You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Lê Kim Ngân

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.

Mục Sư Lê Kim Ngân (năm 1915 - 27 tháng 4 năm 1986), là Mục sư Tin Lành, thành lập viên Hội Thánh Tin Lành Tiền Giang chi hội An Hữu, và từ năm 1958 là nhà truyền giáo trên tàu Tin Lành Việt Nam. Ông cũng là đại diện tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam vào thập niên 1970. [1]

Gia Thế[sửa]

Mục Sư Lê Kim Ngân sinh năm 1915 tại Cần Thơ, là con của ông huyện Diệp [2]. Ông huyện Diệp là huyện trưởng tại Thành Lợi và là thành viên Hội Đồng Cần Thơ cùng với ông Phạm Quang Nghiêm- cha Mục Sư Phạm Văn Năm. Thành phố Cần Thơ cũng là nơi xuất thân của những vị mục sư kỳ cựu trong tin lành Việt Nam như Mục Sư Phạm Văn Năm, Huỳnh Văn Ngà, Chung Khâm Lộc, Đoàn Văn Miêng, Lê Đình Tươi,…

Bà Quả Phụ Mục Sư Lê Kim Ngân là cô Nguyễn Thị Tằng. Cô là con của ông năm Giáp, còn được biết đến là ông năm Cù Là (ông Lê Văn Giáp làm việc cho Đại Lý Cù Là). Khoảng thập niên 1950-60, nói đến ông năm Cù Là, con cái Chúa miền Tây ai cũng biết. Vì thân phụ cô Tằng sốt sắng về công việc Chúa nên vừa đi bán dầu cù là vừa đi chứng đạo từ Mỹ Tho xuống Cà Mau.

Ông năm Cù Là đến nhóm tại nhà thờ gần Cái Bè, Tiền Giang, khi ông tiếp nhận Chúa, cả gia đình, anh em, và con cái đều theo đạo. Sau đó, ông khuyên cô Tằng theo các chị em của cô vào trường học để sau này biết đọc Kinh Thánh. Cô Tằng và người cha yêu thích thánh ca “Ngày vui vẻ” (Thánh Ca 210), để nhắc nhở về sự cứu rỗi của Đấng Christ và lòng sốt sắng truyền bá Tin Lành. Tại nhà thờ gần nhà, cha cô giới thiệu cô cho thầy Truyền Đạo Lê Kim Ngân.

Hôn Nhân[sửa]

Năm 1936, thầy Truyền Đạo Lê Kim Ngân đính hôn với cô Nguyễn Thị Tằng. Ông huyện Diệp làm xui gia với ông năm Cù Là. Tuy gia đình cô Nguyễn Thị Tằng không khá giả, nhưng đối với một số người Tin Lành thời xưa (như MS Phạm Văn Năm), thì họ không kén chọn người giàu, hay người môn đăng hộ đối, mà chỉ chọn người tin Chúa để cùng nhau dâng mình hầu việc Chúa mà thôi.

Huấn Luyện Thần Học[sửa]

Tập tin:Niên Khoá 1936 Trường Kinh Thánh Đà Nẵng.png
Niên Khóa 1935-1936. Trong hình có: Phạm Văn Năm (hàng trên cùng, thứ 4 từ trái qua), Lê Kim Ngân (hàng trên cùng, thứ 5 từ trái qua), Mục sư Hiệu Trưởng Ông Văn Huyên (hàng dưới), Giáo sĩ Hazlett, Giáo sĩ John Drange Olsen, ông bà Phạm Xuân Tín, ông bà Nguyễn Văn Xuyến, ông bà Nguyễn Thiện Sỹ. [3]
Tập tin:THICH THI DUONG.jpg
Thích Thị Đường trường Kinh Thánh Đà Nẵng (Tourane). [4]
Tập tin:Tong Thuong Tiet.jpg
Cuộc Phấn Hưng của Tống Thượng Tiết tại Vĩnh Long, 1938. [5]

