You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Nguyễn Mạnh Quang

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Nguyễn Mạnh Quang (chữ Hán: 阮孟光) là một giáo sư người Việt Nam. [1]

Thân thế và sự nghiệp[sửa]

Cuộc đời[sửa]

Nguyễn Mạnh Quang là một tác giả người Mỹ gốc Việt. Ông sinh năm 1935 tại tỉnh Thái Bình, Bắc Việt. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn môn Sử Địa (tháng 6/1964). Ông được bổ nhiệm giảng dạy tại Trường Trung Học Nguyễn Trung Trực, Kiên Giang những năm 1964-1966. Năm 1966-1969 ông được cấp học bổng du học tại Ohio University, Hoa Kỳ, đỗ Cao học (nay là Thạc sĩ) về Giáo Dục môn Sử Địa. Ông hồi hương tháng 9 năm 1969. Dạy môn Sử Địa và Công Dân từ 1970-1975 tại Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức, Sài Gòn. Tháng 7/1974, ông lập gia đình.

Năm 1975, Nguyễn Mạnh Quang sang định cư tại Hoa Kỳ. Trong vòng chỉ vài tháng, ông được Sở Học Chánh Tacoma (Tacoma Public Schools) mướn làm việc từ tháng 9/1975 – 9/1998. Trong thời gian 23 năm này, ông đã dạy các trường Trung học cấp III: Stadium High School, Lincoln High School, và Wilson High School. Ông phụ trách giảng dạy các môn: Lịch Sử Hoa Kỳ (American History), Những Vấn Đề Khó Khăn Trên Thế Giới (World Problems), Sử Tiểu Bang Washington, Công Dân (Civics), Địa Lý Thế Giới (World Geography).

Ông nghỉ hưu năm 1998. Trong suốt thời gian về hưu ông tiếp tục biên soạn các tác phẩm liên hệ với chuyên ngành: nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại, trong đó có các thế lực ở hậu trường của các chế độ chính trị tại Việt Nam.

Công việc nghiên cứu này khiến ông đem ra ánh sáng những mặt khuất của lịch sử cận đại mà Ki-tô giáo La Mã đóng vai chủ động điều khiển nhiều vấn đề liên quan đến sinh mệnh đất nước, khiến ông mang tiếng chống Ki-tô giáo.

Tác phẩm[sửa]

Đã xuất bản[sửa]

  • Đệ Nhị Thế Chiến Và Chiến Tranh Lạnh (Sài Gòn: Sáng Tạo, 1972; Tacoma Public Schools, 1994)
  • Tập Đọc và Tập Viết Tiếng Việt (Tacoma Public Schools, 1980)
  • Tức Tưởi (Tacoma Public Schools, 1980)
  • Vấn Đề Giáo Dục Thanh Thiếu Niên Việt Nam Tại Hải Ngoại (Tacoma Public Schools, 1998)
  • A Poem For My Children – Bài Thơ Cho Con (Houston, TX, Văn Hóa, 1999).
  • Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX, Văn Hóa, 1998 và 2000)
  • Thực Chất Giáo Hội La Mã (tự xuất bản 1999)
  • Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Đa Nguyên, 2004)

Bài đăng online[sửa]

Tác giả những cụm từ lịch sử[sửa]

Ông Nguyễn Mạnh Quang là người đầu tiên đặt tên cho Ngô Đình Diệm, cố Tổng Thống miền Nam Việt Nam là "Tam Đại Việt Gian", hay "Tên Bạo Chúa Phản Thần Tam Đại Việt Gian" [2]. Ông cũng là người phát minh ra cụm từ “Đạo Lý Thiên La – Đắc Lộ[3], "Liên Minh Xâm Lược Pháp-Vatican", "Liên Minh Xâm Lược Mỹ-Vatican". [4]

Bị chống đối[sửa]

Câu chuyện bắt đầu từ tháng 1/1997, khi tác giả Nguyễn Mạnh Quang cùng một số tác giả khác cùng viết chung quyển "Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960.[1] Đó là một cuộc binh biến chống lại chính phủ Ngô Đình Diệm. Quyển này do nhà sách Văn Hóa của Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu phát hành.

