Nguyễn Quốc Sỹ
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Nguyễn Quốc Sỹ (Shi Nguyen-Kuok) (sinh ngày 20 tháng 02 năm 1967 tại Hà Nội) là nhà khoa học Vật lý và Công nghệ Plasma, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng Plasma nhiệt độ thấp, Giáo sư Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva (MPEI), Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT.[1]
Tiểu sử [2][sửa]
Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ sinh ngày 20 tháng 2 năm 1967 tại Hà Nội. Quê quán tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thời nhỏ ông sống cùng gia đình tại Hà Nội. Bố của ông là giáo viên khoa Hóa Đại học Tổng hợp, mẹ là giáo viên dạy Toán trong trường phổ thông. Ông tốt nghiệp loại giỏi trung học phổ thông năm 1983. Cùng năm đó ông vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào Đại học và được chọn đi du học ở Liên Xô.
Tháng 08 năm 1984, Nguyễn Quốc Sỹ đến Liên Xô và vào học năm thứ nhất Khoa Cơ Điện Đại học Bách khoa Leningrad (nay là Đại học Nghiên cứu Quốc gia LB Nga "Đại học Bách khoa Saint Petersburg" - NRU SPbPU). Từ rất sớm, trong thời gian học tập tại Đại học Bách khoa Leningrad ông đã được chọn làm việc trong Phòng thí nghiệm trọng điểm của LB Nga về Vật lý và Công nghệ Plasma. Ông đã được đào tạo và làm việc với nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Vật lý và Công nghệ Plasma của LB Nga và thế giới, tham gia vào các chương trình khoa học trong và ngoài nước. Ông đã được nhận nhiều giải thưởng, bằng khen từ Hội đồng khoa học, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Leningrad và Hội đồng thành phố Leningrad vì những thành tích trong nghiên cứu khoa học.
Tháng 04 năm 1989, Nguyễn Quốc Sỹ tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học sớm một năm với bằng xuất sắc tại Đại học Bách khoa Leningrad (NRU SPbPU). Từ năm 1989 ông là nghiên cứu viên khoa học của Phòng thí nghiệm Kỹ thuật và Công nghệ Plasma, đồng thời là trợ giảng và nghiên cứu sinh của Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Điện, Đại học Bách khoa Leningrad (NRU SPbPU).
Tháng 06 năm 1992, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài "Mô hình toán tương tác dòng các hạt rắn với Plasma". Kết quả nghiên cứu được Hội đồng khoa học của Đại học Bách khoa Leningrad đánh giá là xuất sắc nhất trong số các công trình nghiên cứu của trường năm 1992. Trên cơ sở đó, Hội đồng khoa học Đại học Bách khoa Leningrad quyết định chọn Nguyễn Quốc Sỹ là nghiên cứu sinh duy nhất cho chương trình đào tạo Tiến sĩ khoa học của trường năm 1993.
Tháng 03 năm 2002, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ khoa học với đề tài "Nghiên cứu các loại Plasma sóng cao tần và hồ quang điện" tại Đại học Bách khoa Leningrad. Kết quả luận án được Ủy ban Quốc gia về xét duyệt và đánh giá chất lượng khoa học của Liên bang Nga đánh giá là một trong những công trình khoa học tốt nhất của LB Nga năm 2002, có tầm quan trọng to lớn đối với khoa học và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Quốc gia.
Từ năm 1994 đến 2003, Nguyễn Quốc Sỹ là Phó Giáo sư Khoa Kỹ thuật và Công nghệ điện Đại học Bách khoa Leningrad. Trực tiếp giảng dạy các khóa học chuyên môn "Mô hình toán Plasma", "Lý thuyết gia nhiệt cảm ứng điện từ", "Vật lý Plasma", "Thiết kế các loại thiết bị Plasma và chiếu xạ".
Từ năm 2003, ông là Giáo sư Khoa Vật lý đại cương và Tổng hợp hạt nhân, Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva (NRU MPEI). Ông đã thành lập Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma làm cơ sở cho nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực Vật lý Plasma tại Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva. Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma còn là cơ sở đào tạo sinh viên đại học và sau đại học của Viện Năng lượng hạt nhân và Vật lý nhiệt (thuộc NRU MPEI), chuyên ngành - Lò phản ứng nhiệt hạch và Hệ thống Plasma. Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ là Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật lý plasma từ năm 2005 và là Cố vấn khoa học của Technoceramica LTD từ năm 2011.
Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ là chuyên gia đầu ngành của LB Nga và thế giới về Vật lý và Công nghệ Plasma với 200 công trình khoa học, ông thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về chuyên đề Vật lý, Công nghệ và Ứng dụng Plasma.
Năm 2006, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ được nhận giải thưởng các Nhà khoa học trẻ của Tổng thống Liên bang Nga.
Năm 2012, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ đoạt giải nhất cuộc thi các công trình khoa học của Đại học Năng lượng Quốc gia Moskva và nhận giải thưởng cho việc xuất bản cuốn sách chuyên khảo khoa học "Mô hình toán Plasma nhiệt độ thấp".
Năm 2013 dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ, "Technokeramika" (Obninsk) đã thiết kế, chế tạo thành công đầu phát Plasma cao tần công suất 1000 kW và dây chuyền công nghệ Plasma chế tạo các loại vật liệu bột chịu nhiệt đặc biệt.
Năm 2016, Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ tham gia thành lập Viện Công nghệ VinIT và được bầu làm Chủ tịch Viện.
Năm 2017, Công trình của Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ được Nhà xuất bản các ấn phẩm khoa học nổi tiếng Springer chọn để xuất bản cuốn chuyên khảo khoa học "Lý thuyết Vật lý Plasma nhiệt độ thấp".
Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ là Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học điện Liên bang Nga từ năm 2015 và Viện Hàn lâm Quốc tế về Nghiên cứu Hệ thống từ năm 2012. GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ - Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT thực hiện Dự án hệ thống đầu phát Plasma công suất lớn|thế=|nhỏ
Dự án khoa học công nghệ tiêu biểu [3][sửa]
1. Dự án chế tạo các loại bột chịu nhiệt trong dòng Plasma;
2. Dự án thử nghiệm chế độ bay siêu thanh trong dòng Plasma;
3. Dự án thử nghiệm các loại vật liệu gốm chịu nhiệt trong dòng Plasma;
4. Dự án công nghệ mạ Plasma bảo vệ bề mặt vật liệu;
5. Dự án nhà máy điện rác công nghệ khí hóa plasma xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
6. Dự án nhà máy xử lý chất thải rắn nguy hại công nghệ thiêu kết plasma;
7. Dự án nghiên cứu, chế tạo các loại đầu phát Plasma công suất lớn;
8. Dự án hệ thống plasma xử lý bề mặt trong công nghiệp;
9. Dự án dây chuyền hấp plasma xử lý nông sản, thực phẩm, dược liệu;
10. Dự án dây chuyền hấp plasma khử khuẩn trang thiết bị y tế và bao bì;
11. Dự án thiết bị hấp plasma xử lý nông sản, thực phẩm trong gia đình và siêu thị;
12. Dự án hệ thống thiết bị plasma và laser điều trị vết thương trong y tế và thẩm mỹ;
13. Dự án hệ thống buồng hấp plasma khử khuẩn và diệt virus cho người và trang thiết bị;
14. Dự án dây chuyền hấp plasma khử khuẩn và diệt virus;
15. Dự án hệ thống plasma khử khuẩn di động;
16. Dự án hệ thống điều hòa khử khuẩn không khí công nghệ plasma;
17. Dự án thiết bị plasma điều trị vết thương và bệnh ngoài da trên diện rộng;
18. Dự án thiết bị plasma điều trị tai mũi họng, khoang miệng, nha khoa, thẩm mỹ;
19. Dự án hệ thống thở khí ion điều trị các bệnh đường hô hấp;
20. Dự án thiết bị nội soi plasma điều trị đường tiêu hóa và tiết niệu;
21. Dự án hệ thống điện giải tạo nước ion kiềm giàu hydrogen;
22. Dự án hệ thống tạo nước hoạt hóa plasma ứng dụng trong nông nghiệp;
23. Dự án hệ thống tạo nước hoạt hóa plasma ứng dụng trong y sinh;
24. Dự án hệ thống plasma điện hóa keo tụ xử lý nước thải;
25. Dự án phục chế, bảo tồn thánh địa Mỹ Sơn;
26. Dự án nghiên cứu, thử nghiệm năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
27. Dự án nghiên cứu, thử nghiệm vận tốc sóng ánh sáng.
Giải thưởng[sửa]
- Huy chương của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vì "Đã có công lao đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Việt Nam" ngày 04 tháng 07 năm 2018;
- Bằng danh dự của trường đại học nghiên cứu quốc gia "MPEI" ngày 28 tháng 2 năm 2017;
- Huân chương Hữu nghị của Chính phủ Việt Nam vì "Đã có những đóng góp xuất sắc trong công tác đào tạo chuyên gia năng lượng của Việt Nam và góp phần củng cố và tăng cường tình hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga" ngày 14 tháng 4 năm 2015;
- Giải nhất cuộc thi khoa học NRU "MPEI" 2012 với đề tài "Mô hình hóa toán học lý thuyết Plasma nhiệt độ thấp" năm 2012;
- Giải thưởng Nhà khoa học trẻ năm 2006 từ Tổng thống Liên bang Nga.