Trong năm đó (1936), thầy Truyền đạo Lê Kim Ngân và cô Nguyễn Thị Tằng dâng mình học thần học tại trường Kinh Thánh Đà Nẵng cùng với truyền đạo Phạm Văn Năm. Trong niên khóa này, viện cũng có các học viên kỳ cựu như Phạm Xuân Tín, Nguyễn Văn Xuyến, và Nguyễn Thiện Sỹ. Một năm sau (1937), ông Đoàn Văn Miêng đến với học viện thánh kinh Đà Nẵng, ông Chung Khâm Lộc thì đến học viện vào năm 1938. Mục Sư Ông Văn Huyên là đốc học (hiệu trưởng) trường Kinh Thánh Đà Nẵng lúc bấy giờ.

Tháng 5 năm 1938, Mục Sư Tiến Sĩ Tống Thượng Tiết đến Nhà Thờ Vĩnh Long để phấn hưng Tin Lành. Ông bà Truyền Đạo Lê Kim Ngân đến tham dự. Buổi phấn hưng này cũng có sự tham dự của những thành viên sau này là những mục sư kỳ cựu trong tin lành Việt Nam như Đoàn Văn Miêng, Phạm Văn Năm, Chung Khâm Lộc, Lê Hoàng Phu, và Phạm Xuân Tín… Tống Thượng Tiết đặt tay cầu nguyện phấn hưng cho các Mục Sư Truyền Đạo. Cuộc phấn hưng này vẫn còn ảnh hưởng sâu rộng cho đến ngày hôm nay.

Truyền Đạo Tập Sự[sửa]

Sau khi tốt nghiệp thần học, ông bà Lê Kim Ngân giảng lời Chúa tại HTTL Trà Ôn với các Truyền Đạo tập sự khác, lần lượt thay phiên nhau: thầy Truyền Đạo Phạm Văn Năm, Đoàn Văn Miêng, và Chung Khâm Lộc. Đến năm 1940, ông bà Mục Sư Lê Kim Ngân giảng lời chúa tại các HTTL Thành Lợi, Cổ Cò, An Hữu, Tân Thạch. Trong thời gian này, ông bà Mục Sư Lê Kim Ngân cùng với một nhóm người khởi công xây dựng HTTL Tiền Giang chi hội An Hữu.

Truyền Giáo Trên Tàu Tin Lành[sửa]

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và phổ biến giáo lý, Hội Thánh truyền giảng qua phương tiện thuỷ lộ. Nổi trội nhất cho phương pháp này là tàu Tin Lành của Mục sư Huỳnh Văn Ngà, hoạt động dọc sông Cửu Long dưới sự hướng dẫn của Mục sư Lê Kim Ngân, đó là năm 1958 [6]. Công việc hằng ngày trên tàu là một quá trình gian khổ, thêm vào đó là số tiền lương ít ỏi, công việc đòi hỏi sự kiên trì và một tinh thần trách nhiệm cao. Hằng ngày dưới tàu là chèo ghe, bơm nước, quay máy, lái tàu, cột dây, làm chứng, bán các sách về Phúc Âm. Ban ngày đi làm chứng, phát sách với anh em; tối lại dọn bàn, thắp đèn, giữ trật tự, mời người dân đến nghe giảng. [7]

Tập tin:Tau tin lành 1958.jpg
Tàu Tin Lành do Mục Sư Lê Kim Ngân phụ trách năm 1958. [8] [9]

Hầu Việc Chúa Tại Di Linh[sửa]

Đến năm 1960, ông bà Mục Sư Lê Kim Ngân về Di Linh để hầu việc Chúa. Trong thời gian ở Di Linh, Mục Sư Lê Kim Ngân đôi lần giảng thay cho Mục Sư Chung Khâm Lộc. Thời đó, ông bà Mục Sư Chung Khâm Lộc ở Di Linh hơn 25 năm. Mục Sư Lê Kim Ngân tại Di Linh có giảng về đề tài “Theo Chúa Cách Xa Xa” lấy hình ảnh Phi-e-rơ vẫn dõi theo Chúa từ xa ngay khi trong lúc khốn khó.

