Khóm Tắc Cậu
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Hai con sông Cái Lớn và Cái Bé chảy về biển Tây đi qua địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã hình thành nên một vùng gồm hai cù lao trù phú phía hạ nguồn, đó là Rẩy Cũ thuộc xã Bình An và Rẩy Mới thuộc xã Vĩnh Hoà Phú với con rạch Lòng Tắc nối hai con sông là ranh giới tự nhiên.
Những năm 1940, có người lấy giống khóm từ miệt Cạnh Đền (Vĩnh Thuận-Kiên Giang) về trồng thử, thấy thích hợp nên trồng nhiều hơn, bước sang những năm 1950 thì cây khóm đã khá phổ biến ở vùng này. Sự sáng tạo của người dân không dừng lại ở đó, hai loại cây trồng khác được đưa vào cùng chung sống hòa bình và tạo nên một mô hình canh tác đặc sắc với ba tầng sinh thái: khóm-cau-dừa.
Khóm trồng ở đây có chất lượng ngon, vị ngọt thanh dịu nhờ sự kết hợp của chất đất phù sa với chất mặn và chất phèn mà ít nơi nào có được. Một điểm khác biệt nữa là do trồng xen với cây dừa và cây cau, trái khóm ít bị ánh nắng tác động trực tiếp nên về hình dáng ít có trái bị thon phần ngọn như những vùng trồng chuyên canh khóm. Từ những năm 50-60 đến nay khóm vùng này đã bắt đầu có tiếng với tên gọi là Khóm Tắc Cậu.
Thời điểm phát triển mạnh nhất khóm Tắc Cậu có diện tích trồng trên 1600 ha vào năm 1980, sau những năm 90s, thị trường khóm xuất khẩu ở Liên Xô và Đông Âu không còn thì diện tích giảm dần và đạt mức thấp nhất vào năm 2014 chỉ còn 1200 ha (nhưng đây vẫn là diện tích lớn, tương đương cả tỉnh Hậu Giang).
Năm 2013, khóm Tắc Cậu được cấp chứng nhận thương hiệu tập thể nhưng người trồng khóm vẫn lao đao vì có không nhiều người biết hương vị đậm đà của nó. Cầu Cái lớn, Cái Bé được khánh thành đầu năm 2014, không chỉ mở nút thắt về kinh tế của vùng bán đảo Cà Mau mà còn giúp đổi đời cho người nông dân chung thủy với cây khóm Tắc Cậu hàng mấy chục năm qua. Nếu như mấy năm trước, mỗi trái có 2-3 ngàn, có khi 1 ngàn, nếu nhỏ quá thì dùng để thắng nước màu hoặc đổ bỏ xuống sông thì hiện nay giá bình quân từ 6 đến 8.000 đồng một trái, trái lớn nhỏ gì cũng bán được hết, không phải bỏ trái nào. Không chỉ bán tươi, một số cơ sở đã nghiên cứu sấy khô, ép nước … để gia tăng giá trị.
Ngày nay nhờ có quốc lộ 63 đi qua mà điểm nhấn là 2 cây cầu đẹp, hiện đại vừa xây xong đã tôn thêm vẻ nét mềm mại và quyến rũ của vùng chuyên canh khóm, cau, dừa, khiến nhiều người đã ngỡ ngàng khi lần đầu được chiêm ngưỡng cảnh quan xanh tươi, không khí trong lành. Sự trang nhã của những cây dừa xen lẫn với sự mảnh mai thẳng tấp của những hàng cau và dưới đó là những liếp khóm xanh tươi đã tạo nên một khung cảnh tươi mát, thanh bình ở vùng nông thôn.
Đứng trên cầu Cái Bé, đặc biệt là đứng trên cầu Cái Lớn sự hấp dẫn của vùng đất cù lao này càng thêm quyến rũ với một không gian rộng mở. Hai bên dòng sông thoáng đạt là dãy dừa nước mềm mại đung đưa trong gió. Có thể nói vùng đất cù lao của hai xã Bình An và Vĩnh Hòa Phú trong tương lai không chỉ đi lên từ cây khóm mà còn triển vọng về phát triển du lịch sinh thái và là lá phổi xanh của khu công nghiệp Tắc Cậu và của cả huyện Châu Thành./.
Chú thích[sửa]
Tham khảo[sửa]
- Khóm Tắc Cậu lên giá, nông dân mừng ra mặt
- Về Kiên Giang giải khát với đặc sản khóm Tắc Cậu Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Module:Webarchive/data' not found.
- Khóm Tắc Cậu (Kiên Giang): Thu hoạch tới đâu bán hết tới đó
This article "Khóm Tắc Cậu" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Khóm Tắc Cậu. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.