You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

QLVNCH Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Binh chủng
Lục quân
Hải quân
Không quân
Dấu hiệu/Cấp bậc
Quân hàm
Phù hiệu các đơn vị
Hiệu kỳ các đơn vị
Lịch sử
Tiến trình phát triển
Các đại đơn vị
Các tướng lãnh

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa được coi là khởi đầu từ cuối thập niên 1940 với tư cách các đơn vị người Việt phục vụ trong Quân đội Pháp tại Đông Dương. Sự tồn tại của quân lực này kéo dài đến 30 tháng 4 năm 1975.

Giai đoạn trung hưng (1948-1954)[sửa]

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “main”. Trong suốt thời gian chiếm đóng Đông Dương, Quân đội Pháp có những người Việt phục vụ trong quân đội để đáp ứng nhu cầu chiến trường. Các quân nhân này được đào tạo theo quy chế Pháp và đại đa số là binh lính, hạ sĩ quan với một số rất ít sĩ quan.

Cuối năm 1948, với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập trường sĩ quan Quốc gia Việt Nam tại Huế.

Tháng tám năm 1950, trường sĩ quan Quốc gia Việt Nam chuyển về Đà Lạt và hợp lại với trường Võ bị Liên quân Viễn đông Đặc biệt của Pháp, lấy tên mới là Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, đào tạo sĩ quan người Việt cho Quốc gia Việt Nam.[note 1] Ngày 8 tháng 12 cùng năm, Quốc gia Việt Nam và Pháp ký Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam bằng cách đặt một số đơn vị quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Quốc hội Pháp thông qua dự luật thành lập một Quân đội cho Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp với quân số 60.000 người.

Tháng 9 năm 1951, Quốc gia Việt Nam thành lập Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ ÐứcNam Định. Hai khóa đầu tiên của 2 trường này cùng khai giảng vào ngày 1 tháng 10 năm 1951.

Ngày 1 tháng 5 năm 1952, Quốc trưởng Bảo Đại ra sắc lệnh chính thức thành lập Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam, đặt trụ sở tại số 1 đường Galiéni, Sài Gòn (sau năm 1955 là đường Trần Hưng Đạo).

Ngày 1 tháng 4 năm 1953, thành lập Trung tâm Huấn luyện Quán Tre,[note 2] đào tạo binh sĩ các ngành.

Năm 1954, tổng số quân đạt khoảng 200.000 người, thuộc các Binh chủng Bộ binh, Nhảy dù, Thiết giáp, Pháo binh, Truyền tin, Công binh, Quân vận, Không quân, Hải quân, với tổ chức như sau:

  • Bộ binh: gồm 67 Tiểu đoàn
  • Công binh: 6 Đại đội
  • Không quân: 2 Phi đoàn quan sát trợ chiến, 39 phi cơ quan sát, vận tải cơ, Morane Saulnier phi cơ Pháp, Cessna L.19, C.45 và C.47 do Hoa Kỳ cung cấp.
  • Nhảy dù: 5 Tiểu đoàn (cuối năm 1954, các Tiểu đoàn này được tổ chức thành Liên đoàn).
  • Pháo binh: 5 Tiểu đoàn 150 mm
  • Quân vận: 6 Đại đội
  • Thiết giáp: 1 Trung đoàn thám thính, 5 Chi đội chiến xa biệt lập, 1 Trung tâm Huấn luyện
  • Truyền tin: 6 Đại đội
  • Hải quân: 3 Hải đoàn xung phong, 3 Liên đoàn tuần giang, 1 Lực lượng Biệt kích không rõ quân số trang bị hai loại trung vận đĩnh (LCM—Landing Craft Medium) và tiểu vận đĩnh (LCVP—Landing Craft Vehicle And Personnel) do Hoa Kỳ cung cấp năm 1950. Lực lượng Biệt kích nầy sau Hiệp định Geneva, dời vào Nam đổi tên là Hải quân bộ binh, và là tiền thân của Binh chủng Thuỷ quân Lục chiến sau này.

