Phương ngữ Huế
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Phương ngữ Huế hay thổ ngữ Huế, tiếng Huế, tiếng địa phương Huế là một phương ngữ của tiếng Việt lưu hành chủ yếu trong phạm vi xứ Huế,[1] ngày nay là tỉnh Thừa Thiên Huế (trừ làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc).[2]
Phân loại[sửa]
Hiện tại phương ngữ Huế đang được đa số các nhà ngôn ngữ học Việt Nam xếp vào vùng phương ngữ Trung của tiếng Việt.
Phương ngữ Huế được coi là trung gian giữa vùng phương ngữ Trung (vùng Bắc Trung Bộ) và vùng phương ngữ Nam (các vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ).[3]
Về giọng điệu, người Huế nói giọng Nam trong khi có một bộ phận từ vựng và một số đặc điểm ngữ âm lại khá gần với người Quảng Bình, Quảng Trị. Chính vì vậy mà phương ngữ Huế được xếp vào vùng phương ngữ Trung. Bên cạnh đó, phương ngữ Huế đôi khi còn bị một số các nhà nghiên cứu khác như Võ Xuân Trang, Vương Hữu Lễ gộp chung với phương ngữ Bình Trị (hay phương ngữ Quảng Bình - Quảng Trị) lại thành "phương ngữ Bình Trị Thiên" hoặc "tiếng Bình Trị Thiên". Điều này là hoàn toàn không đúng vì nó không thể nêu rõ được những nét đặc trưng riêng biệt của phương ngữ Huế.[4][5] Tuy phương ngữ Huế và phương ngữ Bình Trị có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có rất nhiều điểm khác biệt, nhất là khác biệt về phụ âm cuối. Chính điểm khác biệt quan trọng này đã phần nào làm nên nét nổi bật của phương ngữ Huế so với phương ngữ Bình Trị và cũng như với tất cả các phương ngữ Trung khác.[6]
Nguyễn Kim Thản xếp phương ngữ Huế vào vùng phương ngữ Trung Bắc (phía nam Thanh Hoá đến Bình Trị Thiên) trong khi Nguyễn Bạt Tuỵ lại xếp vào phương ngữ Trung giữa (từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi) tức một phần của vùng phương ngữ Nam hiện nay.[7] Một số khác lại cho rằng phương ngữ Huế là một phương ngữ chuyển tiếp.[8]
Ngoài ra, một số người Sài Gòn khi nghe người Huế nói tiếng của mình mà không dùng những từ ngữ địa phương đặc trưng của phương ngữ Huế thì họ nhận định rằng "tiếng Huế là một tiếng địa phương miền Nam nhưng mỗi câu mỗi từ như đều được thêm dấu nặng vào".
Tính chất địa phương[sửa]
Tiếng địa phương Huế cũng được coi là "một thổ ngữ chuyển tiếp giữa vùng phương ngữ Trung và vùng phương ngữ Nam" vì vừa có yếu tố giống với phương ngữ Trung, lại vừa có yếu tố giống với phương ngữ Nam.[9][10]
Đặc điểm ngữ âm[sửa]
Những biến đổi ngữ âm của phương ngữ Huế so với các phương ngữ Bắc Trung Bộ là rất nhiều. Đối với người Huế thì từ chuồn hay chuồng đều sẽ đọc là chuồng, trong khi với một người Quảng Trị cho đến người miền Bắc thì hai từ này lại được đọc theo hai cách khác nhau. Còn người Quảng Nam - Đà Nẵng cho đến người miền Nam thì từ chuồn và chuồng lại được đọc thành [chuùng].
Phụ âm đầu[sửa]
Hệ thống phụ âm đầu của phương ngữ Huế gồm 21 âm vị phụ âm (nếu không kể phụ âm zêrô hay phụ âm tắc họng), phương ngữ Huế không có phụ âm gi- như các phương ngữ miền Nam vì mọi phụ âm gi- đều được đọc là d-, nhưng phương ngữ Huế lại phân biệt được hai phụ âm v- và phụ âm d-, phụ âm v- không bị lẫn vào d- như các phương ngữ miền Trung và miền Bắc.
Phương ngữ Huế còn có một số chuyển hoá phụ âm đầu như nh- thành d-, gi- thành ch-/tr-, d- thành đ-, v- thành b-, v- thành ph-, tr- thành l-, nh- thành l-, th- thành l-, g- thành kh-, s- thành r-, m- thành tr-, h- thành ng-.[11]
Âm đệm[sửa]
Phương ngữ Huế nói -oi thành -oai.
