Hậu duệ hiện đại của người Inca
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Hậu duệ hiện đại của người Inca là một chủ đề mang tính tìm hiểu và nghiên cứu của nhiều nhà sử học trên thế giới. Đế quốc Inca là một nền văn minh rực rỡ thời kỳ Trung Cổ ở Nam Mỹ thuộc tây bán cầu với những con người, công trình, văn hóa và khoa học nổi tiếng của nền văn minh Inca nói riêng và cả thế giới nói chung. Khi đế quốc Tây Ban Nha tấn công nền văn minh Inca vào năm 1533 do Francisco Pizarro chỉ huy và bắt sống vua thứ 13 của đế quốc Inca là Atahualpa rồi sau đó xử tử ông thì cũng là thời điểm đế quốc Inca bắt đầu suy tàn nhanh chóng do sự tấn công của người Tây Ban Nha và sự lan truyền các bệnh dịch mà người Inca bản địa chưa từng tiếp xúc bao giờ nên không có khả năng miễn dịch. Sau khi Tây Ban Nha chinh phạt thành công nền văn minh Inca thì số lượng người Inca cũng bắt đầu giảm đi nhanh chóng. Theo một số tài liệu thì những người Inca cuối cùng biến mất vào đầu thế kỉ XVII nhưng theo một vài nhà sử học thì hoàn toàn không phải như vậy, rất có thể hậu duệ của người Inca ngày nay vẫn còn vì khi Tây Ban Nha thống trị toàn bộ đế quốc Inca nếu họ muốn sống sót thì phải che giấu thân phận thật sự của mình bằng cách tự nhận mình là người của các dân tộc da đỏ bản địa khác, sau này hậu duệ con cháu của họ mặc dù rất có thể là người Inca thực sự và thuần chủng nhưng do thời gian đã quá lâu nên những người này không còn biết được gốc gác thực sự của mình là ai, thuộc người dân tộc nào trong quá khứ nhưng nếu muốn tìm ra họ thì cũng rất khó khăn.
Tìm kiếm trực tiếp bằng DNA[sửa]
Do tất cả các xác ướp của các vị vua Inca ngày xưa đều đã bị người Tây Ban Nha phá hoại và không còn rõ tung tích nên các nhà khoa học buộc phải nghiên cứu DNA của những người dân sinh sống xung quanh thành phố Cuzco của Peru (từng là thủ đô của đế quốc Inca và tập trung rất nhiều người Inca ngày xưa) và tìm ra những điểm tương đồng và giống nhau nhất giữa họ cũng như sự khác biệt DNA của những người dân vùng này với những người dân sống ở các vùng khác, nghiên cứu do hai nhà nghiên cứu Ricardo Fujita và Jose Sandoval thuộc Đại học San Martin de Porresit của Lima, Peru đã quan tâm đến hồ sơ di truyền của con cháu họ.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017-2018 và các nhà nghiên cứu đã có kết luận:
"Chúng được so sánh với cơ sở phả hệ của chúng tôi gồm hơn 3000 người để tái tạo lại cây phả hệ của tất cả các cá nhân".
''Cuối cùng chúng tôi đã giảm căn cứ này xuống gần 200 người có chung điểm tương đồng về gen với giới quý tộc Inca'' Fujita nói.[1]
Những hậu duệ của người Inca pha trộn dòng máu[sửa]
Ngày nay trên phần lãnh thổ của đế quốc Inca cũ vẫn còn một vài người tự nhận mình có dòng dõi của người Inca nhưng họ cũng không còn là những người Inca thuần chủng nữa mà họ đã bị pha trộn dòng máu của nhiều dân tộc khác nhau, chủ yếu là với người dân tộc Tây Ban Nha và người Quechua bản địa. Khi những người Inca thuần chủng cuối cùng còn sống sót thì họ buộc phải lập gia đình với những người thuộc các dân tộc khác và những người dân tự nhận mình là hậu duệ của người Inca này vẫn có tổ tiên là những người Inca thuần chủng cuối cùng mặc dù bây giờ họ đã là người lai giữa các dân tộc[2].
Kết luận[sửa]
Hiện tại thì chắc chắn vẫn còn những người dân mang dòng máu của người Inca ngày xưa nhưng họ không còn là những người Inca thuần chủng nữa mà đã trở thành người lai giữa các dân tộc khác nhau. Còn những người Inca thuần chủng bây giờ có còn hay không thì nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu Ricardo Fujita và Jose Sandoval thuộc Đại học San Martin de Porresit của Lima, Peru mặc dù đã có kết quả nhưng vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, cần phải có thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thêm.
Xem thêm[sửa]
Tham khảo[sửa]
This article "Hậu duệ hiện đại của người Inca" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Hậu duệ hiện đại của người Inca. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.