Xuất bản[sửa]
Công trình khoa học tiêu biểu[sửa]
- Shi Nguyen-Kuok. Theory of Low-Temperature Plasma Physics. // Atomic, Optical, and Plasma Physics – Springer International Publishing, 2017. – 513 p.
- Shi Nguyen–Kuok. The basics of mathematical modeling of Low temperature plasma. // Monograph – M.: MPEI Publishing, 2013. – 446 p.
- Ageev A.G., Korshunov J.S., Shi Nguyen–Kuok, Chinnov V.F. On the applicability of the relative intensities of the spectral lines of easily ionized impurity for plasma diagnostics of atomic and molecular gases. // Newsletter of the MPEI.–M.: MPEI Publishing, № 4, 2012. – P. 79–85.
- Shi Nguyen–Kuok. Calculation of the thermionic cathode arc plasma torches. // Collection of scientific. Electrotechnology articles in the first decade of the XXI century. – M.: MPEI Publishing House, 2013. – P. 143–160.
- Veklenko B.A., Malakhov Y.I., Nguyen K.S. Superluminal signals in quantum optics. // Journal of Engineering Physics, № 5, 2013 – P. 25–39.
- Korotkikh I.I., Shi Nguyen–Kuok, Malakhov Y.I. Model and method of determining the parameters of the light pulse passing through the thermaly excited medium. // Journal of Economics and Management Control Systems, №3 (13), 2014. – P. 39–43.
- Nguyen–Kuok Shi, Malakhov Y.I., Korotkikh I.I., Ageev A.G. The dynamics of iterative computational procedures with internal feedback in the simulation of electro–plasma processes. // Journal of Economics and Management Control Systems, №3 (13), 2014. – P. 49–58.
- Nguyen–Kuok Shi, Malakhov Y.I., Korotkikh I.I. Analysis of the stability of difference schemes and computational procedures in the simulation of electro–plasma processes. // Journal of Control Systems and Information Technology, №3 (57), 2014. – P. 20–24.
- Nguyen–Kuok Shi, Malakhov Y.I., Korotkikh I.I. Mathematical algorithms and the region of stability of iterative computational procedures with internal feedback in the simulation of electro–plasma processes. // Journal of Control Systems and Information Technology, №3.1 (57), 2014. – p. 171–175.
- Nguyen–Kuok Shi, Malakhov Y.I., Korotkikh I.I. Features of automated system of the spectral diagnostics of RF plasma torches. // Journal of Induction heating, № 2 (28), 2014. – p. 19–26.
- Hassanpour S., Nguyen-Kuok S. Journal of Plasma Physics. 81, 1(2015)
- I. Stepanov, Yu. Malakhov, Shi Nguyen-Kuok. Experiment registration of the release excess thermal energy in the cell loaded with a mixture of nickel powder and lithium aluminum hydride. // Journal of emerging areas of science, № 9 (3), 2015. – pp. 90 – 93.
- E.A. Golovkova, A.A. Kaloyan, E.S. Kovalenko, K.M. Podurets, Nguyen-Kuok Shi, A.V. Pakhnevich. Tomographic studies of the building material of the ancient temple complex of Mison (Vietnam). // Proceedings of XXV Int. Conf. "Electromagnetic field and materials (fundamental physical research)." Moscow, October 24-25, 2017. – pp. 573–585.
- V.P. Afanasyev, V.P. Budaev, A.V. Dedov, A.V. Eletsky, A.T. Komov, V.M. Kulygin, A.V. Lubenchenko, S.D. Fedorovich, Shi Nguyen-Kuok. Physic technical problems of controlled thermonuclear fusion. // Newsletter of the MPEI.–M.: MPEI Publishing. №6. 2017. PP. 31 – 43. ISSN 1993-6982.