Vần[sửa]
Âm chính[sửa]
Âm cuối[sửa]
Hệ thống âm cuối của phương ngữ Huế rất đặc biệt không giống với các phương ngữ Trung khác mà lại giống với các phương ngữ Nam từ Đà Nẵng trở vào đến mũi Cà Mau. Những từ nào trong tiếng Việt mà phụ âm cuối là -n thì tất cả người Huế lại được đọc thành -ng và những từ nào mà phụ âm cuối là -t thì lại được đọc thành âm -c, điều này có ở trong tất cả các phương ngữ Nam. Trong khi tất cả các phương ngữ Trung khác từ Quảng Trị cho đến Thanh Hóa và cả vùng phương ngữ Bắc lại có thể phân biệt được hai phụ âm cuối này một cách rõ ràng. Nhưng việc biến đổi hai phụ âm cuối -n và -t trong phương ngữ Huế lại là dấu hiệu rất quan trọng để nhận diện phương ngữ này và đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất của phương ngữ Huế so với các phương ngữ Trung khác.[12]
Thanh điệu[sửa]
Hệ thống thanh điệu của phương ngữ Huế gồm có 5 thanh là ngang, huyền, sắc, nặng và hỏi (ngã) do người Huế đa phần phát âm đều không phân biệt thanh ngã với thanh hỏi, tất cả các thanh ngã đều được đọc thành thanh hỏi. Điều này giống với các phương ngữ Nam và phương ngữ Thanh Hóa chứ không giống với phương ngữ Bình Trị vì phương ngữ Bình Trị đa phần chỉ có 4 thanh là ngang, huyền, sắc và nặng (hỏi/ngã) do các thanh hỏi và ngã bị lẫn vào thanh nặng. Mặc dù phương ngữ Huế có đến 5 thanh điệu nhưng âm vực của phương ngữ Huế lại thấp hơn các phương ngữ Nam và phương ngữ Thanh Hóa. Tuy phương ngữ Huế thuộc dạng phương ngữ có âm vực thấp nhưng không quá thấp như phương ngữ Bình Trị mà lại gần bằng với phương ngữ Nghệ Tĩnh.[13][14]
Đặc điểm từ vựng[sửa]
Một số từ đặc trưng của phương ngữ Huế: ba (bố), mạ (mẹ), ôn (ông), mệ (bà), mụ (bà, em hoặc chị của ông bà), o (cô), mi (mày), tra (già), ni (này), nớ (đó), chộ (thấy),...
Xu hướng phát triển[sửa]
Chú thích[sửa]
- ↑ Phương ngữ Huế NTT (Trích từ Tự điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức) 07:45' 12/10/2005 (GMT+7)
- ↑ http://tuoitre.vn/lang-hue-noi-giong-quang-518598.htm
- ↑ http://vanhoanghethuat.vn/tinh-nghe-thuat-trong-dong-tinh-khuc-hue.htm
- ↑ https://baoquocte.vn/tieng-hue-37537.html
- ↑ https://vannghetiengiang.vn/news/Nghien-cuu-Ly-luan-Phe-binh/Da-thua-tieng-Hue-bay-gio-2793/
- ↑ https://khungcuahep.com/tran-ngoc-bao/tu-dien-phuong-ngu-hue-tran-ngoc-bao.html
- ↑ https://text.123docz.net/document/1890672-tim-hieu-phuong-ngu-trung-bo.htm
- ↑ https://nguyentienhai.blogspot.com/2011/04/cac-ac-iem-ngu-am-cua-tieng-hue.html
- ↑ https://vnkienthuc.com/threads/dac-diem-ngu-am-tu-vung-tieng-hue.7183/
- ↑ https://baothuathienhue.vn/giong-hue-kho-lan-a36894.html
- ↑ https://nguyentienhai.blogspot.com/2011/04/cac-ac-iem-ngu-am-cua-tieng-hue.html
- ↑ https://baoquocte.vn/tieng-hue-37537.html
- ↑ http://www.vietlex.com/ngon-ngu-hoc/104-ibTu_dien_tieng_Hue/b/i_mot_bao_tang_ngon_ngu_va_van_hoa
- ↑ https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-hue-xua-va-nay/tid/Van-hoa-ung-xu/cid/B2353463-8658-4E8C-99CC-ADBA6697E4A0
This article "Phương ngữ Huế" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Phương ngữ Huế. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.