Lễ hội Văn Hóa Dân Gian Việt Bắc (Xã Eatam)
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lễ hội Văn Hóa Dân Gian Việt Bắc (Còn được gọi là Chợ Tình) Tại xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk vừa diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc sinh sống tại tây Nguyên. Nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc phía Bắc đang sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên
Lễ hội được tổ chức thường niên với nhiều hoạt động văn hóa dân gian[1] mang đậm bản sắc truyền thống các dân tộc phía Bắc như ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ, thi gói bánh chưng[2], bánh dày, quay heo,… và thi hát. Đặc biệt, trong chương trình lễ hội có biểu diễn các tiết mục văn hóa tâm linh như Pi cấu, Mạnh lèng và văn hóa tâm linh Then.
Địa điểm[sửa]
Vào những ngày từ 13 đến ngày 15 tháng giêng hàng năm sẽ được tổ chức tại sân vận động của xã Eatam, Huyện Krông Năng, Tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung[sửa]
Xã Ea Tam có 15 thôn và 1 buôn, với 19 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc phía Bắc, trong đó đồng bào Tày, Nùng chiếm gần 90%. Ea Tam được ví là một “Việt Bắc thu nhỏ” trên đất Tây Nguyên. Những năm đầu khi mới thành lập xã, đồng bào ở một số khu vực dân cư đã tự phát tổ chức các sinh hoạt văn hóa dân gian Việt Bắc để vui Xuân.
Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào phát huy tinh thần đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển... Theo đó, các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống được lan tỏa trong vùng đồng bào các DTTS.
Sinh hoạt văn hóa dân gian được cấp ủy đảng, chính quyền xã Ea Tam xác định là tiền đề để tiến tới triển khai các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc. Vì vậy, địa phương đã tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, như Lễ hội Lồng tồng, Hội tung còn đầu Xuân, hội cốm, hội lợn quay… thu hút đông đảo người dân trong và ngoài địa phương đến dự.
Đặc biệt từ năm 2009 đến nay, xã Ea Tam đã tổ chức thường niên Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc, với những nét văn hóa độc đáo riêng biệt, có sức lan tỏa, thu hút rất đông du khách đến tham gia.
Bên cạnh phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều phần thi sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc phía Bắc. Những người con xa quê, được dịp cùng nhau thể hiện tài nghệ, sự khéo léo qua việc chế biến những món ẩm thực dân dã, đậm đà hương vị quê hương, như: Nấu rượu men lá, làm bánh chưng, giã bánh dày, bánh khảo, làm xôi ngũ sắc, quay heo mắc mật… tất cả tạo nên một không khí rộn ràng, đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc.
Ở đây, điệu múa xòe của người Thái, những điệu hát Then, lượn hòa vào tiếng đàn Tính của người Tày, Nùng vang vọng giữa không gian bao la núi rừng Tây Nguyên. Lễ hội cũng là dịp để bà con có cơ hội trò chuyện, hỏi thăm sức khỏe, công việc, mùa màng sau một năm làm lụng vất vả và trai gái gặp gỡ tâm tình, hẹn ước, nên duyên vợ chồng.
Từ khi lễ hội văn hóa dân gian được tổ chức, nhiều lớp trẻ bắt đầu học hát Then, tập đàn Tính, hình thành được đội văn nghệ dân gian của xã, thường xuyên được huyện mời đi biểu diễn. Ngoài ra, mỗi xã còn hình thành được 1 đội văn nghệ, đội nấu rượu, quay heo, làm bánh… để tham gia vào các dịp lễ hội.
Nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc phía Bắc đang sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên, Lễ hội được tổ chức thường niên với nhiều hoạt động văn hóa dân gian mang đậm bản sắc truyền thống các dân tộc phía Bắc như ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ, thi gói bánh chưng, bánh dày, quay heo,… và thi hát. Đặc biệt, trong chương trình lễ hội có biểu diễn các tiết mục văn hóa tâm linh như Pi cấu, Mạnh lèng và văn hóa tâm linh Then.
Tham khảo[sửa]
This article "Lễ hội Văn Hóa Dân Gian Việt Bắc (Xã Eatam)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Lễ hội Văn Hóa Dân Gian Việt Bắc (Xã Eatam). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.