You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Hệ thống Giao thông Đường bộ tại Bình Phước

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Hệ thống Giao thông Đường bộ tại Bình Phước khái quát theo số liệu khảo sát thực tế vào tháng 8/2011, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 2 tuyến quốc lộ, 14 tuyến đường tỉnh và 123 tuyến đường huyện. Tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường trên địa bàn tỉnh là 31,0%. Mạng lưới đường tỉnh đã nối thông từ tỉnh lỵ đến trung tâm các huyện và liên kết giữa các huyện với nhau. 108/111 số xã đã có đường giao thông được nhựa hóa đến Trung tâm xã, đảm bảo giao thông thuận tiện trong cả mùa mưa.

Thông tin chung[sửa]

STT Cấp quản lý Chiều dài
(km)
Số tuyến Kết cấu mặt đường
(km)
Tỷ lệ nhựa hóa
(%)
Bê tông nhựa Láng nhựa Bê tông xi măng Cấp phối sỏi đỏ+đất
1 Quốc lộ 192,7 2 147,7 45 100,0
2 Đường tỉnh 535,3 14 82 405,3 48 91,0
3 Đường huyện 927,3 123 68,6 392,3 466,5 49,7
4 Đường đô thị 401,4 264 13,2 252,4 135,8 66,2
5 Đường xã 3.265,5 1636 136,6 108,8 3.020,1 7,5
Tổng cộng 5.322,1 2.039 311,3 1.231,5 108,8 3.670,4 31,0

Quốc lộ[sửa]

Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Phước có điểm đầu tại Cầu Tham Rớt (ranh tỉnh Bình Dương), đi theo hướng Bắc qua các huyện Chơn Thành, Hớn Quản, thị xã Bình Long, huyện Lộc Ninh và điểm cuối tại của khẩu Hoa Lư. Tuyến có chiều dài 79,6 km, trong đó có 34,6 km đường BTN và 45,0 km láng nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp III, mặt rộng 7–25 m, nền 10–30 m.

Do là tuyến đường huyết mạch của vùng và của tỉnh nên nhiều đoạn đã được mở rộng như từ điểm đầu đến thị xã Bình Long đã được mở rộng với mặt đường 25m, nền 30m, đây sẽ tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời, tạo mối giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với nước bạn Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (huyện Lộc Ninh).

Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 113,06 km, điểm đầu tại ranh tỉnh Đắk Nông (km 887+250) đi theo hướng Đông Bắc - Tây Nam qua thị trấn Đức Phong huyện Bù Đăng, trung tâm thị xã Đồng Xoài và kết thúc tại điểm giao QL.13 tại ngã tư Chơn Thành, huyện Chơn Thành (km1001+360).[1]

Toàn tuyến đã được thi công lại với tiêu chuẩn đường cấp III - đồng bằng vừa hoàn thành tháng 6 năm 2015.

Tên Đường Điểm Đầu Điểm cuối Chiều Dài (km)
Quốc lộ 13 Cầu Tham Rớt (ranh tỉnh Bình Dương) Cửa khẩu Hoa Lư (ranh Campuchia) 79.90
Quốc lộ 14 Ngã 4 Chơn Thành Cây Chanh (ranh tỉnh Đắk Nông) 112.70

Tỉnh lộ[sửa]

Đây là trục giao thông quan trọng, có hướng gần như song song với Quốc lộ 13, kết nối trung tâm tỉnh với huyện Đồng Phú, Phú Riềng, Bù Gia Mập, thị xã Phước Long và là tuyến ngắn nhất nối về Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến có điểm đầu tại Bàu Trư ranh tỉnh Bình Dương (Km 49+537), điểm cuối tại ranh tỉnh Đắk Nôn (km 185+345). Tuyến đi theo hướng Bắc-Nam qua trung tâm các huyện Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài, thị xã Phước Long huyện Phú Riềng và huyện Bù Gia Mập, với chiều dài 135,8 km

Nằm hoàn toàn trên địa bàn huyện Chơn Thành nối thông qua tỉnh Bình Dương, điểm đầu tại ngã tư Chơn Thành đến Cầu Bà Và (ranh Bình Dương) đi tiếp qua Bình Dương. Tuyến dài 8,1 km, mặt láng nhựa rộng 6 m, nền 9 m, chất lượng trung bình.

