Nhạc chế tại Việt Nam
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Ở hầu hết các ca khúc chế lời ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, việc không xin phép tác giả bài hát gốc là một vấn đề lớn. Tất cả những bản nhạc chế bất hợp pháp được sử dụng khai thác với mục đích kinh doanh hay không kinh doanh trên các trang mạng như YouTube, nghe nhạc trực tuyến đang hoạt động hợp pháp kể cả việc trình diễn trong các tiết mục tấu hài trên sân khấu, trong những chương trình truyền hình đã và đang phát sóng đều được xác định là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Những đoạn quảng cáo thường sử dụng các ca khúc nổi tiếng để làm nhạc nền, nhạc hiệu, người sử dụng phải xin phép tác giả và sử dụng sau khi đã đóng tiền tác quyền đầy đủ.
Ví dụ[sửa]
Đầu năm 2010, một số mạng xã hội xuất hiện bài hát Khúc hát bia Hà Nội: "Ơi con sông bia...", được chế từ bài Khúc hát sông quê của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.
Vào ngày 26 tháng 7 năm 2015, Nghệ sĩ Chí Tài biểu diễn bằng những lời chế hài hước trong chương trình Bí mật đêm Chủ Nhật: "Cô Lan tóc mái ngang/ Dáng cô không đụng hàng..." dựa trên nền nhạc bài hát Sáu mươi năm cuộc đời (Y Vân).
Hiện nay các chương trình truyền hình cũng thường xuyên chế lại nhiều bài hát của Việt Nam và nước ngoài bằng cách viết lại lời cho mục đích kể chuyện, đặc biệt là Gặp nhau cuối năm. Nhiều màn trình diễn sau đó trở thành những hiện tượng Internet. Các bản nhạc chế quốc tế bao gồm: "Triệu đóa hồng" (Alla Pugacheva), "...Baby One More Time" (Britney Spears), "Money Money Money" (ABBA), I Have a Dream (ABBA), "Un-Break My Heart" (Toni Braxton), Gangnam Style (Psy)... và ở Việt Nam gồm hầu hết các bài hát trữ tình, dân ca, nhạc đỏ, nhạc trẻ,...
Dòng thời gian[sửa]
Giai đoạn 2006 - 2010[sửa]
Trong thời kỳ đầu của YouTube, các video nhạc chế xuất hiện ít và lẻ tẻ, có chất lượng hình ảnh và âm thanh thấp do hạn chế của công nghệ lúc bấy giờ. Các video này thường đơn giản, không lồng ghép cốt truyện hay kịch bản mà chỉ có một người hát, có thể cùng lúc chơi nhạc cụ như đàn guitar hay piano. Các bài hát có thể do chính người đăng sáng tác hoặc reup hay hát lại từ các bài hát chế sẵn có trên mạng hoặc trên chương trình như Táo Quân.
Một số video nhạc chế còn sót lại trong thời kỳ này gồm:
- Ôi Quá Xá Buồn của nghệ sĩ Huy Đức, đăng lên bởi aznboiz88 vào 11/8/2006
- Nhóm Vip Biên Hoà - Nổi tiếng với Chuyện Tình Lan Can chế từ You're In The Army Now
- một vòng trái bắp của Tí Đô Production (nay là roilevitinh) chế từ bài Một vòng trái đất, đăng vào ngày 29/12/2008
- Xẩm Chế Trong Tù 1 của Đình Thạch Guitar Chế, đăng ngày 9/5/2009
- Hà Nội mùa phố cũng như sông của Hiếu Onion, sáng tác vào năm 2008, chế từ Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, đăng vào ngày 11/12/2010
- Xẩm sinh viên của Nguyễn Anh Vũ (sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội) chế từ Tình lẻ đêm buồn, đăng ngày 12/11/2009
- Táo quân 2009: Money money money đăng bởi Trung RWO, đăng ngày 27/1/2009
- Haru Haru chế của Tuấn Saker & DJ BonXinh, đăng ngày 21/7/2009
- Nhạc Chế - Tiếu Ngạo Giang Hồ của Vinh Pham, ngày 23/12/2010
Giai đoạn 2011 - 2016[sửa]
Ở thời kỳ này, nhạc chế dù vẫn chưa xuất hiện nhiều nhưng chất lượng hình ảnh và âm thanh có phần cải thiện. Ngoài hát solo thì xuất hiện thêm hình thức chèn nhạc chế vào truyện tranh Doraemon. Giống như thời kỳ 2006 - 2010, các bài hát có thể do chính người hát thay lời hoặc reup lại các bản nhạc chế xuất hiện từ trước. Đề tài nhạc chế thời này bao gồm: cuộc sống sinh viên, tình yêu, các sự kiện xã hội nổi bật trong thời kỳ 2011 - 2015. Cùng lúc đó, một số người dùng đã tập hợp lại các bản nhạc chế trong tù, giúp cho thể loại nhạc này nổi tiếng trở lại trên Internet.
Đây cũng là thời kỳ mới nổi của Vanh Leg, người sau này được mệnh danh là "Vua Nhạc Chế", khi đã tạo nên trào lưu No Say Ben và bài hát Em của mùa World Cup gây sốt cộng đồng mạng.
