Ái Vân

Tiếng hát: Duy Quang, Thái Hiền, Tuấn Ngọc, Thái Thảo, Ái Vân

Phạm Duy Productions
Hành Trình Phạm Duy 1999 Quỳnh Giao Quỳnh Giao Productions
Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa 2000 Sĩ Phú Diễm Xưa DXCD159
Người Tình Già Trên Đầu Non (Rong Ca: Hát Cho Năm 2000) 2000 Phạm Duy, Duy Quang, Thái Hiền Dream Studio
Người Con Gái Trong Tranh 2000 Thái Hiền, Tuấn Ngọc, Kiều Ngọc, Hoàng Thị Bích Ngọc HTBN Productions
Trở Về Mái Nhà Xưa 2000 Thiên Phượng Làng Văn
K. Khúc Của Lê 2 2001 nhiều ca sĩ HT Productions
Tình Khúc Văn Phụng & Hoàng Trọng 2002 Quỳnh Giao Quỳnh Giao Productions với Huỳnh Nhật Tân
Thơ Tình Phổ Nhạc 2002 Quỳnh Giao Quỳnh Giao Productions với Micheal Mikulka
Hoa Xuân 2003 Quỳnh Giao Quỳnh Giao Productions
Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài 2003 hòa tấu Bích Thu Vân
Hương Ca 2004 nhiều ca sĩ Phương Nam Phim với Nhật Trung
Minh Họa Kiều 3 2005 Ngâm thơ: Thanh Ngoan, Khắc Tư

Tiếng hát: Duy Quang, Thái Hiền, Ái Vân, Anh Dũng

Phạm Duy Productions
Trở Về Thôn Cũ 2005 Quỳnh Giao Quỳnh Giao Productions
Tình Khúc Phạm Duy 2006 Quỳnh Giao Quỳnh Giao Productions

Chú thích[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "Duy Cường" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Duy Cường. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]