Giai đoạn Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963)[sửa]

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “main”. Cuối năm 1955, sau khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa, và Quân đội Quốc gia Việt Nam từ đó đổi tên là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm này, Bộ Tổng tham mưu không còn tuỳ thuộc hệ thống chỉ huy của Pháp. Binh chủng Không quân tiếp nhận căn cứ Nha Trang và đổi tên thành Căn cứ Trợ lực Không quân số 1. Pháo binh thành lập thêm các Tiểu đoàn 6, 12, 32, 34. Hải quân được trang bị 24 chiến hạm, hơn 110 chiến đỉnh, tổ chức thành 5 Hải đoàn và 1 Hải lực.

Năm 1956, Bộ Tổng tham mưu dời vào trại Trần Hưng Đạo, gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, và bắt đầu cải tiến toàn bộ cơ cấu tổ chức. Các Tiểu đoàn bộ binh được tổ chức lại thành 4 Sư đoàn dã chiến (1, 2, 3, 4) và 6 Sư đoàn khinh chiến (11, 12, 13, 14, 15, 16). Mỗi Sư đoàn khoảng hơn 5.000 người. Pháo binh có thêm Tiểu đoàn 23, 25, 34. Tiểu đoàn 34 là đơn vị đầu tiên được trang bị đại bác 155 mm. Cùng năm này, mỗi Sư đoàn bộ binh được trang bị thêm 2 Tiểu đoàn pháo binh với 18 khẩu 105 mm. Không quân tiếp nhận thêm căn cứ Tân Sơn Nhất và căn cứ Biên Hòa. Cả hai đổi thành Căn cứ Trợ lực Không quân số 2 và số 3. Hải quân bắt đầu tiếp nhận tàu chiến từ Hải quân Hoa Kỳ gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh.

Năm 1957, thành lập Binh chủng Lực lượng Đặc biệt, huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan tại trường Biệt động đội ở Đồng Đế (tiền thân của Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), và đơn vị đầu tiên mang tên Liên đội Quan sát Số 1.

Ngày 1 tháng 6 thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn I (phạm vi Đệ nhị Quân khu cũ) tại Đà Nẵng với trách nhiệm bảo an lãnh thổ các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Trị vào tới Quảng Ngãi. Ngày 1 tháng 10 thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn II (phạm vi Đệ tam và Đệ tứ Quân khu cũ) tại Ban Mê Thuột (năm 1962 dời lên Pleiku) với trách nhiệm bảo an lãnh thổ các tỉnh cao nguyên Trung phần từ Kontum tới Lâm Đồng và các tỉnh duyên hải nam Trung phần từ Bình Định tới Bình Thuận.

Năm 1958, Quân chủng Không quân tăng lên thành 7 Phi đoàn, gồm: 1 Phi đoàn khu trục, 2 Phi đoàn liên lạc, 2 Phi đoàn vận tải, 1 Phi đoàn trực thăng, và 1 Phi đoàn đặc vụ. Đầu tháng 12 cuối năm, cải tổ các Sư đoàn dã chiến số 1, 2, 3, 4 và 6, các Sư đoàn khinh binh số 11, 12, 13, 14, 15 và 16 được cải tổ thành 7 Sư đoàn bộ binh số 1, 2, 5, 7, 21, 22 và 23 với quân số mối Sư đoàn là 10.500 người.

Ngày 1 tháng 3 năm 1959, thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn III tại Biên Hòa với trách nhiệm bảo an các tỉnh gồm miền đông (phạm vi Đệ nhất Quân khu) và miền tây Nam phần (phạm vi Đệ ngũ Quân khu) từ Bình Tuy (Hàm Tân) xuống tới An Xuyên (Cà Mau).

Ngày 1 tháng 7 năm 1960, Binh chủng Biệt động quân được thành lập với 50 Đại đội và bắt đầu hoạt động sâu trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Năm 1961, Binh chủng Lực lượng Đặc biệt đổi tên Liên đội quan sát số 1 thành Liên đoàn 77 Lực lượng Đặc biệt. Cùng năm, Không quân được trang bị nhiều loại phi cơ, nhất là khu trục cơ AD6, trực thăng chiến đấu H34.