Tên cũ là đường Tống Lê Chân, điểm đầu giao đường Phan Bội Châu của thị xã Bình Long, điểm cuối tại cầu Sài Gòn và được nối tiếp với ĐT.794 của tỉnh Tây Ninh. Tuyến dài 16,8 km, mặt đường láng nhựa rộng 7 m, nền 9 m, chất lượng trung bình.

Tuyến có điểm đầu giao ĐT.741 tại trung tâm thị xã Đồng Xoài, đi theo hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Đồng Phú kết thúc tại Sông Mã Đà và phía bên kia là ĐH.Bà Hào-Rang Rang của tỉnh Đồng Nai (căn cứ Chiến khu D). Tuyến dài 30 km, mặt đường cấp phối sỏi đỏ 9m, nền 12m. Mật độ dân cư hai bên tuyến khá đông nên lưu lượng xe máy trên tuyến tương đối cao. Trên tuyến có cầu Số 3, cầu Cứ, cầu Rạt có kết cấu bê tông cốt thép.

Dài 12,25 km, mặt đường láng nhựa 6 m, nền 9 m, điểm đầu giao đường Đồng Tâm-Tà Thiết tại Ngã 3 km 9+916, điểm cuối tại sông Sài Gòn (ranh tỉnh Tây Ninh) và được nối tiếp với ĐT.792 tỉnh Tây Ninh. Tuyến giao thông liên tỉnh phục vụ nhu cầu giao lưu đi lại của người dân khu vực Lộc Ninh, Bình Long với các huyện Tân Châu, Tân Biên tỉnh Tây Ninh.

Trước đây là đường Đoàn Kết-Thống Nhất, điểm đầu giao Quốc lộ 14 tại TT.Đức Phong, điểm cuối tại xã Thống Nhất thuộc huyện Bù Đăng, dài 33,93 km, mặt đường láng nhựa rộng 3,5 m, nền 6,5 m. Tuyến chủ yếu phục vụ cho nhu cầu dân sinh, sản xuất của nhân dân và nối các xã Thống Nhất, Đăng Hà đến trung tâm huyện Bù Đăng.

Điểm đầu giao Quốc lộ 14 tại xã Minh Lập huyện Chơn Thành, đi theo hướng Nam –Bắc qua các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh và điểm cuối giao với ĐT Lộc Tấn - Hoàng Diệu tại xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh. Tuyến có chiều dài 50,3 km, mặt đường rộng 5-6m, nền rộng 7-9m, chất lượng trung bình.

Điểm đầu giao ĐT.741 tại ngã ba Bù Nho xã Bù Nho, huyện Bù Gia Mập, đi theo hướng Đông-Tây qua các xã Bù Nho, Long Hà (huyện Bù Gia Mập) và xã Thanh An (thị xã Bình Long) và điểm cuối tại cầu Cần Lê trên địa bàn xã Thanh Lương - thị xã Bình Long, dài 35,96 km, mặt láng nhựa 6m, nền 9m, chất lượng mặt đường trung bình.

Điểm đầu giao với ĐT.741 tại xã Thuận Phú huyện Đồng Phú, điểm cuối giao với ĐT.756 tại xã Tân Lợi huyện Hớn Quản. Tuyến dài 24,5 km mặt láng nhựa rộng 6m nền 9m, chất lượng trung bình.