Trong quyển sách trên, tác giả Nguyễn Mạnh Quang có bài ”Tướng Nguyễn Chánh Thi Với Cuộc Chính Biến 11/11/1960” chiếm gần nửa cuốn sách. Tác giả kể lại những việc anh em ông Ngô Đình Diệm thao túng chính quyền, tự tung tự tác ”Công Giáo hoá” bộ máy cai trị, làm nhiều điều phi pháp và thất nhân tâm, khiến cho toàn thể quân dân miền Nam chán nản và bất mãn. Tác giả kể lại việc bà con ông Ngô Đình Diệm đã công khai coi việc nước như việc nhà, tiến hành chính sách khủng bố các thành phần đối lập chính trị, chèn ép và đàn áp những người thuộc các tôn giáo khác, tạo nên tình trạng bất ổn trong xã hội,...những nguyên nhân đưa đến cuộc Binh Biến do Binh Đoàn Nhảy Dù tổ chức để diệt bạo trừ gian. Nhưng đại sự bất thành, những nhân vật chủ chốt chỉ huy cuộc chính biến phải đào thoát sang Cao Miên tỵ nạn.

Cũng nên biết, đa số người Việt hải ngoại là giáo dân theo đạo Ki-tô La Mã (Roman Catholic) và có chung đặc tính là tôn thờ ông Ngô Đình Diệm. Họ lập ra nhóm Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm, làm giỗ mỗi năm tại một số nhà thờ Việt Nam ở Hoa Kỳ, nhất là ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington.

Nói chung, bài viết trên của tác giả Nguyễn Mạnh Quang đã kể hết tội của Ngô Đình Diệm làm cho các thành phần giáo dân ở trong vùng rất phẫn nộ. Từ đó và kéo dài mấy tháng liên tiếp, trong các cuộc họp cộng đồng hàng tháng của người Việt hải ngoại ở tiểu bang Washington luôn bàn tán sôi nổi, vì GS Nguyễn Mạnh Quang đã được rất nhiều học sinh yêu mến và có tiếng tăm trong nhiều cộng đồng tại tiểu bang Washington.

Nhóm Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm phản đối.[sửa]

Những chuyện sôi nổi trên được gia tăng khi Nhà Xuất Bản Văn Hóa ở Houston (do Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu làm Giám Đốc) nhờ ông bà Nguyễn Mạnh Quang đứng ra tổ chức một buổi Hội Thảo Văn Hóa tại thành phố Seattle vào ngày 20 tháng 12 năm 1997 để ra mắt sách của nhiều tác giả khác.

Ngay khi vừa mới đăng quảng cáo trên các tờ tuần báo ở Seattle vào cuối tháng 9 năm 1997, thì làn sóng chống đối càng sôi sục trong những người của ”Nhóm Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” (PHTTNDD) tại các thành phố lớn ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, nhất là ở Seattle. Phe chống đối nhóm họp, nghiên cứu cuốn ”Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960” để viết bài phản bác, chú trọng vào tác giả Nguyễn Mạnh Quang. Sau hơn một tháng trời nghiên cứu, tới đầu tháng 11.1997, ngay sau khi làm lễ giỗ ông Diệm, họ tung ra những lá thư nặc danh, trong đó có hai lá thư đánh máy dài ba trang, có nhan đề là ”Người Dân Lên Tiếng: Văn Nghệ Sáng Tác hay Những Kẻ Phản Bội” và ”Tâm Thư Máu... Và Nước Mắt”.

Hai lá thư nặc danh này đều được gửi đi phân phối ở những trung tâm thị tứ có đông người Việt lui tới và được Đài phát thanh Sài Gòn Radio (SRBS) của Quốc Nam cho truyền thanh liên tiếp suốt từ đầu tháng 11 năm 1997 cho đến ngày 18/12/1997.[5] Đồng thời, tờ nguyệt báo Góp Gió của Võ Văn Sáu (với hỗn danh là Sáu hồ hởi, một tay chống Cộng cực đoan nổi tiếng) tung ra những tờ thơ rơi vu cáo đủ điều, nào là "Nguyễn Mạnh Quang là Việt Cộng nằm vùng, Nguyễn Mạnh Quang là cán bộ tuyên giáo của Cộng Sản ỏ hải ngoại,...."

Sự chống đối đưa đến đe dọa tính mạng.[sửa]

Một trong những người chống đối (Nhóm PHTTNDD) còn tuyên bố công khai nếu gặp tác giả Nguyễn Mạnh Quang thì hắn sẽ bắn ngay tại chỗ. Ngoài ra, nhóm chống đối cho biết sẽ tổ chức biểu tình phá thối để ngăn chận cuộc hội thảo văn hóa (buổi ra mắt sách) dự định tổ chức vào ngày 20-12-1997. Mặt khác, họ loan tin nếu không hủy bỏ buổi hội thảo này thì họ sẽ thanh toán tác giả Nguyễn Mạnh Quang. Tình trạng căng thẳng đến nỗi có anh bạn thân làm chủ báo Người Việt Tây Bắc phải đăng lời trần tình rằng anh ta không có liên hệ gì với cuộc hội thảo văn hóa, và sẽ không đến tham dự cuộc hội thảo này.

