You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Phạm Văn Cảnh

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.

Lý lịch và học vấn[sửa]

Ông Phạm Văn Cảnh (1951–2011), sinh ngày: 18­ tháng 02 năm 1951, quê quán: huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Ông mất ngày: 3 tháng 9 năm 2011 (nhằm ngày 6 tháng 8 năm Tân Mão), tại TP.HCM. Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Thân phụ làm nghề xây dựng, thân mẫu buôn bán nhỏ ở khu vực Bàn Cờ, Q.3. Ông tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn hạng ưu năm 1973 (1969–1973). Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia giảng dạy ở Viện Đại học Phương Nam (Sài Gòn). Từ sau 1975, ông làm giáo viên ở Trường THCS. Phan Sào Nam, Q3. Ông Phạm Văn Cảnh đã bảo vệ xuất sắc luận án Thạc sĩ ngành Khoa học Lịch sử tại Viện Khoa học Xã hội Tp.HCM vào năm 1991 (1989–1991) với đề tài “Ứng dụng computer trong nghiên cứu khoa học lịch sử”. Đây là một đề tài mang tính ứng dụng cao và có ý nghĩa mới mẽ vào thời điểm đó khi đi đầu trong việc sử dụng CNTT-VT trong lĩnh vực KHXH.

Từ 1989, ông chuyển công tác, và giữ chức vụ Giám đốc Trung Tâm Điện Toán – Anh Ngữ Misha, trụ sở đặt tại Sở KHCN TP.HCM hiện nay (273 Điện Biên Phủ, Q.3). Đây là một trong những trung tâm đào tạo về tin học, anh ngữ sớm nhất ở nước ta trong giai đoạn đất nước mở cửa, và đã góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp cho giai đoạn đổi mới và hội nhập của Việt Nam.

Từ 1993, do thay đổi về cơ cấu quản trị, TT. Điện toán Anh ngữ Misha ngừng hoạt động. Kế thừa đội ngũ trước đây, ông đã thành lập và tiếp tục làm Giám đốc Trung tâm Điện toán Anh ngữ Sài Gòn, và sau đó 1 năm thì dời trụ sở và đổi tên thành Trung tâm Điện toán Anh ngữ Hùng Vương.

Từ 1995, ông chuyển công tác về Trường Đại học Dân lập Ngoại ngữ Tin học TP.HCM, giữ chức vụ Giám đốc Trung Tâm Ngoại ngữ Đại học Huflit, và công tác liên tục tại đây cho đến khi mất vì đột quỵ năm 2011.

Một số tên gọi khác:

Phạm Trường Linh (nhà thơ)

Minh Chiếu (cư sĩ)

Hồ Nam Long (võ sư)

Trung Ngôn (nhà báo)

Sự nghiệp[sửa]

– Trước 1975: giảng viên Viện Đại Học Phương Nam, Sài Gòn

– 1975–1989: giáo viên Trường THCS Phan Sào Nam (Q. 3, Tp.HCM)

– 1989–1993: Giám đốc Trung Tâm Điện Toán Anh Ngữ Misha (Q. 3, Tp.HCM)

– 1993–1995: Giám đốc Trung Tâm Ngoại ngữ – Tin Học Sài Gòn, Hùng Vương (Q. 3, Tp.HCM)

– 1995–2011: Giám đốc Trung Tâm Ngoại ngữ Đại Học Huflit (Q. 10, Tp.HCM)

– 2005–2011: Ủy viên Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Giảng viên Trường Cao cấp Phật Học Tp.HCM

Vốn yêu ngành giáo dục, gắn bó với sự nghiệp trồng người, trước năm 1975, ThS. Phạm Văn Cảnh đã đứng lớp tại Viện Đại học Phương Nam (Sài Gòn) với tư cách nhà giáo. Từ sau giải phóng đến nay, ThS. Phạm Văn Cảnh từng là giáo viên trường Phan Sào Nam (Quận 3), sau đó, liên tiếp nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo Trung Tâm Điện toán – Anh ngữ Misha, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học Sài Gòn, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học Hùng Vương, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Đại Học Huflit.

