You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Hội thánh Truyền giáo Phục hưng

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Hội thánh Truyền giáo Phục hưng (tiếng Anh: Revival Ekklesia Mission) là một hệ phái Tin Lành độc lập được tạo ra từ chức vụ giáo sĩ của các Mục sư Phương Văn TânVõ Xuân Loan trong thập niên 1990. Ông Vũ Chiến thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ tôn giáo cho biết Hội thánh truyền giáo Phục hưng hoạt động tại Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là một điểm nhóm Tin lành tư gia, hoạt động tôn giáo độc lập với các tổ chức Tin lành khác.[1]. Tổ chức này mới chỉ đăng ký sinh hoạt tín ngưỡng ở cấp phường chứ chưa được công nhận là một tôn giáo và người đứng đầu cũng không thể được gọi là "mục sư"[2]

Đức tin[sửa]

Tín lý của Hội Thánh này là Đức Chúa Trời Ba Ngôi; Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời; sự cứu rỗi trong danh Cứu Chúa Jesus và quyền năng Chúa Thánh Linh. Khải tượng của Hội thánh là Giảng Tin Lành trong quyền năng Thánh Linh; Đem người đau khổ về với Chúa Jesus; Cầu nguyện cho sự chấn hưng của đất nước; Truyền giáo thế giới.

Chỉ trích[sửa]

Ngày 18-10-2006, Hội thánh Truyền giáo Phục hưng đã được Ủy ban Nhân dân Phường 3, Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm số nhà 205/2, đường số 1, phường 3 quận Gò Vấp với số lượng thành viên đăng ký là 60 người.[3] Hiện nay, Hội thánh này đã chuyển địa điểm sinh hoạt đến số nhà 415/8/4 Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp. Đại diện Ban Tôn giáo TP.HCM cho biết từ đầu tháng 5, 2021 đến nay, Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại địa điểm Quận Gò Vấp hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần, số lượng người tham gia là 20 người.[4]

Tính đến 1/6/2021, từ các ca lây nhiễm của Hội thánh, virus SARS-COVI2 đã lây ra các tỉnh: Long An, Trà Vinh, Bình Dương, Đăk Lăk, Bạc Liêu với trên 200 ca nhiễm.[5] Ngoài ra, còn có hơn 2.500 ca F1 và 60.000 ca F2 ở hơn 10 tỉnh, thành.[6] Quận Gò Vấp, nơi Hội thánh đặt trụ sở, đã bị phong tỏa từ 0h ngày 31-5-2021.

Ngày 30 tháng 5 năm 2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Gò Vấp đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội danh "lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" liên quan các thành viên của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng để tiến hành điều tra.[7] Trong cùng ngày, vợ chồng mục sư Phương Văn Tân và Võ Xuân Loan đã viết thư xin lỗi vì làm lây lan dịch bệnh.[8]

Liên quan đến việc khởi tố vụ án này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho rằng cơ quan Công an khởi tố vụ án này không phải là hành động cản trở hay làm khó dễ đối với hoạt động của tổ chức tôn giáo, lại càng không phải là khởi tố một tổ chức tôn giáo như nhiều người đã nhầm lẫn. Trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng, từ cán bộ đảng viên, chức sắc tôn giáo hay công dân. Quá trình điều tra, vi phạm tới đâu thì xử lý trách nhiệm tới đó, chứ không có chuyện phân biệt tôn giáo hay ngăn cản tự do tín ngưỡng. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo quy định phòng chống dịch vẫn hoạt động bình thường theo quy định của Nhà nước bởi suy cho cùng, các tôn giáo hoạt động cũng vì cộng đồng, vì nhân dân.[9]

Ngày 1 tháng 6 năm 2021, Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng Hội thánh đã khai báo gian dối: "Ban đầu, hội thánh chỉ khai báo có 20 người sinh hoạt truyền giáo, để cho phù hợp với quy định giãn cách phòng chống dịch của thành phố. Tuy nhiên, sau đó thành phố từng bước điều tra tìm ra 55 trường hợp tham gia sinh hoạt hội này."[10] Trước đó, gia đình mục sư Hội thánh này không chịu hợp tác, không chủ động khai báo mà còn cố tình giấu diếm, khiến công tác truy vết gặp nhiều khó khăn.[11]

Chú thích[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]


This article "Hội thánh Truyền giáo Phục hưng" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Hội thánh Truyền giáo Phục hưng. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]