Kwon Heonik
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Kwon Heonik, sinh 1962 ở Seoul, là một giáo sư nhân loại học người Hàn Quốc, hiện dạy ở Trinity College, đại học Cambridge [1]. Ông là một học giả nổi tiếng về chiến tranh và kỷ niệm.[2].
Tiểu sử[sửa]
Kwon Heonik sinh ra ở Seoul, lớn lên gần một trại lính của quân đội Hoa Kỳ. Ông là một nhà nhân loại học, đã từng sống và làm việc ở Hoa Kỳ, Liên Xô và Việt Nam.[1]
Sự nghiệp[sửa]
Ông đã từng nghiên cứu về một cộng đồng thổ dân du mục ở Siberia và những làng mạc ở miền Trung Vietnam trước khi ông sang nghiên cứu về chiến tranh Hàn Quốc. Ông hiện đang là giáo sư nhân loại học ở Trinity College, đại học Cambridge, trước đó là giảng viên tại Học viện Kinh tế Chính trị London - LSE.[1]
Đóng góp lớn nhất của Kwon Heonik là hệ thống lý thuyết được xây dựng từ học trò của Durkheim là Robert Hertz, đối chiếu với các khái niệm triết học biện chứng của Hegel. Trường phái này tin rằng chỉ qua một cử chỉ của cơ thể - mang tính biểu tượng và tín ngưỡng - có thể giải mã một mạng rộng hơn trong chính trị và lịch sử của xã hội mà con người đó đang sống. Từ một tờ tiền mã nhái theo tờ Đô-la để đốt cho người cõi âm, Kwon Heonik có thể diễn giải rất nhiều về những đổi thay hiện tại trong xã hội Việt Nam đương đại. Từ phân loại hồn ma, ông phân lập không gian bên trong (ma chết nhà) và bên ngoài (ma chết đường) và những hồn ma chính trị bị cuộc tàn sát bứt ra khỏi mối quan hệ không gian truyền thống, phải chờ đợi 30 năm để sắp đặt lại, hòa nhập lại với cuộc sống.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Đề tài hồn ma từ cuộc chiến từng được nhắc đến rải rác trong các nghiên cứu về Việt Nam, đặc biệt trong bộ sách xuất bản năm 2001 của Gs Hồ Tài Huệ Tâm, nhưng Kwon Heonik là người đã phát triển hoàn chỉnh nhấtLỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. thành hệ thống lý thuyết nhờ thế mạnh vốn đã là chuyên gia nhân học chuyên nghiên cứu tín ngưỡng của các bộ lạc vùng Siberia. Mảng nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng liên quan đến những người đã chết trong các cuộc chiến trong thế kỷ 20 tại Việt Nam vẫn còn là đề tài xa lạ đối với các nhà nghiên cứu người Việt, và chắc chắnLỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. quan điểm lý thuyết của Kwon Heonik sẽ là một trong số các điểm tham chiếu quan trọng. Công trình của ông về các linh hồn bị thảm sát ở Hà My và Mỹ Lai, xuất bản năm 2006 được tặng giải thưởng cao quý trong ngành nhân học mang tên Clifford Geertz, còn tác phẩm năm 2008 về Hồn ma cuộc chiến Việt Nam được giải Kahin. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng mặc dù sinh ra và lớn lên trong phong trào chống cộng ở Hàn Quốc, học tập, nghiên cứu rồi làm việc ở Anh, nay Kwon Heonik không hề ghi nhận ảnh hưởng của bản sắc dân tộc của cá nhân mình trong quá trình tiếp xúc và nghiên cứu điền dã ở miền Trung Việt Nam, nơi lính Nam Hàn từng gây ra nhiều tội ác, và đặc biệt có liên quan tới cả hai địa danh thảm sát mà ông lấy làm tâm điểm cho công trình nghiên cứu của mình. Nhà nghiên cứu nước ngoài này cũng không hề ghi nhận hoặc biết đến các cuộc thảm sát khác cũng xảy ra tại miền Trung Việt Nam, địa bàn nghiên cứu chính của ông.
Tác phẩm[sửa]
- After the Massacre: Commemoration and Consolation in Ha My and My Lai (2006, Clifford Geertz prize)
- Ghosts of War in Vietnam, Nhà xuất bản Đại học Cambridge (2008, George Kahin prize). 2007. The dollarization of Vietnamese ghost money. Journal of the Royal Anthropological Institute 13: 73-90.
- The Other Cold War (2010)
- Cùng viết cuốn sách North Korea Beyond Charismatic Politics (2012).
Những cuốn sách này đều được dịch sang tiếng Hàn, Nhật và tiếng Pháp.
Tham khảo[sửa]
Lê Hải 2008, Giới thiệu sách Hồn ma từ Cuộc chiến ở Việt Nam
Trang nhà của GV Kwon Heonik ở LSE
This article "Kwon Heonik" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Kwon Heonik. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.
This page exists already on Wikipedia. |