Năm 1962, Liên đoàn Nhảy dù gồm các Tiểu đoàn (nguyên là các đơn vị thuộc địa của Pháp) được phát triển thành Lữ đoàn nhảy dù gồm 7 Tiểu đoàn Nhảy dù 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Liên đoàn 31 Lực lượng Đặc biệt được thành lập. Các đơn vị Không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi Quân đoàn, với các Không đoàn như sau: Không đoàn 41 (Đà Nẵng), Không đoàn 62 (Pleiku), Không đoàn 23 (Biên Hòa), Không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất), Không đoàn 74 (Cần Thơ).[note 3] Cũng trong năm này, Liên đoàn Thuỷ quân Lục chiến được đổi tên thành Lữ đoàn và tách rời khỏi Hải quân. đồng thời thành lập thêm Sư đoàn 9 và 25 bộ binh, nâng tổng số Lực lượng bộ binh lên thành 9 Sư đoàn.

Ngày 1 tháng 1 năm 1963, thành lập Bộ tư lệnh Quân đoàn IV tại Cần Thơ với trách nhiệm bảo an các tỉnh thuộc miền tây Nam phần.

Giai đoạn Đệ nhị Cộng hòa (1963-1975)[sửa]

Thiết giáp M41 của Quân lực trang bị pháo 76 mm

Năm 1963, Binh chủng Thiết giáp được trang bị thiết vận xa M113 và M114, 4 Trung đoàn Kỵ binh Thiết giáp với thám thính xa M8, chiến xa M24, và 1 Liên đoàn Thủy xa. Binh chủng Biệt động quân tăng quân số lên đến 86 Đại đội, và thành lập thêm các Bộ chỉ huy Tiểu đoàn bên cạnh các Bộ Tư lệnh Quân đoàn/Vùng chiến thuật, với các phiên hiệu 11, 21, 22, 31, 32, 33, và 41.

Năm 1964, Hải quân tiếp nhận tàu chiến từ Hải quân Hoa Kỳ, gồm 9 chiến hạm loại lớn và hằng trăm ghe bằng sợi thủy tinh gắn máy Yabuta thay ghe buồm của Lực lượng Hải thuyền. Đến 1967 đợt trang bị nầy mới kết thúc. Binh chủng Thiết giáp được tân trang chiến xa M41 thay thế chiến xa M24, và thám thính xa V100 thay thế thám thính xa M8. Cùng năm 1964, Liên đoàn 77 Lực lượng Đặc biệt đổi danh thành Liên đoàn 301 Lực lượng Đặc biệt.

Năm 1965, Liên đoàn 301 và 31 Lực lượng Đặc biệt bị giải tán để sắp xếp lại và chính thức gọi là Binh chủng Lực lượng Đặc biệt, gồm một Bộ Tư lệnh, một Đại đội Tổng hành dinh, một Trung tâm Huấn luyện, và 4 Bộ chỉ huy ở 4 Quân khu. Mỗi Bộ chỉ huy có một số Đại đội và mỗi Đại đội có một số toán (quân số mỗi toán khoảng 12 người). Tổng cộng quân số Lực lượng Đặc biệt vào khoảng 5.000 trong thời điểm đó. Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù gồm các Lữ đoàn 1, 2 và 3, trong đó mỗi Lữ đoàn có 3 Tiểu đoàn gồm các Tiểu đoàn: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 11. Mỗi Lữ đoàn được trang bị thêm 1 Tiểu đoàn Pháo binh với đại bác nhẹ 105 mm (Tiểu đoàn 1, 2 và 3 Pháo binh Nhảy Dù). Mỗi Tiểu đoàn Nhảy dù được trang bị thêm 1 Đại đội vũ khí nặng gồm cối 60 mm, súng không giật SKG 90 mm, và trung liên M60. Các cá nhân được trang bị súng tiểu liên tự động AR-15.[note 4] Thời điểm này các đơn vị dù bắt đầu chuyển quân theo chiến thuật trực thăng vận của Hoa Kỳ, ít còn nhảy dù bọc gió loại cổ điển vào vùng chiến thuật. Cũng trong năm này thành lập Sư đoàn thứ 10 trong Lực lượng bộ binh với phiên hiệu là Sư đoàn 10 (đến năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn 18 bộ binh). Cũng trong năm này đổi tên Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Bác sĩ người Mỹ trong chương trình MEDCAP và 1 binh sĩ người Việt Nam. Hình chụp tại 1 ngôi làng nhỏ ở miền Nam