Một số bài nhạc chế nổi tiếng thời kỳ này gồm:
- No Say Ben - Vanh Leg ft. Saint
- Em Của Mùa World Cup chế từ Em của ngày hôm qua - Vanh Leg ft. Đỗ Duy Nam
- Con người ta chế từ Vợ người ta - Củ Tỏi
- Thu Éo chế từ Thu cuối - Toàn Shinoda
- Em Yêu Ảo Lòi chế từ Fantasic Baby - Yanbi ft. Da Vickie, T-Akayz
- Các bài nhạc chế trong tù của Tùng "chùa" được tổng hợp lại bởi nhiều kênh YouTube khác nhau
- Bài hát Dại Gái được đăng lại trên YouTube bởi Justin Vuong
Giai đoạn 2017 - 2019[sửa]
Đây có thể coi là thời điểm phát triển cực thịnh của nhạc chế trên YouTube Việt Nam khi mà các kênh làm nội dung này xuất hiện hàng loạt cùng với sự tăng vọt về lượt xem. Nhiều bài hát thậm chí đạt hơn 100 triệu view, điều chưa từng có ở thời kỳ trước. Nhạc chế thời kỳ này được đầu tư cả về mặt kịch bản, nội dung, chất lượng hình ảnh và âm thanh. Hầu hết các bài hát sẽ lồng ghép thêm cốt truyện và nhân vật thay vì chỉ hát solo để cuốn hút người xem. Nội dung cực kỳ đa dạng, bao gồm nhạc chế về tình yêu, học đường, các vấn đề xã hội và cổ tích (sử dụng truyện cổ tích để xây dựng nội dung bài nhạc).
Một số bài hát nhạc chế nổi bật (dựa trên lượt xem) ở giai đoạn này:
- Vanh Leg: Chuyện Tình Thợ Xây, Anh Thơ Nụ, Đời Anh Xe Ôm, Đại Ca Lớp 12A, Động Thăng Thiên
- Hậu Hoàng: Sức Mạnh Của Sao Đỏ, Chị Em Cây Khế, Những Chị Đại Học Đường, Tấm Cám Chuyện Hậu Hoàng Sắp Kể (series)
- MiNi Anti: Nơi Này Có Cô, Crush Âm, Despacito chế phiên bản thi đại học
- Nhật Anh Trắng: Em Đừng Thả Thính ft. Vanh Leg, Ninja Lead và Đội Quân Ú Oà, Nhìn Lại 2018...
- Di Di: Chuyện Nàng Tiên Cá
- Thiên An: Chị Đại Chuyển Trường (series)
Giai đoạn 2020 - nay[sửa]
Đây được cho là thời kỳ đi xuống của nhạc chế khi thể loại này quá phổ biến đến mức bão hoà, nhiều kênh nhạc chế bắt đầu bị sụt giảm về lượt xem. Mặc dù vậy, vẫn còn có nhiều bài nhạc chế để lại ấn tượng lớn cho người xem như "Ghen Cô Vy" hay "Học Viện YouTube". Một đoạn nhạc chế từ năm 2019 về các nhân vật trong Doraemon do Lê Dương Bảo Lâm thể hiện trong chương trình Sàn đấu ca từ trở nên phổ biến vào năm 2022 dù bị chỉ trích phản cảm.[1]
Các nền tảng mạng xã hội có vai trò trong việc đưa những ca khúc hoặc ca sĩ tài năng nhưng ít được chú ý ra ánh sáng. Tuy nhiên, chúng cũng tồn tại mặt trái và vấn đề nổi cộm nhất chính là sự tràn lan của nhạc rác, đặc biệt những bản nhạc chế từ văn, thơ hay truyện tranh nổi tiếng gắn liền với biết bao thế hệ khán giả. Ví dụ mới nhất là Lượm của nhà thơ Tố Hữu vào ngày 23 tháng 4 năm 2023. Nhạc chế vốn tồn tại từ rất lâu, trước khi TikTok ra đời. Trên Facebook, YouTube, khán giả có thể tìm thấy vô số bản nhạc chế. Nhạc chế kiểu gì cũng có, từ phần lời hài hước, bình dân nhưng vẫn lành mạnh tới ngôn ngữ, nội dung nhảm nhí, dung tục.
Tuy nhiên, nhạc chế ngày càng đáng lo ngại. Không chỉ các ca khúc nhạc trẻ mà những tác phẩm văn, thơ hay bài hát ca ngợi tinh thần dân tộc, vẻ đẹp quê hương đất nước hoặc gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ khán giả cũng bị đem ra biến tấu. Phần lớn bị chế thành sản phẩm có nội dung vô nghĩa, ngôn ngữ phản cảm và không giữ được tinh thần của bài gốc. Bài rap "Chú bé loắt choắt" được lan truyền trên mạng xã hội, do rapper 2see thực hiện và được remix bởi DJ FWIN. Chưa bàn tới nội dung vô nghĩa, nhảm nhí, đoạn nhạc trên còn bị chỉ trích là không đúng tinh thần của bài thơ Lượm. Đây vốn là bài thơ rất ý nghĩa với hình ảnh hồn nhiên yêu đời nhưng anh dũng của cậu bé liên lạc Lượm trong thời kháng chiến.
Bản rap này hiện được dùng làm nhạc nền cho đủ kiểu video trên TikTok và Facebook. Phổ biến nhất là video ghi cảnh các học sinh đứng lên bàn ghế, thậm chí bàn giáo viên để tạo dáng, nhảy nhót. Trong nhiều video khác, các cô gái mặc áo dài rồi có tư thế khá nhạy cảm. Người khác lại ghép bài nhạc với video mặc bikini.[1]
Tham khảo[sửa]
This article "Nhạc chế tại Việt Nam" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Nhạc chế tại Việt Nam. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.