Hai tuần trước ngày định tổ chức, cảm thấy không an toàn tính mạng, vợ của tác giả Nguyễn Mạnh Quang đã viết một lá thư gửi cho ông Linh mục Trần Đức Phương,[6] quản nhiệm nhà thờ Việt Nam tại thành phố Seattle vì nhóm Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm là các giáo dân nổi bật trong nhà thờ. Lá thư đề ngày 16 tháng 12 năm 1997, nội dung là quy trách nhiệm cho linh mục chánh sở đã cho Nhóm Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm hoạt động trong nhà thờ và tài trợ cho các chương trình phát thanh chống đối ông Nguyễn Mạnh Quang. Đoạn kết lá thư, bà viết:

"..Với tư cách là một người có đạo, nhìn sự việc mâu thuẫn với việc tông đồ và ý Chúa như thế, con xin các Cha hãy can thiệp trực tiếp để ngăn chặn những hành động ngông cuồng vô ý thức mà nhóm PHỤC HƯNG TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM đang làm. Thưa Cha, trong lúc con đang cố gắng đem những gương lành của Chúa ra thuyết phục chồng con theo đạo Chúa (theo trong tâm, chứ không phải theo hình thức), thì con luôn luôn gặp phải những người trong đạo làm những việc trái ngược với CÔNG CHÍNH như vậy. Sự kiện này đã làm cho con càng thêm khó khăn trong việc chứng minh cho chồng con thấy rằng người Công Giáo đa số là BÁC ÁI và CÔNG BÌNH. Việc tông đồ của con ngày càng thêm khó khăn hơn.

Xin Cha cứu xét.

Thành thực cám ơn Cha.    

Trân trọng,

Nguyễn Thị Phúc"

Căng thẳng ngày tổ chức Hội Thảo Văn Hóa[sửa]

Chi tiết cuộc đụng độ được tóm tắt theo bài tường thuật của tác giả Nguyễn Mạnh Quang "Đụng Độ Trong Ngày Ra Mắt Sách Ở Seattle"[7] Theo chương trình, 1 giờ chiều ngày 20/12/1997 cuộc hội thảo sẽ khai mạc. 10 giờ sáng ngày hôm đó, Ban tổ chức (ông bà Nguyễn Mạnh Quang và Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu) và các thân hữu tham dự đã đến địa điểm tổ chức là nhà hàng Caravan Caravan số 5718 đường Martin Luther King, Seattle. Hai người cảnh sát người Việt mà Ban Tổ Chức mướn gọi đến cáo bệnh vào giờ chót(!). Ban Tổ Chức gọi đến Ty Cảnh sát nhờ giúp đỡ. Đến 12 giờ trưa, văn phòng cảnh sát Mỹ cho 3 nhân viên cảnh sát người Mỹ cùng đến với một chiếc xe bắt tù gọi là "arraign truck" tới đậu túc trực đề phòng bất trắc.

Nhóm Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm đã tập trung được khoảng hơn hai mươi người tại sân đậu xe Phước Lộc Thọ (cũng nằm trên đường Martin Luther King Way và cách nhà hàng Caravan độ gần nửa cây số). Nhóm này cho hai chiếc xe hơi chạy qua chạy lại để quan sát tình hình tại nhà hàng Caravan, và cho một người của họ vào bên trong nhà hàng để tìm cách gây rối. Đồng thời, nhóm PHTTNDD chỉ định đóng vai người đến tham dự hội thảo, chuẩn bị sẽ gây ồn ào phá rối trật tự bên trong; và bên ngoài, đoàn người tập trung ở sân đậu xe ở chợ Phước Lộc Thọ sẽ tiến tới hô những khẩu hiệu "đả đảo" để phá thối.

Nhờ Ban Tổ Chức đã ngầm cho Cảnh sát biết nhân vật đã đe dọa tính mạng tác giả Nguyễn Mạnh Quang đang tiến vào bên trong nhà hàng, hắn đã bị cảnh sát lục xét và cảnh cáo. Vì thế nhóm người của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm có mặt trong cuộc hội thảo hôm đó không còn có thể gây rối nữa.