Năm 1967, Không quân được 1 Phi đoàn khu trục trang bị phản lực cơ F5. Phiên hiệu của các đơn vị Không quân được cải tổ, xếp thành 3 số. Theo đó, số hàng trăm để chỉ công dụng của đơn vị, như: Số 1 là Phi đoàn liên lạc, số 2 là trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9 là huấn luyện.

Năm 1968, sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chương trình tối tân hóa quân sự. Đầu tiên là Lực lượng Tổng trừ bị, dần dần đến toàn bộ chủ lực quân được tân trang quân trang quân dụng, sử dụng súng trường tự động M-16.

Ngày 1 tháng 10 năm 1971, thành lập thêm Sư đoàn bộ binh thứ 11 với phiên hiệu là Sư đoàn 3.

Năm 1973, sau Hiệp định Paris, Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh", rút quân ra khỏi việt Nam và bàn giao toàn bộ quân dụng lại cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển Hải quân, Không quân, Pháo binh và Thiết giáp. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp đạn dược vũ khí, nhưng bắt đầu từ tài khóa 1974-1975, nguồn viện trợ cạn dần và đến đầu năm 1975 thì đi dến tình trạng thiếu hụt trầm trọng.

Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, Binh chủng Biệt động quân thành lập thêm thêm Liên đoàn 8 và 9 (đặt thành các đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu).

Đầu năm 1975, toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm có 1 triệu quân, gần 2 triệu súng trường, 1.200 chiến xa và thiết vận xa, kể cả chiến xa M48 loại mới nhất của Hoa Kỳ, hơn 1.000 khẩu đại bác từ 105 mm xe kéo đến 175 mm cơ động, 40.000 xe vận tải, 1.600 chiến hạm chiến đỉnh, và hơn 2.000 phi cơ và trực thăng.

Ngoài Bộ Tổng tham mưu với các Cơ quan, Binh chủng, và Binh sở trong hệ thống quản trị gồm: (hành chánh, nhân viên, huấn luyện, chiến tranh chính trị, tiếp vận), còn có các đơn vị yểm trợ tác chiến gồm 4 Bộ tư lệnh Quân đoàn và các đơn vị yểm trợ trực thuộc. Các đơn vị trực tiếp tác chiến gồm:

