Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia lần thứ tư, được tổ chức từ ngày 24 đến 27 tháng 6 năm 2018 với mục đích xét tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học năm 2018. Đây là một trong những kỳ thi trung học phổ thông gây nhiều tranh cãi trong dư luận nhất khi vướng phải vụ bê bối gian lận kết quả tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đưa ra những thay đổi quan trọng trong công tác tổ chức các kỳ thi sau này.
Tổng quan[sửa]
Kỳ thi được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 6 năm 2018,[1] gồm 5 bài thi bao gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, trong đó Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ là 3 bài thi độc lập. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được chọn đăng kí dự tuyển duy nhất một trong các thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Đức. Hai bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). Khác với những năm thi trước, trong năm 2018, nếu thí sinh đăng ký cả 2 tổ hợp môn mà bỏ 1 trong 2 thì sẽ không được xét tốt nghiệp. Ngoài ra, thời gian chờ giữa 3 môn thi trong mỗi tổ hợp cũng bị giảm từ 20 phút xuống 10 phút so với năm 2017.[2]
Ngày | Buổi | Bài thi | Thời gian làm bài | |
---|---|---|---|---|
25 tháng 6 | Sáng | Ngữ văn | 120 phút | |
Chiều | Toán | 90 phút | ||
26 tháng 6 | Sáng | Khoa học tự nhiên | Vật lí | 50 phút |
Hóa học | 50 phút | |||
Sinh học | 50 phút | |||
Chiều | Ngoại ngữ | 60 phút | ||
27 tháng 6 | Sáng | Khoa học xã hội | Lịch sử | 50 phút |
Địa lí | 50 phút | |||
Giáo dục công dân | 50 phút |
Tương quan[sửa]
Đề thi[sửa]
Khác với kỳ thi trước, kiến thức cần thiết cho kỳ thi năm 2018 không chỉ giới hạn trong chương trình giáo dục lớp 12 mà còn thêm một phần của lớp 11 khiến khối lượng kiến thức tăng lên nhiều so với các năm trước. Ngay khi kỳ thi vừa kết thúc, đã có nhiều ý kiến đánh giá đề thi năm 2018 là quá dài và khó. Với môn Ngữ văn, đề thi được một số giáo viên đánh giá là khá hay, tuy nhiên với thời gian chỉ 120 phút thì có phần quá sức đối với học sinh, có thể khiến học sinh không thể hoàn tất trọn vẹn bài văn. Còn đối với các môn còn lại, mặc dù tất cả đều đã chuyển sang hình thức trắc nghiệm nhưng nhiều đề bài vốn dành cho hình thức tự luận vẫn được đưa vào sử dụng, khiến học sinh mất rất nhiều thời gian để hoàn thành những câu hỏi này. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Việt Hưng – chuyên gia đầu ngành về Đại số của Đại học Quốc gia Hà Nội, ông cho rằng sẽ không có giáo viên dạy toán trung học phổ thông nào kể cả bản thân ông có thể giải kịp 50 câu của đề Toán trong 90 phút.[3]
Không chỉ giáo viên, các chuyên gia giáo dục, ngay cả học sinh tham dự kỳ thi đều nhìn nhận đề thi năm 2018 là quá sức và khó hơn nhiều so với các năm trước, kể cả môn Ngữ văn hay các môn trắc nghiệm. Ngay cả các học sinh trường chuyên cũng bối rối trước việc độ khó của đề tăng quá nhiều so với dự đoán.[4] Việc đề thi có nhiều bất cập, được nhiều đối tượng đánh giá là quá khó và quá sức với học sinh trung học phổ thông đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận một thời gian dài sau khi kỳ thi kết thúc.[5][6] Điều này không chỉ tạo áp lực cho các học sinh tham gia kỳ thi năm 2018 (phần lớn sinh năm 2000) mà còn gây ảnh hưởng cực lớn cho các khóa thi sau, đặc biệt là khóa thi 2019 ngay sau đó.[7]
Kết quả thi[sửa]
Sau khi hoàn thành chấm thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm của kỳ thi. Phổ điểm của kỳ thi có sự khác biệt và phân hóa rõ rệt so với năm trước đó. Đa số các bài thi, môn thi có phổ điểm dạng phân phối chuẩn (đạt đỉnh ở giữa, thoải dần về hai bên). Điều này đánh giá được đề thi năm nay đã có tính phân loại, độ phân hóa rõ ràng, đánh giá được năng lực thí sinh và đạt được hai mục đích của kỳ thi là xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.[8] Số lượng điểm 10 năm 2018 là cực kỳ hiếm, và một số môn không có bất cứ điểm 10 nào trên toàn cả nước.[9]
Trong tất cả môn thi, Giáo dục công dân là môn có điểm trung bình cao nhất (7,1 điểm), với phổ điểm tập trung lệch về bên phải, số thí sinh đạt điểm dưới trung bình chiếm chưa đến 5%, thấp nhất trong tất cả các môn. Trái ngược lại, môn Lịch sử và Tiếng Anh là hai môn có điểm xấu nhất, phổ điểm nằm lệch về bên trái, số thí dưới điểm trung bình rơi vào ngưỡng 80%. Điều này đặt ra một số vấn đề về chất lượng dạy môn Lịch sử và Tiếng Anh.
