Nguyễn Thượng Long
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Tiểu sử[sửa]
Nguyễn Thượng Long sinh năm 1948 tại huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội), là một giáo viên của một trường phổ thông trung học đã nghi hưu. Ông được biết đến là một người đấu tranh vì dân chủ ở trong nước. Có nhiều hoạt động tuyên truyền, tán phát tài liệu chống lại chính quyền Việt Nam.
Hoạt động[sửa]
Từ năm 2008, sau khi nghỉ hoạt động giảng dạy, Nguyễn Thượng Long đã có những hành động tán phát tài liệu chống lại chính quyền Việt Nam, đồng thời kêu gọi lôi kéo nhiều quần chúng nhân dân vào những hoạt động biểu tình, tụ tập đông người tại thành phố Hà Nội.
Năm 2009 ông được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) được trao giải thưởng Hellman/Hammett cùng với cho 36 cá nhân, trong đó có sáu công dân Việt Nam. Sau khi nhận được giải thưởng, ông đã có những phát ngôn thể hiện quan điểm ủng hộ mạnh mẽ cho các hoạt động của phòng trào dân chủ trong nước: "Đây là vinh dự cho những người dấn thân vì lý tưởng. Phong trào dân chủ dù gặp khó khăn nhưng sớm muộn, những gì nhân loại văn minh được hưởng, nhân dân Việt Nam cũng sẽ được hưởng,"[1]
Ngày 3/2/2010, Nguyễn Thượng Long, đã bị cơ quan an ninh mời lên làm việc, khi ông đang giữ chức Phó Tổng biên tập tờ Tổ Quốc, một tờ báo đối lập phát hành trên mạng. Tờ báo "Tổ quốc'' là tập san ra hai tuần một lần. Tờ báo này quy tụ nhiều bài viết rất có giá trị của các tác giả trong và ngoài nước.[2]
Tháng Sáu 2010 ông Nguyễn Thượng Long cũng từng bị công an bắt đi làm việc vì sao chụp lại bán nguyệt san Tổ Quốc ấn bản số 89 cũng trong một tiệm photocopy ở Hà Nội. Lúc này ông đang giữ chức vụ là phó tổng biên tập báo ngoài luồng có tên bán nguyệt san Tổ Quốc, thường lên tiếng hoặc có những bài viết về tự do dân chủ. Những tài liệu ông sao chụp được cho là những nhật ký của ông khi bày tỏ cảm nghĩ về cuộc biểu tình chống Trung Quốc của sinh viên học sinh Hà Nội.[3][4]
Ngày 14/8/2011, Nguyễn Thượng Long tiếp tục bị công an Việt Nam mời đi làm việc khi đang ở trong một tiệm photo tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội để sao chụp lại bài Nhật Ký Biểu Tình.
Thời gian gần đây Nguyễn Thượng Long đã già yếu, mặc dù động thái hoạt động vì dân chủ trong nước của ông đã hạn chế nhiều so với trước đây, tuy nhiên ông vẫn là một trong những người bất đồng chính kiến có quan điểm bảo thủ. Ông vấn thường tham gia đối thoại, viết bài có nội dung bàn luận về chính trị của nhà nước Việt Nam, ủng hộ phong trào dân chủ trong nước.[5]
Ghi chú[sửa]
Tham khảo[sửa]
- ↑ Phản ứng của người được giải nhân quyền
- ↑ Ông Nguyễn Thượng Long, Phó tổng biên tập tờ Tổ Quốc bị cơ quan an ninh mời lên làm việc
- ↑ NHÀ GIÁO NGUYỄN THƯỢNG LONG BỊ BẮT VÌ PHOTO BÀI VIẾT NHẬT KÝ BIỂU TÌNH
- ↑ Nhà giáo Nguyễn Thượng Long bị thẩm vấn
- ↑ Nguyễn Thượng Long - Trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà về quá trình dân chủ hóa đất nước
This article "Nguyễn Thượng Long" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Nguyễn Thượng Long. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.