  • Lục quân: Có 11 Sư đoàn Bộ binh, 1 Sư đoàn Nhảy dù, 1 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, 1 Liên đoàn Biệt kích Nhảy dù, 17 Liên đoàn biệt động quân, 4 Lữ đoàn Kỵ binh Thiết giáp, Lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ thuật, các đơn vị Pháo binh biệt lập, và Lực lượng Địa phương quân (400 Tiểu đoàn), Nghĩa quân hơn 50.000 quân.
  • Không quân: Quân số 60.000 gồm: một bộ tư lệnh Quân chủng với đầy đủ các cơ quan và binh sở yểm trợ, 5 Sư đoàn Không quân tác chiến gồm: (20 phi đoàn khu trục cơ, trang bị khoảng 550 phi cơ A1H, A37, và F5, 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1000 phi cơ UH1 và CH47, 8 phi đoàn quan sát, trang bị khoảng 200 phi cơ O1, O2, và U17), 1 Sư đoàn vận tải gồm: (9 phi đoàn vận tải, trang bị khoảng 150 phi cơ. C7, C47, C119, và C130), 1 Không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC119, AC130 Spectre Gunship. Ngoài ra còn có các Phi đoàn trắc giác (tình báo kỹ thuật), Phi đoàn quan sát RC119L, và Biệt đoàn đặc vụ 314.
  • Hải Quân: Quân số hơn 40.000, ngoài các đơn vị yểm trợ hành chánh, nhân viên, huấn luyện, tiếp vận (có Hải quân Công xưởng), gồm 3 Lực lượng tác chiến: (1) Hành quân lưu động sông, với 14 giang đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh, (2) Hành quân lưu động biển với 1 Hạm đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm, và giang vận hạm và (3) các Lực lượng Đặc nhiệm 211 Thủy bộ với 6 Giang đoàn, 212 Tuần thám với 12 Giang đoàn, 214 Trung ương với 6 Giang đoàn và Liên đoàn người nhái.

Giai đoạn cáo chung (3/1975-4/1975)[sửa]

Tháng 3/1975, sau khi Phước Long và Buôn Mê Thuột thất thủ: Tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra lệnh tái phối trí, rút bỏ Quân khu I và II, dồn toàn quân về Quân khu III và IV chống giữ. Cuộc rút quân tái phối trí hoàn toàn thất bại, ông Thiệu từ chức, các tướng tá tháo chạy, và trong vòng 55 ngày, toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng hòa tan rã, không chỉ vì giao tranh mà còn vì suy sụp tinh thần và không còn lãnh đạo.

Trận giao tranh cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ngoài vành đai Sài Gòn xảy ra tại Xuân Lộc, do Sư đoàn 18 bộ binh dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Lê Minh Đảo và Lữ đoàn 1 Nhảy dù dưới sự chỉ huy của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh.

Trận giao tranh cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong thành phố Sài Gòn xảy ra tại bản doanh Bộ Tổng tham mưu, do Liên đoàn 81 Biệt kích Dù dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Phạm Châu Tài, Biệt đội trưởng Biệt đội 3 chiến thuật.[note 5]

Lực lượng tan hàng sau cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Liên đoàn 81 Biệt kích Dù, dưới sự chỉ huy của Đại tá Liên đoàn trưởng Phan Văn Huấn.

Xem thêm[sửa]

Ghi chú[sửa]

  1. Năm 1959, trường Võ bị Liên quân đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, đến năm 1965 từ khoá 22b, trường cải tổ chương trình huấn luyện lên đến 4 năm.
  2. Ngày 1 tháng 6 năm 1957 đổi tên thành Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung.
  3. Vào các năm 1970, 1971 và 1972 khi Không quân VNCH thành lập các Sư đoàn chiến thuật và Tiếp vận, các căn cứ này trở thành Tổng hành dinh Bộ Tư lệnh của các Sư đoàn Không quân: Đà Nẵng (Sư đoàn 1), Nha Trang (Sư đoàn 2), Biên Hòa (Sư đoàn 3), Cần Thơ (Sư đoàn 4), Tân Sơn Nhất (Sư đoàn 5) và Pleiku (Sư đoàn 6). Xem bài: Không lực Việt Nam Cộng hòa.
  4. Sau cải tiến thành súng tiểu liên M-16
  5. Đơn vị Biệt đội của Liên đoàn 81 Biệt kích dù có cấp số ngang với Tiểu đoàn của các Binh chủng Bộ binh, Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến và Biệt động quân. Chức vụ Biệt đội trưởng tương tự như chức vụ Tiểu đoàn trưởng của các Binh chủng nói trên trong QLVNCH.

Chú thích[sửa]

Tham khảo[sửa]

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy, 2011. Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  • "Chiến-tranh Việt-Nam Toàn Tập", Nguyễn Đức Phương, Nhà xuất bản Làng Văn 2001

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Military navigation”.


This article "Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]