You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Nguyễn Mạnh Hùng (Phó giáo sư, tiến sĩ sử học)

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nguyễn Mạnh Hùng là một phó giáo sư, tiến sĩ người Việt Nam. Ông là người sáng lập trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng [1], người ấn hành một số từ điển Kanji Hán Nhật Việt đầu tiên của Việt Nam trước 1975 [2] tại Sài Gòn Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Ông mở đường xây dựng hệ thống Đại học ngoài Công lập đầu tiên tại khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp (nay là Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn) thành Phố Hồ Chí Minh năm 1986 với tên gọi là Đại học Ghi danh [3]. Tuy nhiên danh xưng này không được phép nên được đổi lại thành Đại học không chính quy, tiền thân của hệ thống Đại học Tư thục Quốc tế Việt Nam ngày nay.

Tiểu sử[sửa]

Ông là học trò ngành luật của cố giáo sư Vũ Văn Mẫu và thầy Châm Vũ Nguyễn Văn Tần, tác giả cuốn sách Nhật Bản sử lược. Ông làm luận án tiến sĩ sử học với đề tài: Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thông qua công trình Kỹ Thuật Người An Nam [4] có lời giới thiệu của Giáo sư sử học Phan Huy Lê .

Từ năm 1988 đến năm 1992, ông là nguyên giáo sư Việt Nam học, Khoa Thái Việt, Trường Đại học Ngoại ngữ Osaka Nhật Bản.

Từ năm 1997 đến năm 2015, ông là chủ tịch Hội đồng sáng lập kiêm hiệu trưởng Đại Học Dân lập Hồng Bàng - sau đổi thành Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và nghệ thuật[sửa]

Nguyễn Mạnh Hùng là người phát hiện đầu tiên công trình nghiên cứu của Henri-Joseph Oger (một số phận bất hạnh) về đề tài Technique du peuple Annamite ( Kỹ Thuật Người An Nam ) được thực hiện tại Hà Nội năm 1908-1909 và đã bị quên lãng khoảng 1 thế kỷ cho đến khi được Nguyễn Mạnh Hùng phát hiện tại thư viện Sài Gòn 1962 và được Alpha Phim chụp lên phim và công bố trên thế giới. Sau này trong cuộc họp báo chính thức Nguyễn Mạnh Hùng đã tìm ra và công bố tại Hà Nội (đã có lưu trữ 1.5 bộ tại thư viện Quốc Gia Hà Nội đã được đóng gói và phiếu tham khảo, ký hiệu HG18). Đây là công trình gồm 4577 bức in bằng mộc bản chú giải Hán Nôm tại mỗi bức và chữ Pháp. Nguyễn Mạnh hùng giải mã 2 ngôn ngữ nói trên và tiến hành luận án tiến sĩ, được sự trợ giúp của những nhà Hán Nôm Sài Gòn và Hà Nội, những nhà Mỹ Thuật học, nhà Tạo hình, hội Văn hóa Dân gian Hà Nội và Sài Gòn.

Tác phẩm nghiên cứu[sửa]

  1. Kanji Hán Nhật Việt từ điển [5]
  2. Việt Nhật thông thoại từ điển (1969)
  3. Nhật Việt từ điển
  4. Tiếng Nhật hiện đại (trình độ sơ cấp) [6]
  5. Lịch sử Truyền thông Đại chúng Việt Nam
  6. So sánh Sấm truyền
  7. So sánh Khổng TửSokrates [7]
  8. So sánh lịch sử Việt NamHoa Kỳ

Tác phẩm nghiên cứu lịch sử văn hóa[sửa]

Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông
  1. Tiểu thuyết "Viên sỏi đen" [8]
  2. Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông
  3. Sài Gòn xưa
  4. Đồng bạc Con Cò [9]
  5. Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  9. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Liên kết bên ngoài[sửa]


This article "Nguyễn Mạnh Hùng (Phó giáo sư, tiến sĩ sử học)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Nguyễn Mạnh Hùng (Phó giáo sư, tiến sĩ sử học). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]