Mặt khác, một cách bất ngờ, một người trong ban tổ chức phát giác có người đem cái túi gì đó vào cầu tiêu, sinh nghi nên bám sát theo dõi, khiến cho đương sự phải xách túi đi ra và biến dạng. Trong khi đó, nhóm người biểu tình ở khu Phước Lộc Thọ sắp sửa khởi hành để tiến về nhà hàng Caravan để phá thối thì lại phải giải tán vì được tin có xe bắt tù của cảnh sát nằm túc trực tại sân đậu xe của nhà Hàng Caravan.

Bị cô lập[sửa]

Mặc dù buổi Hội thảo Văn Hóa ngày 20 tháng 12 năm 1997 được tiến hành thành công tốt đẹp, nhưng những người trong cộng đồng chuyền tai nhau xa lánh tác giả Nguyễn Mạnh Quang. Tất cả các bạn văn nghệ trước đó vẫn gặp nhau hàng tuần đều ngưng mời mọc hay giao tiếp, và trở nên lạnh lùng với tác giả. Nhà thơ Phan Lạc Giang Đông từng tìm đến gặp gỡ và cùng mời mọc ăn uống với tác giả Nguyễn Mạnh Quang, nay cũng không dám nhìn mặt ở giữa nơi đông người. Một người bạn nhạc sĩ được xem là thân nhất với tác giả cũng đã tổ chức một buổi tiệc và mời thật đông người để long trọng tuyên bố "không chơi với Nguyễn Mạnh Quang nữa"!

Tranh cãi[sửa]

Ông bị báo chí phản động cho rằng: Nguyễn Mạnh Quang, bị cáo buộc là 'mang danh Phật Giáo để đâm lưng Công giáo' [8]. Thật ra ông Nguyễn Mạnh Quang là người lương, sống theo nếp sống văn hóa Tam giáo đồng nguyên. Ông kết hôn với một người Công Giáo miền Nam. Trên quyển sách "Nói Chuyện Với Tổ Chức VNCH Foundation" ông ghi tên tác giả là Stephano Nguyễn Mạnh Quang. Stephano là tên thánh khi rửa tội. Hơn nữa, ở bìa sau của quyển "Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963" có ảnh đám cưới của tác giả trong nhà thờ Công Giáo La Mã.

Và báo chí nhà nước đã phản ánh rằng: "Tiến sĩ hãy lên mạng Sách hiếm đọc bài “Giáo dục thời VNCH” của tác giả Nguyễn Mạnh Quang hoặc nghe ông trực tiếp nói chuyện về đề tài này trên mạng Youtube để sáng mắt, sáng lòng ra!” [9]

Báo Nhân Dân đề cập[sửa]

Ông Nguyễn Mạnh Quang cũng được Báo Điện Tử Nhân Dân nhắc đến trong những đề tài sau:

1- Khi người Mỹ gốc Việt bàn về mấy “nhà dân chủ”![10] Toàn bài nói về quan điểm của ông Nguyễn Mạnh Quang. Trích đoạn đầu: "Mấy ngày qua, video-clip nhan đề “Tranh đấu cho dân chủ, làm sao chúng tôi tin các ông?” do sachhiem.net, một trang mạng của người Mỹ gốc Việt, công bố trên YouTube đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Trong video-clip, cùng với cộng sự, nhà sử học Nguyễn Mạnh Quang - người gần đây mới trở về Việt Nam và đi nhiều nơi để tìm hiểu, đã trình bày khá rành rẽ về các vấn đề như: muốn có dân chủ thì đất nước phải được độc lập, vì có độc lập mới có tự do, có tự do mới có thể thực thi dân chủ; người dân muốn được hưởng quyền tự do, dân chủ cần có sự hiểu biết...."

2- Đội lốt học thuật, nghiên cứu để chống phá chế độ [11] Đoạn liên quan: "Hành vi và sự tráo trở, trơ trẽn của Trần Gia Phụng không chỉ khiến những ai quen biết ông ta khi còn ở trong nước xem thường, lên án mà còn gây phẫn nộ trong chính các học giả gốc Việt ở nước ngoài, như nhà sử học Nguyễn Mạnh Quang nhận xét, thì Trần Gia Phụng: “Là một người được huấn luyện về ngành chuyên môn dạy lịch sử và công dân, rồi viết sử, mà lại gia nhập những phe phái làm tay sai cho các thế lực ngoại thù để chống lại một tổ chức đã có công hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử, đánh đuổi được các thế lực ngoại xâm, đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, và đem lại thống nhất cho Tổ quốc, thì các bài viết lịch sử của ông còn có giá trị gì nữa không”.

Chú thích[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. VIỆT NAM CỘNG HÒA TOÀN THƯ
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  9. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  10. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  11. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "Nguyễn Mạnh Quang" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Nguyễn Mạnh Quang. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]