Dựa vào số điểm 10 cũng có thể đánh giá độ mức độ phân hóa của kỳ thi năm nay, khi mà số điểm tuyệt đối chỉ đạt con số 477, giảm gần 90% so với năm trước.[10] Môn Toán, Vật lí, Sinh học chỉ có 2 điểm 10. Môn Lịch sử có 11 điểm 10. Môn Hóa học có 16 điểm 10. Môn Địa lí có 29 điểm 10. Môn tiếng Anh có 76 điểm 10. Nhiều nhất là môn Giáo dục công dân với 309 điểm 10. Ngữ Văn là môn duy nhất trong kỳ thi không có điểm 10.
Gian lận kết quả kỳ thi[sửa]
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Labelled list hatnote”.
Ngay sau khi điểm thi được công bố, nhiều cá nhân đã phát hiện sự bất thường trong điểm thi của tỉnh các tỉnh Hà Giang.[11] Là một vùng có điểm thi trung học phổ thông quốc gia trung bình qua các năm thuộc top thấp của cả nước, nhưng trong kỳ thi 2018, gần một nửa thí sinh có điểm khối tự nhiên cao nhất cả nước lại thuộc về Hà Giang. Những con số bất thường, dấu hiệu sửa điểm thi đã khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuộc thanh tra.[12][13] Sau cuộc điều tra dài 8 tháng, hơn 800 bài thi trắc nghiệm có vấn đề đã được phát hiện. Những bài thi này đã được các giám thị chấm thi sửa kết quả để nâng điểm trước khi sao lưu và gửi kết quả về Bộ Giáo dục.[14] Đây được xem là vụ gian lận chưa từng có trong lịch sử thi cử quốc gia của Việt Nam.[15]
Sau khi phát hiện dấu hiệu gian lận thi cử, bài thi của 114 thí sinh Hà Giang đã được đưa ra chấm thẩm định và nhanh chóng được đưa về điểm thực. Tuy nhiên, sự việc gian lận ở Sơn La và Hòa Bình lại phức tạp hơn nhiều khi chấm thẩm định không phát hiện ra sự chênh lệch quá lớn về kết quả. Nghi vấn có sai phạm đã xuất hiện từ đầu đầu tháng 7 năm 2018 nhưng cho đến năm 2019 thì các mánh gian lận ở 2 tỉnh này mới được phát hiện. Và đến tháng 4 năm 2019, điểm thực của 64 thí sinh Hòa Bình cùng 44 thí sinh Sơn La mới được công bố.[16] Qua cuộc điều tra và xử lý sai phạm kéo dài nhiều tháng, nhiều thí sinh đã bị hạ điểm, trả về điểm thực, phần nhiều trong số đó là con em một số lãnh đạo địa phương, hoặc chiến sĩ nghĩa vụ. Nhiều thí sinh sau khi bị hạ điểm đã rớt tốt nghiệp trung học phổ thông.[17]
Liên quan đến sai phạm này, hàng chục cá nhân liên quan bao gồm các cán bộ ngành giáo dục và lãnh đạo địa phương đã bị cách chức,[18] kỷ luật và khai trừ Đảng,[19] đưa ra xét xử.[20] Nhiều cá nhân đã bị tuyên phạt mức án nhiều năm tù vì liên quan đến vụ gian lận thi cử.[21] Sau sai phạm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những thay đổi quan trọng nhằm tránh lặp lại sai phạm nghiêm trọng này, ngoài thay đổi nội dung thi chủ yếu là nội dung học lớp 12, đảm bảo năng lực và phù hợp cho học sinh phổ thông thì còn có nhiều thay đổi khác.[22][23]
Tham khảo[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.
This article "Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.