Ngưu Hống (nước)
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “other uses”. Ngưu Hống một bộ tộc người Thái Đen định cư trên địa bàn vùng tây bắc Việt Nam với trung tâm là vùng Mường Mỗi (Thuận Châu, Sơn La) từ khoảng thế kỷ XI. Đến năm 1337, Ngưu Hống bị Đại Việt thời Trần xâm chiếm và xác nhập, và trở thành đất phên dậu của Đại Việt.
Cương vực[sửa]
- Đất khởi nguồn là Mường Lò nay là huyện Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ (xã Tú Lệ (Mường Lung), Đèo Khau Phạ) huyện Văn Chấn, (Mường Chiến) huyện Mù Cang Chải[1] của tỉnh Yên Bái.
- Mường La nay là huyện Mường La (Tạ Bú) và thành phố Sơn La.
- Thủ phủ Mường Mỗi bao gồm đất huyện Thuận Châu.
- Mường Bụa nay là huyện Mai Sơn (trước cũng thuộc Mường Mỗi). Ngoài ra còn gồm huyện Sông Mã, Sốp Cộp tỉnh Sơn La.
- Mường Quai hay Mường Quay nay là huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên (trước cũng thuộc Mường Mỗi).
- Mường Thanh hay Mường Song Thanh nay là đất huyện Điện Biên Đông và Điện Biên Phủ.
- Mường Vạt hay Mường Việt nay là huyện Yên Châu, và thêm cả huyện Phù Yên (Mường Tấc).
Có thể gồm cả Mường Than nay là huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
Lịch sử[sửa]
Thế kỷ XI, từ Mường Lò, thủ lĩnh Lạng Chượng đưa bộ tộc Thái đen sang phía tây chiếm cứ lập thành các Mường Chiềng An (tức Mường La), Chiềng Dong (tức Mường Bụa, nay là các huyện Mai Sơn, Sốp Cộp, Sông Mã), Mường Muổi, Mương Quai (nay là huyện Tuần Giáo), và cuối cùng ông lấy vùng đất Mường Thanh (Điện Biên Phủ), lập nên vương quốc bộ tộc của người Thái đen mà người Việt gọi là nước Ngưu Hống hay mán Ngưu Hống.
Năm 1067, nước Ngưu Hống và Ai Lao đã vào cống nhà Lý của Đại Việt.[2]
Năm 1329, sau khi làm Chúa mường tại Mường Muỗi, Lò Lẹt sai Tạo Piệng, Tạo Nạy đem quân mán Ngưu Hông tiến tới hai bờ thác Bờ sông Đà (tiếng Thái gọi là Xoong nạp tát tè) gây xung đột với Đại Việt. Trần Minh Tông, khi đó đã làm thái thượng hoàng nhà Trần Đại Việt, thân chinh đi đánh.
Lò Lẹt thua nhưng không bị tiêu diệt, mà chạy sang nương nhờ đất Mường Sưa (Luangprabang) của người Ai Lao (Lào). Lúc đó Chúa Mường Sưa (Chiềng Đông Chiềng Thông) là Souvanna Khamphong. Sau đó, trong khoảng 2 năm 1329-1330, khi đang nuong nhờ Ai Lao, Lò Lẹt đã giúp chúa Khamphong thu phục các mường Lào (các bộ tộc) lân cận Mường Sưa. Khoảng năm 1330, Khamphong mất con trai là Phi Phạ lên thay làm chúa Mường Sưa, tiếp tục cùng Lò Lẹt chinh phục các bộ tộc lân cận.
Theo Đại Việt sử ký, năm 1337, vua Trần Hiến Tông của Đại Việt sai Hưng Hiếu Vương đi đánh Mán Ngưu Hống. Hưng Hiếu Vương tiến tới trại Trịnh Kỳ đánh thắng quân Ngưu Hống của Lò Lẹt, chém được tướng của Lò Lẹt là Xa Phần (Đại Việt sử ký ghi Xa Phần làm chức tù trưởng). Từ đó Mán Ngưu Hống của Lò Lẹt mới hoàn toàn thần phục nhà Trần Đại Việt (Đại Việt sử ký ghi là dẹp yên được mán Ngưu Hống).
Tháng 3 âm năm Canh thân, [Đại Bảo] năm thứ 1 [1440], vua [Lê Thái Tông] thân đi đánh viên thổ quan phản nghịch tên là Nghiễm ở châu Thuận Mỗi, trấn Gia Hưng. Tuyển tráng đinh bổ sung quân ngũ. Mùa hạ, ngày 15 tháng 5 âm, vua đem quân từ châu Thuận Mỗi trở về, vì tên Nghiễm dâng trâu và voi xin hàng, và vì đương mưa nắng dữ.
