Lý Thuần Phong
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lý Thuần Phong (Trung văn giản thể: 李淳风; Chữ Hán phồn thể: 李淳風 - sinh năm 602 mất năm 670) là người đời Đường. Ông là người học rộng tài cao tinh thông thiên văn, địa lý và có tài lập luận phá án. Ông là một Gia Cát Lượng thứ 2, là nhà thiên văn học, nhà chính trị cũng như nhà số học.
Theo truyền thuyết, Lý Thuần Phong từng cùng với Viên Thiên Cương (Cang) soạn ra "Thôi Bối đồ[1]", giảng giải về Dịch học trên cơ sở khoa học, đáng tiếc cuốn sách tới hiện nay không còn bản gốc nguyên vẹn mà chỉ còn các phụ bản có phần sai lệch lưu truyền. Tương truyền rằng, “Thôi Bối Đồ” là Đường Cao Tổ Lý Thế Dân vì để đoán vận mệnh của Đường triều nên đã mời hai vị đại sư Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương đến suy tính. Không ngờ, Lý Thuần Phong suy tính ra đến vận mệnh của Trung Quốc 2000 năm sau. Cho đến lúc Viên Thiên Cang đẩy lưng của Lý Thuần Phong và nói: “Thiên cơ không thể tiết lộ, hay là đi về nghỉ ngơi đi!” mới dừng lại. Cho nên cuốn sách này được đặt tên là “Thôi Bối Đồ” (ý là đẩy lưng).[2]
Vì cuốn sách này tiên đoán quá chuẩn xác nên trong ba triều Tống, Nguyên, Minh nó là sách cấm không cho mọi người được phép xem. Những lời tiên đoán trong cuốn sách này chuẩn xác đến mức khiến mọi người hoài nghi rằng, những sự kiện liên quan đến vận mệnh của Trung Quốc đều là dựa theo cuốn sách này mà lần lượt “trình diễn” ra.
Một vài người vẫn lầm tưởng Lý Thuần Phong có cảm tình với Phất Vân quận chúa, nhưng đáng tiếc nhân vật quận chúa này không tồn tại trong đời thực, chỉ là nhân vật được thêm vào trong phim, truyện xây hình tượng nhân vật chính dựa theo hình tượng Lý Thuần Phong, về sau thì được sửa thành thân phận một công chúa khác có thật trong lịch sử để hợp lí hóa mạch truyện tưởng tượng.
Lý Thuần Phong từng dự đoán chính xác hiện tượng nhật thực cho Đường Thái Tông.
Khi đó Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã cao tuổi, muốn Lý Thuần Phong dùng hiểu biết về thuật số, tính xem ai là người làm mất nước, ai sẽ bắt đầu triều đại mới.
Lý Thuần Phong không dám tiết lộ thiên cơ, nên nói: “Người làm loạn triều ta, ở ngay bên cạnh bệ hạ. 30 năm sau, người đó sẽ giết chết hầu hết con cháu nhà Đường”.
Nghe vậy Đường Thái Tông muốn giết chết người đó trừ họa, nhưng Lý Thuần Phong nói đó là thiên ý, nếu giờ giết chết đi, Trời tất sẽ giáng họa, con cháu nhà Đường càng nguy hiểm. Vì thế Hoàng đế Đường Thái Tông biết trước mà không lạm sát. Khi ông qua đời, Võ Tắc Thiên trở thành Hoàng hậu, trải qua các đời Đường Trung Tông Lý Hiển, Đường Duệ Tông Lý Đán với tư cách Hoàng thái hậu, và đã trở thành Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690 -705).
Theo tiên tri của Lý Thuần Phong nói về người sẽ người làm mất nước và bắt đầu triều đại mới: “Người này chỉ có cây thương không rời thân, 2 mắt mọc trên không trung”.
(Lời này là tả về tên thật của Võ Tắc Thiên là Võ Chiếu. Võ Tắc Thiên có họ là Võ (“武”). Từ Võ (“武”) này do chữ “chỉ có”(“止”) ghép với “cây thương (” 戈”), tên là Chiếu (“曌”) tức là “2 mắt “(目目”) mọc ở trên không trung (” 空”). Về sau này, sự tình thực tế xảy ra hoàn toàn đúng với lời tiên đoán này.)[3]
Mộ của Võ Tắc Thiên tương truyền được Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương chung tay xem phong thủy. Mỗi lần lăng mộ của Võ Tắc Thiên bị đào trộm thì đều xuất hiện những hiện tượng kỳ lạ. Sau này, dân gian truyền nhau rằng đó là khu lăng mộ bất khả xâm phạm vì đã được Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong tự tay sắp đặt. Danh tiếng của hai người này bởi thế lại càng thêm hiển hách, vang xa.[4]
Đáng tiếc khu mộ của Lý Thuần Phong về sau lại không còn toàn vẹn, cho dù chọn được khu đất quý cùng Viên Thiên Cương nhưng cuối cùng mộ của ông vẫn bị đào trộm và hủy hoại. Trong các câu chuyện dã sử đời Đường tiết lộ rằng khi lâm bệnh nặng Lý Thuần Phong cũng đã dự đoán được số phận phần mộ của mình. Ông cho rằng mình làm Thái sử lệnh, gây thù chuốc oán với nhiều người nên phần mộ tất là không thể bảo tồn nguyên vẹn.
Tham khảo[sửa]
- Zhuang, Tianshan, "Li Chunfeng". Encyclopedia of China (Astronomy Edition), 1st ed.
- Encyclopaedia Britannica
Liên kết ngoài[sửa]
- Li Chunfeng biography — The MacTutor History of Mathematics archive
- Liu Hui and Zu Gengzhi on the volume of a sphere
This article "Lý Thuần Phong" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Lý Thuần Phong. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.
This page exists already on Wikipedia. |