Hoàng Lang
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Hoàng Lang (1930 - 2004) là một nhạc sĩ, nhà báo người Việt Nam.
Cuộc đời[sửa]
Ông tên thật là Phạm Phúc Hiển, sinh ra trong một gia đình trung lưu có ba người con mà ông là trai trưởng với 2 người em gái tại làng Tân Mỹ Ðông, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Ðịnh.
Từ năm 1954 đến 1972, ông là trưởng ban nhạc đàn dây Hoàng Lang của Đài Vô tuyến Việt Nam. Ông cũng phụ trách điều khiển chương trình nhạc Hương Xưa chuyên trình bày những nhạc phẩm tiền chiến, chương trình Thi Nhạc Giao Duyên với nhà thơ Vương Ðức Lệ (tức cựu quản đốc Ðài Phát Thanh Long An) và chương trình nhạc Thiếu Nhi trên Đài Phát thanh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra, nhạc sĩ Hoàng Lang còn cộng tác với Đài Truyền hình Việt Nam và các hãng dĩa nhạc Lê Văn Tài, Việt Nam, Asia, Sóng Nhạc.
Trong một khoảng thời gian ngắn từ 1953 đến 1956, ông cộng tác đắc lực với nhật báo Tiếng Chuông của Ðinh Văn Khai, viết về tin tức; với tuần báo của nhà văn Nguyễn Vỹ, viết những bài về cuộc đời các nhạc sĩ và những bài phê bình âm nhạc.
Năm 1956, ông là giáo sư dạy nhạc tại trường Petrus Ký.[1]
Năm 1972, ông sang Thụy Sĩ để bổ túc âm nhạc nhưng vì sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị kẹt lại. Tại đây, ông mở lớp Việt Ngữ cho dân bản xứ.
Năm 1980, chính phủ Thụy Sĩ đã chọn ông là thông dịch viên tiếng Việt chính thức của Tổng cục Liên Bang Tị Nạn Thụy Sĩ, hội Chữ Thập Đỏ, các Tòa án, các cơ sở chính quyền tại Geneve cũng như tại một số tỉnh lân cận thuộc nước Pháp.
Ông mất ngày 27 tháng 11 năm 2004 tại Genève, Thụy Sĩ.
Sáng tác[sửa]
Ông có hơn 150 sáng tác với nhiều thể loại. Trong đó, khoảng 50 ca khúc đã được in và 30 ca khúc đã được thu thanh.
Viết riêng[sửa]
- Tơ lòng nghệ sĩ (1948)
- Máu học sinh (1949)[2]
- Câu hát tâm tình (1953)[3]
- Bài ca dinh điền (1955)
- Khúc hát bình minh (1956)
- Dạ khúc hoài cảm (1958)
- Dòng sông hát (trường ca, 1958)
- Em từ đâu đến (1987)
- Tha thiết (1987)
- Khúc ca lên đường
- Xông pha
- Lên đường
- Vui ra đi
- Hoa cắm trên đầu súng
- Đàn tôi yêu một tiếng ca
- Một đoá hoa rơi
- Cánh chim hồng
- Tơ lòng nghệ sĩ
- Tình đất
- Nắng thôn chiều
- Bên dòng Đồng Nai
- Quê tôi miền Cái Sắn
- Gặt lúa
- Đẹp giòng Hương Giang
- Xóm cũ đường xưa
- Nhớ tình suối trăng
- Áng mây trắng
- Yêu em
- Chuyến tàu biên ải
- Vinh danh đức mẹ Maria
Viết chung[sửa]
Ông đã cùng một số học trò, bạn hữu hợp soạn nhiều bài hát để kỷ niệm.
- Đôi mắt người xưa (Ngọc Linh)
- Người ơi hát làm chi (Thanh Nam)
- Thu biên thùy (Thu Hồ)
- Lưu luyến (Dương Quang Định)
- Đôi ta (Huy Phong)
- Mây trôi lòng giạt mãi đâu (Huy Trâm)
- Thiên thu (Vương Đức Lệ)
- Chiều thu ấy (Lam Phương)
- Lá thư xanh (Lam Phương)
- Đồng nội đêm trăng (Trần Thiện Thanh)
- Hoài thu (Văn Trí)
- Bài ca sông Cửu (Văn Trí)
- Thu đi cho mắt nai buồn (Văn Trí)
- Miền quê tôi (Thùy Linh)
- Xin trả lại em (Nhất Tuấn)
- Anh về giữa mùa hoa (Thùy Linh)
- Một chiều mưa (Thùy Linh)
- Đợi chờ (Trương Văn Tuyên)
- Cao Sơn Lưu Thủy (hoà tấu)[4]
Chú thích[sửa]
- ↑ Nhạc sĩ Hoàng Lang, Lê Thái, Vietnhac.org
- ↑ tưởng niệm Trần Văn Ơn - bạn học chung trường Petrus Ký bị bắn chết.
- ↑ nhạc đệm của phim Ngã Rẽ Tâm Tình.
- ↑ viết chung với Võ Đức Tuyết, trình tấu trong ngày hội kỷ niệm âm nhạc Mozart tại Việt Nam.
This article "Hoàng Lang" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Hoàng Lang. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.
This page exists already on Wikipedia. |