Hiko Seijuro
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Hiko Seijuro XIII (比古 清十郎 十三代 Hiko Seijūrō Jūsandai Bỉ Cổ Thanh Thập Lang Thập Tam Đại) là sư phụ của Himura Kenshin trong seri anime/manga Rurouni Kenshin. Tên thật của ông là Niitsu Kakunoshiin. Người lồng tiếng Nhật là Shuichi Ikeda, và người lồng tiếng Anh là Richard Epcar.
Tóm tắt nội dung[sửa]
Người kế thừa thứ 13 của môn phái Hiten Mitsurugi-Ryū (Phi Thiên Ngự Kiếm), Hiko Seijuro đã cứu cậu bé Shinta khỏi lũ cướp đã sát hại những người đồng hành với cậu. Hiko sau đó chăm sóc Shinta, và đổi tên cậu thành Kenshin ("Kiếm Tâm") sau khi khẳng định rằng Shinta không phải là một cái tên phù hợp cho một kiếm sỹ. Trong 6 năm sau đó, Hiko huấn luyện Kenshin theo phái Hiten Mitsurugi-Ryū. Ông giận dữ và thất vọng với Kenshin, vì anh từ bỏ môn phái để gia nhập cuộc cách mạng Duy Tân với vai trò nghĩa sĩ Duy tân vào tuổi 14.Hiko biết rằng mặc dù khả năng của Kenshin đã vượt quá những đối thủ thậm chí lớn tuổi hơn mình, anh vẫn chỉ mang trong mình tâm hồn và sự ngây thơ của một đứa trẻ, chưa sẵn sàng đến với thế giới bên ngoài. Hiko sống khép mình với thế giới bên ngoài, lấy lý do rằng ông không có phải quan tân gì đến xã hội hủ bại và ẩn cư với tư cách một thợ làm gốm ở cánh rừng gần Kyoto.
Trong phần Kyoto, Kenshin đến thăm Hiko để hoàn thiện phần cuối cùng trong Hiten Mitsurugi-Ryū. Hiko đánh giá sự trưởng thành của cậu học trò mình, cả về kiếm lẫn tâm sau 15 năm xa cách và truyền thụ lại tuyệt chiêu (Ogi), Amakakeru Ryu No Hirameki cho Kenshin (sau khi truyền thụ xong, Hiko xém chết khi lĩnh đòn của Kenshin). Sau đó, chúng ta thấy Hiko Seijuro khi ông giúp đỡ quán Aoi của Oniwabanshu bằng cách tiêu diệt tên khổng lồ Fuji như một ân huệ cuối cùng cho Kenshin. Trong OVA SeisōHen/Reflection, ông cũng nhận ra rằng Phi Thiên Ngự Kiếm không còn phù hợp với thế giới đang đổi thay này nữa, như ông nhận xét với Yahiko: "Thứ duy nhất dường như không thay đổi, đó là mặt trăng," mặc dù cũng nên chú ý rằng điều này mâu thuẫn với mục đích của tác giả "SeisōHen" là muốn đây là kết thúc cho Rurouni Kenshin.
Năng lực[sửa]
Hiko là kiếm sỹ mạnh nhất trong seri; ông mạnh hơn cả Kenshin. Thực tế, trong lần huấn luyện thứ hai của Kenshin, Kenshin đã tấn công Hiko bằng cả "thể chất lẫn tâm hồn" trong một chiêu nhưng cũng chỉ làm trầy được bao cổ tay của Hiko. Mặc dù hai người có tốc độ tương đương, Hiko sở hữu một năng lực phán đoán chiến trận phi thường và một sức mạnh to lớn (được dấu dưới áo khoác nặng nề, nhưng cũng có lần được lộ ra) để thi triển Phi Thiên Ngự Kiếm với tất cả sức mạnh. Sau 15 năm, thầy và trò lại gặp nhau. Chỉ khi Kenshin hoàn thành được khóa huấn luyện thì anh mới có thể sống sót trước lòng tự trọng và khả năng kiếm thuật siêu đẳng của Hiko. Mặc dù Hiko đã 43 tuổi, trông ông chỉ như mới khoảng 20 tuổi. Khi Hiko nói với Yahiko và Misao tuổi thật của mình, 2 người bị sốc vì cho rằng Phi Thiên Ngự Kiếm cứ như một phương pháp hồi xuân.
