Ngưu chiêu dung (Đường Thuận Tông)
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Ngưu chiêu dung (chữ Hán: 牛昭容), không rõ tên thật, là phi tần của Đường Thuận Tông Lý Tụng.
Tiểu sử[sửa]
Không có ghi chép về gia thế của Ngưu Chiêu dung trong Cựu Đường thư hay Tân Đường thư.[1][2], sự việc của bà chỉ được ghi trong Tư trị thông giám. Không biết khi nào bà được nạp làm thiếp của Lý Tụng, có thể khi ông còn là Hoàng thái tử dưới triều Đường Đức Tông Lý Quát.
Mùa đông năm Trinh Nguyên thứ 20 (804), Thái tử Lý Tụng bị bệnh đột quỵ sau đó trở nên liệt nửa người và không thể nói. Năm sau (805), sau khi Đức Tông qua đời, Lý Tụng kế vị, tức Đường Thuận Tông. Ngưu thị được phong thành Chiêu dung, địa vị cao thứ 6 trong cung bấy giờ[3].
Đương khi ấy Đường Thuận Tông không thể nói được, do đó không thể giải quyết tất cả công việc triều chính. Mỗi lần lâm triều đều phải ngồi sau rèm, có Ngưu Chiêu dung hoạn quan Lý Trung Ngôn (李忠言) đứng cạnh. Mỗi khi bách quan tâu việc gì thì Chiêu dung và Lý Trung Ngôn bẩm lại với Thuận Tông[4]. Trước đây lúc Đức Tông sắp mất, Hàn Lâm học sĩ Vương Bái (王伾) vào cung, xưng chiếu cho Vương Thúc Văn (王叔文) làm người quyết định mọi việc. Khi Thuận Tông lên ngôi thì khi có biểu dâng lên, quyền phê duyệt thuộc về Thúc Văn, Thúc Văn đưa cho Lý Trung Ngôn, sau đó Trung Ngôn thảo chiếu thư nhân danh Thuận Tông mà đưa xuống quần thần, nói là ý của Thuận Tông, bên ngoài không ai biết cả. Đến ngày Quý Mão tháng 2 ÂL, Đường Thuận Tông mới ra gặp bách quan ở Tử Thần môn. Vương Thúc Văn và một số đại thần khác như Hàn Thái, Liễu Tông Nguyên, Lưu Vũ Tích là những người thực sự nắm quyền, các quyết sách trong triều đều là ý của họ. Thúc Văn lại giao kết với Lý Trung Ngôn và Ngưu Chiêu dung để tạo thêm thế lực[5].
Tháng 3, ngày Mậu Tý (24 tháng 3), các hoạn quan Câu Văn Trân (俱文珍), Lưu Quang Kỳ (劉光琦) hợp lực với Kiếm Nam Tiết độ sứ Vi Cao (韋皋), Kinh Nam Tiết độ sứ Bùi Quân (裴均), Hà Đông Tiết độ sứ Nghiêm Thụ (嚴綬) dâng thư, thỉnh Thuận Tông lập con trưởng của Thuận Tông là Quảng Lăng vương Lý Thuần làm Thái tử. Lúc đó, Ngưu Chiêu dung oán ghét Lý Thuần vì còn trẻ mà anh duệ, kì kèo mãi không chịu chuyển thư, các đại thần đến đây bèn xông vào điện, trình lên chiếu có chữ [Lập đích dĩ trưởng; 立嫡以長], Thuận Tông gật đầu. Ngày Quý Tị (tức 29 tháng 3) cùng năm, Lý Thuần được lập làm Thái tử[6]. Sử gọi sự kiện này là [Vĩnh Trinh nội thiền; 永貞內禪].
Ngày Canh Tí (4 tháng 8), hoạn quan ép Đường Thuận Tông xuống chiếu nhường ngôi cho Lý Thuần, tức là Đường Hiến Tông. Đường Thuận Tông được xưng là thái thượng hoàng, mẫu thân của Hiến Tông là Lương đệ Vương thị được tôn làm Thái thượng hoàng hậu, mệnh lệnh của ông được gọi là ["Cáo"; 誥][5][7][8]. Từ đó không còn ghi chép lịch sử nào về Ngưu Chiêu dung.
Chú thích[sửa]
- ↑ Cựu Đường thư, vol. 52 Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Module:Webarchive/data' not found..
- ↑ Tân Đường thư, vol. 77 Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Module:Webarchive/data' not found..
- ↑ Cựu Đường thư, vol. 51 Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Module:Webarchive/data' not found..
- ↑ 《资治通鉴 卷第二百三十六》: 時順宗失音,不能決事,常居宮中施簾帷,獨宦官李忠言、昭容牛氏侍左右。百官奏事,自帷中可其奏。
- ↑ 5,0 5,1 Tư trị thông giám, vol. 236: 叔文入至翰林,而伾入至柿林院,見李忠言、牛昭容計事。大抵叔文依伾,伾依忠言,忠言依牛昭容,轉相交結。
- ↑ 時牛昭容輩以廣陵王淳英睿,惡之;絪不復請,書紙為「立嫡以長」字呈上,上頷之。癸巳,立淳為太子,更名純。
- ↑ Tư trị thông giám, vol. 237.
- ↑ 《五百家注昌黎文集.外集》卷十: 順宗實錄卷五.八月庚子,詔曰:「...宜令皇太子即皇帝位,朕稱太上皇,居興慶宮,制敕稱誥。...」永貞元年八月辛丑,太上皇居興慶宮,誥曰:「...宜以今月九日,冊皇帝於宣政殿...宜改貞元二十一年為永貞元年...」...永貞二年正月景戌朔,(戌,史作寅,下同。)太上皇於興慶宮受朝賀...元和元年正月甲申,太上皇崩於興慶宮咸寧殿
This article "Ngưu chiêu dung (Đường Thuận Tông)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Ngưu chiêu dung (Đường Thuận Tông). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.