Điểm đầu giao Quốc lộ 14 tại ngã ba Bù Na xã Đức Liễu huyện Bù Đăng, điểm cuối giao với ĐT. Lộc Tấn-Hoàng Diệu tại ngã ba Thanh Hòa thị trấn Thanh Bình huyện Bù Đốp. Tuyến dài 49,46 km, mặt láng nhựa rộng 6 m, nền 9 m, phục vụ vận tải liên huyện và nhu cầu dân sinh của thị trấn Thanh Bình huyện Bù Đốp. Trên tuyến có cầu Bù Na, Đa Kia, Sông Bé II có kết cấu BTCT, tải trọng 10-25 tấn.

Tuyến dài 53,95 km, đi qua khu dân tộc thiểu số, dân cư thưa thớt, chủ yếu là nương rẫy, cao su, Điểm đầu giao Quốc lộ 14 tại ngã ba Minh Hưng xã Minh Hưng huyện Bù Đăng, điểm cuối giao với ĐT.741 tại ngã ba Tiền Giang xã Phú Nghĩa huyện Bù Gia Mập. Hướng tuyến đi qua khu vực địa hình có nhiều núi non hiểm trở, nhiều đoạn có độ dốc 10%.

Trên tuyến có cầu Đắk Lấp, Số 5, Bom Ría, Đăk Lung II, Đăk Ơ. Hiện có một số cầu dầm I và Bailey có tải trọng thấp, tình trạng rất yếu, cần được xây dựng mới.

Tên cũ là đường Sao Bộng-Đăng Hà. Điểm đầu giao Quốc lộ 14 tại ngã ba Sao Bộng xã Đức Liễu, điểm cuối giáp ranh tỉnh Lâm Đồng tại xã Đăng Hà huyện Bù Đăng. Tuyến có chiều dài 33,6 km, mặt đường láng nhựa rộng 6 m, nền 9 m. Trên tuyến có cầu số 1, số 2, số 3 có kết cấu BTCT. Riêng đoạn từ km25+500 đến km29+500 có chất lượng trung bình, khó khăn đi lại vào mùa mưa.

Tên cũ là đường Lộc Tấn-Hoàng Diệu. Dài 40,65 km, Điểm đầu tuyến giao với QL.13 tại ngã ba Lộc Tấn xã Lộc Tấn huyện Lộc Ninh, điểm cuối tại cửa khẩu Hoàng Diệu xã Hưng Phước huyện Bù Đốp. Phần lớn tuyến đi qua khu trồng cao su, dân cư thưa thớt.

Tên cũ là đường Đồng Tâm-Tà Thiết. Tuyến dài 9,92 km, điểm đầu tuyến giao với Quốc lộ 13 tại ngã ba Đồng Tâm xã Đồng Tâm huyện Lộc Ninh, điểm cuối giao với ĐT.754, hiện trạng mặt bê tông nhựa rộng 6m, nền 9m.[2]

Tên Đường Điểm Đầu Điểm cuối Chiều Dài (km)
ĐT.741 Bàu Trư (ranh tỉnh Bình Dương - Km49+537) Bù Gia Mập (Ngã 3 Đức Lập – Km185+345) 135.8
ĐT.751 Ngã 4 Chơn Thành Cầu Bà Và (ranh Bình Dương) 8.1
ĐT.752 An Lộc, Bình Long Cầu Sài Gòn (ranh Tây Ninh) 16.788
ĐT.753 Thị xã Đồng Xoài (ĐT-741) Mã Đà (ranh Đồng Nai) 30
ĐT.754 Ngã 3 đường Đồng Tâm - Tà Thiết Sông Sài Gòn (ranh tỉnh Tây Ninh 12.251
ĐT.755 Xã Đoàn Kết (QL.14) Xã Thống Nhất 33.93
ĐT.756 Xã Minh Lập (QL.14) Xã Lộc Hiệp (ĐT.748) 50.332
ĐT.757 Ngã 3 Bù Nho (ĐT.741) Cầu Cần Lê (QL.13) 35.966
ĐT 758 Thuận Phú, Đồng Phú, Đồng Phú Điểm giao ĐT.756, Hớn Quản 34,31
ĐT.759 Ngã 3 Bù Na (QL.14) Ngã 3 Thanh Hòa (ĐT.748 cũ) 49.461
ĐT.760 Ngã 3 Minh Hưng (QL.14) Ngã 3 Hạnh Phúc (ĐT.741) 53.953
ĐT.755B Ngã 3 Sao Bộng (QL.14) Xã Đăng Hà (ranh tỉnh Lâm Đồng) 33.600
ĐT.754B Ngã 3 Đồng Tâm (QL.13) Khu di tích Tà Thiết 14.500
ĐT.759B Điểm giao Quốc lộ 14C Cửa khẩu Hoàng Diệu 3,7