- Nguyen-Kuok Shi. Quantum-Mechanical Theory of Elastic Scattering and Cross Section Determination of Particle Interaction in Plasma. // Journal Thermal Engineering. 2018, Vol. 65, №. 13, pp. 952–968. ISSN 0040-6015.
Sách tiêu biểu[sửa]
- Shi Nguyen-Kuok. Theory of Low-Temperature Plasma Physics. // Atomic, Optical, and Plasma Physics – Springer International Publishing, 2017. – 513 p, ISBN 978-3-319-43719-4;
- Shi Nguyen-Kuok. Numerical methods for solving problems of mathematical modeling of Low-temperature plasma. – M.: MPEI Publishing house, 2016. – 100p, ISBN 978-5-7046-1684-9;
- Shi Nguyen–Kuok, S.D. Fedorovich, V.F.Chinnov. Laboratory workshop on the physics of low–temperature plasma. – M.: MPEI Publishing, 2014. – 64 p, ISBN 978-5-7046-1539-2;
- Shi Nguyen–Kuok. Basic mathematical models of Low temperature plasma. // Proc. - M.: MPEI, 2013. – 100 p, ISBN 978-5-7046-1368-8;
- Shi Nguyen–Kuok. The quantum–mechanical calculation of the elastic scattering of particles in an argon plasma. – M.: MPEI Publishing, 2013.– 52 p, ISBN 978-5-7046-1415-9;
- Shi Nguyen–Kuok. The basics of mathematical modeling of Low temperature plasma. // Monograph – M.: MPEI Publishing, 2013. – 446 p, ISBN 978-5-7046-1368-8.;
- S.V. Dresvin, Shi Nguyen–Kuok, D.V. Ivanov. Basics of mathematical modeling of plasma torches: Part 3. The equations of plasma motion. Method of calculating the velocity of plasma in plasma torch. – St. Petersburg: STU, 2006. – 131 p, ISBN 5-7422-1072-8;
- B.A. Veklenko, Y.I. Malachov and Shi Nguyen–Kuok. Superluminal Signals in Quantum Optics: Monograph / Theory and Applications of Physical Science – 2019, Book Publisher International, V. 1. Print ISBN: 978-93-89246-70-4, eBook ISBN 978-93-89246-71-1. DOI: 10.9734/bpi/taps/v1 – PP. 45-65;
- Shi Nguyen–Kuok. Research High-Temperature Thermal Stabilization Models with Fuzzy Parameters: Monograph / Shi Nguyen–Kuok, Tran Ba Le Hoang, S.V. Starojev Сторожев. – Yelm, WA, USA: Science Book Publishing House, 2019. – 216 с. ISBN 978-1-62174-132-9;
- Shi Nguyen–Kuok. Calculation of heat transfer and motion of solid particles in plasma. // Schoolbook. – M.: MPEI Publishing, 2020. – 52 с. ISBN 978-5-7046-2282-6;
- Shi Nguyen–Kuok. Calculation of the electromagnetic field of RF plasma torches. // Schoolbook. – M.: MPEI Publishing, 2020. – 56 с. ISBN 978-5-7046-2283-3.
Tham khảo[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
- Website VinIT Institute of Technology
- Facebook VinIT Institute of Technology
- Youtube channel: VinIT Institute of Technology
- Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quốc Sỹ - Nhà khoa học Việt được vinh danh viện sĩ Hàn lâm tại Nga
- Chuyện đi tắt đón đầu công nghệ xử lý rác
- Chào 2019 - VTV giới thiệu về giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ
- Đoàn chuyên gia Nga thăm và làm việc tại Mỹ Sơn
- Phóng sự GS Nguyễn Quốc Sỹ và các đồng nghiệp làm việc tại Mỹ Sơn VTV4 (bản tiếng Nga)
- Cuốn sách của Giáo sư Việt Nam tại trường MEI dành cho các nhà khoa học phương Tây
- Các công nghệ cao cho hiện tại, tương lai và quá khứ
- Con người và rác thải: Ai sẽ chiến thắng?
- Mở rộng cửa để Việt Nam tiến vào thế giới công nghệ cao
- Rác thải sẽ cứu Việt Nam khỏi khủng hoảng năng lượng
- Mặt Trời thành điện năng thay thế nhiệt điện than, năng lượng thủy điện và hạt nhân
- GSVS Nguyễn Quốc Sỹ trở về đóng góp cho quê hương
This article "Nguyễn Quốc Sỹ" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Nguyễn Quốc Sỹ. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.