Tháng 3 âm năm Tân Dậu, [Đại Bảo] năm thứ 2 [1441], vua đi lại đánh tên phản nghịch Nghiễm ở châu Thuận Mỗi, bắt sống viên tướng Ai Lao là Đạo Mông cùng vợ con nó ở động La [Mường La], lại bắt được con của tên Nghiễm là Sinh Tượng và Chàng Đồng. Nghiễm kế cùng ra hàng. Vua bèn đem quân về, dâng tù báo thắng trận ở Thái Miếu.
Quam to Mương viếtː Tình thế đã yên ổn, Mứn Pú, Mứn Lạn xin trao đất mường Mỗi lại cho cha. Nhưng Mứn Hằm [tức Nghiễm] không nhận. Chúa Mứn Hằm trao bản mường cho Mứn Pú, Mứn Lạn rồi về ăn ở đất Chiềng Muôn. Mứn Pú lên làm chúa Mường Muỗi, cho Mứn Lạn ăn Chiềng Pấc, tạo Hốc, tạo Pâng ăn [ở] Muổi Nọi. từ khi Duông Cằm chết trận, Mường La không có chủ. Con chúa là Ải Têm Mường còn nhỏ chưa trông nom được bản mường [(Mường La)]. Nhân cơ hội đó, Khoa Ngầm [tức Đạo Mông] giết tạo Dôn, tạo Năm cuớp quyền làm chủ đất Mường La. Ông mưu diệt Mường Muỗi, xúi giục Mứn Pú lật đổ Mứn Lạn. Mứn Lạn sợ chạy về cầu cứu vua Hồng Xộn [tức vua Lê Thái Tông]. [Đại Bảo] Năm thứ 2 [1441], nhà vua sai quân lên bắt Mứn Pú, đóng cũi rải về Kinh [Thăng Long]. Mứn Lạm được trở về làm chúa Mường Mỗi, và cho Pằn Mường đi ăn đất Chiềng Pấc. Ở Mường Lay, [năm 1448], tạo Vai [em trai Mạnh Vượng] lên làm chủ. Khoa Ngấm lại lôi kéo Pằn Mường, xúi tạo Pâng, tạo Hốc phản giết Mứn Lạm.
Tháng 2 âm năm Mậu Thìn [Thái Hòa] năm thứ 6 [1448], Tư không châu Phục Lễ Đèo Mạnh Vượng có tội, [Lê Nhân Tông] cho tự tử. Sai nhập nội tư mã Lê Ê đem 5.000 quân hộ tống người em thứ hai của Mạnh Vượng, cho làm chiêu thảo sứ, tri châu Phục Lễ thay trông coi dân chúng của Mạnh Vượng và tịch thu gia sản của Mạnh Vượng. Mạnh Vượng vốn tính hung bạo, lòng người không theo, lại ngầm sai người đánh thuốc độc giết hại bộ đảng của mình, bộ đảng ai cũng thù oán. Đến đây, nghe quan quân đến, họ tranh nhau giết hai đứa con của hắn, bắt giam cả vợ cả, vợ lẽ, nô tì, lấy hết vàng bạc của cải của hắn đem nộp tại cửa quân. Nhưng Lê Ê khéo biết an ủi vỗ về, không mảy may chạm đến, tình hình lại yên ổn như cũ, người trong châu rất vui lòng.
Quam to Mương viếtː Lại nói, khi tạo Pâng, tạo Hốc vào giết cả nhà Mứn Lạn, con nhỏ còn bú sữa của Mứn Lạn là Ngần Pằn Na được… kẻ hầu ẵm… xuôi thuyền xuống ở nhờ nhà ông tư mã tư đồ Mường Sang [Xa Khả Tham].
Các đời chúa Ngưu Hống-Mường Mỗi[sửa]
- Tạo Lò
- Lạng Chượng
- Ngưu Hống (Lò Lẹt), làm chúa Mường Mỗi khoảng 1292-1341.
- Con Mường, là con trai thứ hai Lò Lẹt, làm chúa Mường Mỗi khoảng 1329 - 1341.
- Ta Cằm, là con trai út Lò Lẹt, làm chúa Mường Mỗi khoảng 1341 - 1392.
- Ta Ngần, là cháu trai Lò Lẹt và con trai Ta Cằm, làm chúa Mường Mỗi khoảng 1392- 1418.
- Phạ Nhù, là con trai cả của Ta Ngần, làm chúa Mường Mỗi khoảng 1418-1420.
- Mứn Hằm, là con trai thứ ba của Ta Ngần, làm chúa Mường Mỗi khoảng 1420-1441.
- Mứn Pú
- Mứn Lạn
- Khoa Ngấm
- Pằn Mường
- Ngần Pằn Na
Chú thích[sửa]
This article "Ngưu Hống (nước)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Ngưu Hống (nước). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.
- ↑ Đường chinh chiến-Táy Pú Xấc, trang 9.
- ↑ Nội dung chính và lời chú trong Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch pdf, trang 107.