Đường huyện[sửa]

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện có 123 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 927,3 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 49,7%. Thị xã Bình LongPhước Long là 2 địa phương có tỉ lệ đường huyện nhựa hóa cao nhất (đạt 100%) và huyện Đồng Phú là địa phương có tỷ lệ nhựa hóa thấp nhất (22,2%). Nhìn chung hệ thống đường huyện đã kết nối được từ huyện lỵ đến các trung tâm các xã. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều tuyến có mặt đường cấp phối sỏi đỏ, đất chất lượng xấu, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân

STT Huyện, thị Số tuyến Chiều dài
(km)
Kết cấu mặt đường
(km)
Tỷ lệ nhựa hóa
(%)
Bê tông nhựa Láng nhựa Cấp phối+đất
1 Thị xã Bình Long 3 9,6 3,0 6,6 100,0 %
2 Thị xã Phước Long 4 19,1 6,0 13,1 100,0 %
3 Huyện Hớn Quản 15 112,9 4,5 52,8 55,6 50,7 %
4 Huyện Đồng Phú 12 142,9 13,0 18,7 111,2 22,2 %
5 Huyện Lộc Ninh 35 210,7 22,6 88,6 99,5 52,8 %
6 Huyện Bù Đăng 10 73,5 54,0 19,5 73,5 %
7 Huyện Bù Đốp 6 56,1 30,4 25,7 54,2 %
8 Huyện Bù Gia Mập 19 178,3 5,8 71,1 101,4 43,1 %
9 Huyện Chơn Thành 19 124,2 13,7 56,9 53,6 56,8 %
Tổng cộng 123 927,3 68,6 392,3 466,5 49,7 %

Đường đô thị[sửa]

Tổng chiều dài các tuyến đường đô thị trên địa bàn các huyện, thị là 401,4 km, trong đó có 13,2 km đường BTN, 252,4 km đường nhựa và đường CPSĐ là 135,8 km. Tỷ lệ nhựa hóa của đường đô thị đạt 66,2%.

STT Huyện, thị Số tuyến Chiều dài
(km)
Kết cấu mặt đường
(km)
Tỷ lệ nhựa hóa
(%)
Bê tông nhựa Láng nhựa Cấp phối+đất
1 Thị xã Đồng Xoài 74 140,3 99,7 40,6 71,1 %
2 Thị xã Bình Long 46 29,5 4,0 20,7 4,8 83,7 %
3 Thị xã Phước Long 20 117,4 7,4 80 30 74,7 %
4 Huyện Hớn Quản 0
5 Huyện Đồng Phú 48 21,9 3,1 18,8 14,2 %
6 Huyện Lộc Ninh 21 34,6 16 18,6 46,2 %
7 Huyện Bù Đăng 29 18,0 1,8 12,1 4,1 77,2 %
8 Huyện Bù Đốp 20 26,6 10,4 16,2 39,1 %
9 Huyện Bù Gia Mập 0
10 Huyện Chơn Thành 6 13,1 10,5 2,6 80,2 %
Tổng cộng 264 401,4 13,2 252,4 135,8 66,2 %

Đường xã[sửa]