Vài Sự Kiện Tại Cần Thơ[sửa]

Khi còn trong chức vụ hầu việc Chúa, Mục Sư Chung Khâm Lộc được mời tới quản nhiệm một Hội Thánh Tin Lành ở Cần Thơ. Nhưng ông không muốn đi vì e ngại ông Trần Văn Soái (còn được biết đến là ông năm Lửa) tại Cần Thơ. Đổi lại, Mục Sư Lê Kim Ngân quyết định thế chỗ Mục Sư Chung Khâm Lộc đến quản nhiệm tạm thời tại Cần Thơ. Khi Mục Sư Lê Kim Ngân đến quản nhiệm, ông được người ta cảnh báo rằng: ”Hãy cẩn thận vì nơi đây không phải là con cóc vàng, mà là con kiết”. Con kiết giống con cóc nhưng rất độc, nói ngụ ý rằng khu vực này sẽ đầy sự thách thức và gian nan đặc biệt trong giai đoạn mà Mục Sư Lê Kim Ngân đến hầu việc Chúa tại Cần Thơ.

Mục Sư Lê Kim Ngân biết vậy, ông nhờ cậy lời Chúa phán với lòng mình: “Hãy vững lòng bền chí, chớ run-sợ, chớ kinh-khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi.” (Giô-suê 1:9). Trên hết là nhờ cậy Chúa, mặt khác nhờ cậy cha mình là một người có quyền thế tại Cần Thơ (ông huyện Diệp, một dân biểu cấp tỉnh thời đó [10]).

Tuy vậy, không ít lâu sau, có một sự kiện trong quân đội vào thời điểm trên mà Mục Sư Lê Kim Ngân bị oan và tạm giam. Khi biết tin này, vợ ông (bà Nguyễn Thị Tằng) yêu cầu quân đội có thể vào nơi tạm giam để đưa ông ra về, nhưng bị từ chối vì có lẽ thời điểm không thuận lợi. Bà Mục Sư Lê Kim Ngân về nhà, cầu nguyện sốt sắng suốt ngày đêm, đến ngày hôm sau thì Mục Sư Lê Kim Ngân được ra về đoàn tụ lại với gia đình và Hội Thánh. Thời gian này đầy sự thách thức và gian nan cho các Mục Sư vì hoàn cảnh khu vực đang trong giai đoạn chiến tranh.

Trong thời gian quản nhiệm tại Cần Thơ, Mục Sư Lê Kim Ngân được quân đội Pháp đến viếng thăm tại nhà thờ. Ông Sĩ Quan Pháp nói với Mục Sư Lê Kim Ngân rằng: “Tôi làm quan chức cho giới cầm quyền ở dưới đất, còn ông Mục Sư thì làm quan chức cho nước Trời, đem Tin Lành của nước Trời cho người dưới đất. Tôi với ông Mục Sư không có khoảng cách xa lạ gì hết.” Không xa lạ ở đây có nghĩa là cả hai người đồng là quan chức, nhưng quan chức về các phương diện khác nhau.

Mục Sư Trí Sự[sửa]

Tập tin:Nhom QPMS.jpg
Nhóm các bà Quả Phụ Mục Sư do Bà Mục Sư Nguyễn Sơn Hà thành lập. Nhóm thường tập trung nhóm tại Sài Gòn. Hình sau năm 2000. Bà QPMS Lê Kim Ngân (Nguyễn Thị Tằng) ngồi hàng dưới bên trái. Bà QPMS Nguyễn Sơn Hà (Lê Thị Ngự Hương) đứng hàng sau cùng (người thứ 6 từ trái sang phải, đeo mắt kiến) [11]

Khoảng thập niên 1970, Mục Sư Lê Kim Ngân nhận chức vụ thông dịch viên và đại diện tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ cho thành phố Cà Mau. Trong thời gian này xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân khiến nhà thờ nơi đó bị sụp đổ.