Kỹ năng của Hiko có thể được chứng kiến trong manga và anime. Ông không bao giờ lùi bước trong chiến đấu, có khả năng phân tích chiến trận tuyệt vời, hiểu được bản chất của đối thủ, và điều kiện cơ thể tối đa của mình. Kamiya Kaoru nói rằng thanh kiếm của bậc thầy như Hiko không khác gì một hàng rào, cường điệu rằng nếu ai đó bước vào hàng rào này thì Hiko sẽ tiêu diệt người đó tức khắc. Nobuhiro Watsuki đã đề cập đến trong phần chú thích cho nhân vật rằng ông ta có thể so sánh với quân bài Joker vì ông quá mạnh, ông thực sự không có chỗ trong bộ manga trừ khi đấu với một quân Joker khác, mà đại diện là gã khổng lồ Fuji.
Tấm áo choàng không chỉ là biểu tượng của mọi trưởng môn Hiten Mitsurugi, nó còn giúp họ tăng cường sức khỏe trong thời bình. Kể cả khi không giao đấu, Hiko vẫn rèn luyện chỉ bằng việc mặc nó, vì nó được may thêm nhiều vật liệu nặng khiến ông luôn phải chịu sức nặng của nó và làm việc dưới sức ép khoảng 37.5 kilogram (82.5 pound). Watsuki đề cập đến việc này trog bộ manga rằng ông dựa trên tấm áo choàng gợn sóng trong Spawn of Hình Comics của Todd McFarlane (kích thước của cổ áo đã được giảm đi trong anime).
Cái tên Hiko Seijuro thực tế là một danh hiệu tôn vinh mỗi người thừa kế danh hiệu trưởng môn của phái Phi Thiên Ngự Kiếm. Kể từ Hiko Seijūrō II, mỗi trưởng môn mới sẽ từ bỏ tên thật của mình để nhận lấy cái tên của người sáng lập ra Phi Thiên Ngự Kiếm. (Giả sử là, khi một môn đồ học được tuyệt chiêu Phi Thiên Ngự Kiếm, sư phụ sẽ bị giết. Đó là điều mà Hiko Seijuro nới với Kenshin sau khi anh nắm được tuyệt kỹ). Vì Kenshin từ chối tiếp nhận cái tên "Hiko Seijuro XIV", sư phụ của anh là người cuối cùng được biết đến với tên gọi Hiko Seijuro.
Tính cách[sửa]
Hiko rất tự phụ, hay châm chọc và là một người thầy nghiêm khắc, thường nói về Kenshin như là "Đứa học trò ngốc nghếch của ta" và gợi lại quá khứ của Kenshin để chọc giận anh, giúp anh tập luyện tốt hơn. Kenshin mô tả tính cách của ông là "hay xuyên tạc, cộc cằn, ghét đời, và xấu tính đến nỗi ông thường gợi lại những điều xấu hổ về mình mà thậm chí ngay cả mình cũng quên mất từ lâu". Bất chấp vẻ bề ngoài lạnh nhạt, ông vẫn luôn cảm thấy có trách nhiệm với Kenshin và những người mà anh bảo vệ, trong những trường hợp hiếm hoi khi ông dính vào một vụ nào đó (thường là với ý muốn của mình). Ông thích rượu sake, chính bản thân mình, và thích châm chích Kenshin, mặc dù điều đó là không tốt cho kỹ năng tuyệt vời và cơ thể mạnh mẽ của ông. Thầy và trò thường "đôi công" bằng những trò tếu vui nhộn. Ông cũng không thích xã hội và tránh làm việc với mọi người, ông mưu sinh bằng nghề làm bình gốm.
Xuất hiện trong anime[sửa]
- Moriya Minakata of The Last Blade video game seri là dựa một phần trên Hiko, cùng có cái áo choàng và cơ bắp tương tự nhau.
- Một nhân vật tên là Hiko lần đấu xuất hiện trong một truyện ngắn của Watsuki. Câu chuyện này xuất hiện trong tập 6 Rurouni Kenshin bản tiếng Anh.
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.
Tham khảo[sửa]
This article "Hiko Seijuro" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Hiko Seijuro. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.