Tổng số km chiều dài các tuyến đường xã trên địa tỉnh Bình Phước là 3.265,5 km với hầu hết là đường đất có chất lượng bình. Hiện trạng hệ thống đường xã thể hiện qua bảng sau:

STT Huyện, thị Số tuyến Chiều dài
(km)
Kết cấu mặt đường
(km)
Tỷ lệ nhựa hóa
(%)
Bê tông nhựa Láng nhựa Cấp phối+đất
1 Thị xã Đồng Xoài 11 169,4 1,7 6,4 161,3 4,8 %
2 Thị xã Bình Long 68 101,2 - 101,2 0,0 %
3 Thị xã Phước Long 68 112,5 24,3 3,0 85,2 24,3 %
4 Huyện Hớn Quản 202 542,5 13,2 27,45 501,9 7,5 %
5 Huyện Đồng Phú 168 422,7 - 10,0 - 2,4 %
6 Huyện Lộc Ninh 212 265,2 12,2 - 4,6 %
7 Huyện Bù Đăng 208 502,7 39,1 17,0 466,6 11,2 %
8 Huyện Bù Đốp 197 432,3 24,9 10,5 396,9 8,2 %
9 Huyện Bù Gia Mập 434 583 33,4 15,6 534,0 8,4 %
10 Huyện Chơn Thành 68 134 - 6,69 - 5 %
Tổng cộng 1.636 3.265,5 136,6 108,8 2.227,1 7,5 %

Hệ thống cầu[sửa]

Trên các tuyến Quốc lộ có 23 cầu BTCT DƯL với tổng chiều dài là 857,4m, tải trọng 25 T, chất lượng trung bình. Trên các tuyến đường tỉnh, có 49 cầu với 1995,98 mét, trong đó phần lớn các cầu có kết cấu BTCT, chỉ còn một số ít có tải trọng thấp.

  • Về khổ cầu: Hầu hết có khổ từ 4–7 m.
  • Về tải trọng: Tất cả các cầu có tải trọng > 13 T.
STT Cầu trên tuyến đường Chiều dài (m) Số lượng STT Cầu trên tuyến đường Chiều dài (m) Số lượng
A Quốc lộ 857,4 23 B Đường tỉnh
1 Quốc lộ 13 120,24 7 10 ĐT.759 (Tỉnh lộ 759) 201,14 3
2 Quốc lộ 14 737,16 16 11 ĐT.760 (Tỉnh lộ 760) 306,56 6
B Đường tỉnh 1.971,44 49 12 ĐT.755B (Tỉnh lộ 755B) 231,54 4
1 ĐT.741 (Tỉnh lộ 741) 228,6 6 13 ĐT.759B (Tỉnh lộ 759B) 31,0 3
2 ĐT.751 (Tỉnh lộ 751) 24,54 1 14 ĐT.754B (Tỉnh lộ 754B) 57,54 2
3 ĐT.752 (Tỉnh lộ 752) 160 1 C Đường huyện 791,0 38
4 ĐT.753 (Tỉnh lộ 753) 84,0 3 1 Thị xã Đồng Xoài 40,0 2
5 ĐT.754 (Tỉnh lộ 754) 76,6 2 2 Thị xã Phước Long 170,0 7
6 ĐT.755 (Tỉnh lộ 755) 55,8 3 3 Huyện Đồng Phú 468,0 22
7 ĐT.756 (Tỉnh lộ 756) 143,62 7 4 Huyện Bù Đốp 35,0 2
8 ĐT.757 (Tỉnh lộ 757) 209,8 4 5 Huyện Lộc Ninh 78,0 5
9 ĐT.758 (Tỉnh lộ 758) 160,7 3

Xem thêm[sửa]

BÁO CHÍNH CHÍNH - Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 | Sở giao thông vận tải tỉnh Bình Phước

Tham khảo[sửa]


This article "Hệ thống Giao thông Đường bộ tại Bình Phước" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Hệ thống Giao thông Đường bộ tại Bình Phước. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]