Sau khi biết về sự tiêu tan của một nhà thờ tại Phan Thiết do hậu quả của Tết Mậu Thân, Mục Sư Lê Kim Ngân liên hệ một nhóm lính Mỹ. Nhóm này đến đó và quyên góp xây dựng lại nhà thờ, chính Mục Sư Lê Kim Ngân cũng đóng góp tài chính một phần.

Thời gian này, ông bà Mục Sư Lê Kim Ngân làm việc chung với ông bà Mục Sư Nguyễn Sơn Hà, lúc đó Mục Sư Nguyễn Sơn Hà là mục sư tuyên uý Cần Thơ. Ông bà Mục Sư Lê Kim Ngân thường xuyên tài trợ cho các nhà thờ và tín đồ Tin Lành, cho dù đã về hưu.

Sau này, bà MS Lê Kim Ngân tham gia nhóm các bà Quả Phụ Mục Sư do bà Mục Sư Nguyễn Sơn Hà thành lập. Nhóm này gồm những cụ bà Quả Phụ Mục Sư tại các tỉnh thành khác nhau, tập trung nhóm tại Sài Gòn vào thập niên 2000.

Đời Sống Và Chức Vụ[sửa]

Mục sư Lê Kim Ngân có thể nói tiếng Anh, tiếng Pháp. Ngoài ra ông còn biết chơi đàn nhiều loại, như accordion, tây ban cầm, dương cầm, vĩ cầm,... Bài Thánh Ca yêu thích của ông là Hoa Huệ Trong Trũng (TC 81), Tuy Tôi Có Cả Thiên Hạ (TC 384), Chim sẻ mắt Chúa vẫn chú vào (TC 390). Trong suốt chức vụ giảng lời Chúa, Mục Sư Lê Kim Ngân sáng tác hai bài Thánh Ca, chủ yếu để tập hát cho các ban ngành trong hội thánh. Những bài hát này mang tính nội bộ nên không được phổ biến ra ngoài, như bài “Sống Yên Vui” [12]:

“Sống yên vui, trong Phúc Âm,

Christ Giê-su, được hồng ân,

Phước vô cùng, nào lạt phai!

Đừng suy nghĩ, đến thế gian,

Hay giờ này, đâu thấy gì, hạnh phước đâu.

Ngoài Giê-su, vô phước rồi,

Trong suốt đời, tuyệt vọng thôi!”

Di Sản[sửa]

Tập tin:Gia đình ông bà Mục Sư Lê Kim Ngân.jpg
Gia đình ông bà Mục Sư Lê Kim Ngân (1980s). [13]

Trong những ngày cuối đời, ông bà Mục Sư Lê Kim Ngân thường xuyên nhắc nhở con cháu: "Phải hỗ trợ quý Mục Sư Truyền Đạo và góp phần hầu việc Chúa trong lĩnh vực của mình". Ngày 27 tháng 4 năm 1986, Chúa đã tiếp rước cụ ông về nơi vinh hiển của Ngài với tuổi đời 71 (1986), tuổi đạo 71, và được 50 năm trong chức vụ. Đến ngày 1 tháng 5 năm 2011, bà Mục Sư Lê Kim Ngân theo cụ ông về Nước Chúa, hứa nguyện ngày không xa sẽ gặp lại con cháu tại miền “Vinh Hiển”. Di sản lớn của ông bà là một tinh thần hầu việc Chúa và rao truyền Phúc Âm cho đồng bào Việt Nam.



Chú Thích[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  9. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  10. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  11. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  12. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  13. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Xem Thêm[sửa]

  1. Tin Lành tại Việt Nam
  2. Hội thánh Tin Lành Việt Nam
  3. Tàu Tin Lành Việt Nam
  4. Ông Lê Ngọc Diệp
  5. Mục Sư Lê Kim Ngân
  6. Mục Sư Ông Văn Huyên
  7. Mục Sư Lê Văn Thái


This article "Lê Kim Ngân" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Lê Kim Ngân. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]