OnMic
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
OnMic là ứng dụng mạng xã hội âm thanh miễn phí dành riêng cho cộng đồng người chơi game trên toàn thế giới. OnMic được phát triển bởi công ty OnMic International Private Limited, Singapore[1] vào ngày 28 tháng 4 năm 2021. Ứng dụng này cho phép người dùng tạo phòng trò chuyện trực tuyến bằng âm thanh cho mục đích chơi game, giao lưu, kết bạn và tham gia các giải đấu. Ngoài ra, ứng dụng cũng hỗ trợ các hình thức giao tiếp khác nhau qua văn bản, hình ảnh, videos, trò chuyện nhóm,... OnMic hỗ trợ trên nhiều nền tảng như Windows, Android, iOS, trình giả lập Wakuoo và các trình duyệt web khác. OnMic chủ yếu phát triển hai tính năng chính là Phòng trò chuyện và Câu lạc bộ.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Chặng đường phát triển[sửa]
Ứng dụng OnMic ra đời vào ngày 28 tháng 4 năm 2021 với mục tiêu xây dựng một nền tảng mạng xã hội bằng giọng nói cho người dùng toàn cầu, đặc biệt là cộng đồng người chơi game điện tử[2]. Ứng dụng được chính thức vận hành tại thị trường Việt Nam vào ngày 10 tháng 7 năm 2021. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2021, OnMic được định hướng như một công cụ trò chuyện chỉ tập trung vào giọng nói, với tính năng đơn giản là: Tạo phòng trò chuyện và Đặt lịch phòng trò chuyện sắp tới. Nội dung chủ yếu của các phòng trò chuyện này xoay quanh các chủ đề gần gũi trong cuộc sống như sự kiện xã hội nóng, kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm sống, giao lưu games, tâm sự,... Trong giai đoạn này, OnMic tổ chức Cuộc thi Biện luận (The Debate OnMic 2021) dành cho sinh viên Việt Nam.[3]
Tháng 9 năm 2021, OnMic chính thức chuyển hướng hoạt động, tập trung xây dựng nền tảng mạng xã hội âm thanh dành riêng cho cộng đồng game thủ. OnMic phiên bản 1.2.20 phát hành ngày 10 tháng 11 năm 2021 với giao diện hoàn toàn mới với đường truyền ổn định và âm thanh chất lượng cao. Phòng trò chuyện được tối ưu hóa thành các phòng game hỗ trợ ID Phòng trong 2 chế độ công khai hoặc riêng tư (đặt mật khẩu). Ngoài ra, các phòng trò chuyện cũng hỗ trợ thêm chat văn bản và hình ảnh.
Tháng 11 năm 2021, OnMic tiến hành quảng bá tại nhiều quốc gia châu Á và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ phổ biến khác nhau trên toàn thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Ả Rập, Indonesia, Malaysia,…[4]
Ngày 18 tháng 12 năm 2021, OnMic chính thức hợp tác cùng phần mềm giả lập Wakuoo, tích hợp tính năng voice chat OnMic-Wakuoo, cho phép người dùng tạo phòng voice chat miễn phí khi chơi game trên máy tính/laptop.[5]
Ngày 26 tháng 12 năm 2021, OnMic vượt qua Facebook, Instagram, TikTok, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Ứng dụng miễn phí phổ biến nhất Việt Nam. [6]
Ngày 19 tháng 1 năm 2021, OnMic chính thức hợp tác cùng tựa game Garena Free Fire Việt Nam và Booyah Việt Nam[7].
Phản hồi người dùng[sửa]
OnMic tập trung xây dựng hai tính năng chính là Phòng trò chuyện và Câu lạc bộ Games. Các phuơng tiện truyền thông thường so sánh OnMic với Discord do tính năng tương đồng và đều hướng tới đối tượng người dùng chính là cộng đồng yêu game. Cụ thể, phần Câu Lạc Bộ Games của OnMic chưa có lượng nội dung phong phú, từ nhiều nguồn khắp thế giới như Discord[8]. Tuy nhiên, có thể thấy điểm khác biệt rất lớn giữa hai ứng dụng này là OnMic tập trung khai thác tính năng phòng voice chat với nhiều tính năng phong phú trong khi đây không phải là trọng tâm của nền tảng Discord.
Tham khảo[sửa]
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
This article "OnMic" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:OnMic. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.