Ngoài thiên chức nhà giáo, ThS. Phạm Văn Cảnh còn là nhà nghiên cứu Phật học, được bầu vào Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam với tư cách là Ủy viên Ban chấp hành từ năm 2005 đến 2011. Ngoài công tác đào tạo, ThS. Phạm Văn Cảnh cũng là nhà nghiên cứu được giới khoa học xã hội đánh giá cao. Nhiều bài nghiên cứu có giá trị của Thạc sĩ đã được đăng trên Tạp chí của Viện Khoa học xã hội, Nhà xuất bản Văn hóa Sài gòn, Nhà xuất bản Phương Đông, và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Nhiều bài đã được giới khoa học đánh giá cao, như: Cấu trúc Việt trong gia đình – làng xã, Lệ làng, phép nươc – đặc trưng văn hóa Việt, Văn minh làng xã Việt Nam, Sáng mãi niềm tin Quảng Đức, Kỷ niệm không quên về Bồ tát Thích Quảng Đức… Cây bút sắc sảo giàu chất khoa học của ThS. Phạm Văn Cảnh được giới trí thức, nhất là trí thức khoa học xã hội đánh giá cao. Bút danh Trung Ngôn (nhà báo), Phạm Trường Linh (nhà thơ) được nhiều người ngưỡng mộ.

Ông Phạm Văn Cảnh cũng là người mộ đạo. Ở Trường Cao cấp Phật Học và Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam, ai cũng quý trọng cư sĩ Minh Chiếu, một Phật tử có cái tâm thấm đậm, sâu sắc tình người [1]. Ông cũng rất tích cực trong công tác từ thiện xã hội, thường xuyên vận động đóng góp và bảo trợ cho nhiều nơi, như: cô nhi viện Diệu Giác, mái ấm tình thương chùa Kỳ Quang, cứu trợ lũ lụt... Ông đã được Thành hội Phật giáo TP.HCM trao tặng Bằng công đức vì đã tích cực tham gia hoạt động Phật sự và từ thiện xã hội trong các năm 1998, 2007 (Đơn vị Phật giáo Quận 3)

Bên cạnh đó, ThS. Phạm Văn Cảnh còn được biết với tên gọi Võ sư Hồ Nam Long, truyền môn nhân đời thứ nhất của Quyền sư Hồ Hải Long (Vĩnh Xuân Quyền) [2]. Nếu ai đã từng yêu thích nhân vật Lý Tiểu Long qua các bộ phim võ thuật, thì sẽ biết được giá trị của Môn võ Vĩnh Xuân Quyền. Đam mê môn võ Vĩnh Xuân từ trẻ, võ sư Hồ Nam Long đã vừa dạy văn vừa dạy võ cho các học trò trên sân Công viên Văn Lang từ những năm 1980. Nhiều học trò của võ sư Hồ Nam Long đã trở thành các huấn luyện viên có tiếng và mở võ đường cả trong và ngoài nước. Các năm gần đây, mỗi buổi sáng tại công viên Lê Thị Riêng, nhiều người đi tập thể dục cũng từng gặp Võ sư Hồ Nam Long dạy võ cho nhiều lớp học trò, có nhiều độ tuổi khác nhau. Cái đáng quý nhất là Võ sư chỉ truyền các ngón tự vệ, nếu có tiến công chủ yếu cũng là để tự vệ. “Không dùng võ để hại bất cứ ai!” là điều mà võ sư Hồ Nam Long thường căn dặn các đệ tử. Lòng từ bi, bác ái của Võ sư Hồ Nam Long là như vậy (hiệu chỉnh từ: Điếu văn của Ông Huỳnh Thế Cuộc, Chủ tịch HĐQT./nguyên Hiệu trưởng Trường Đại Học Huflit). Võ sư Hồ Nam Long cũng có nhiều chia sẻ chuyên môn qua các bài viết trên tạp chí Võ thuật và các sinh hoạt giao lưu giữa các chi phái. Ông cũng nhận lời là cố vấn cho CLB võ thuật và Thái Cực Quyền Q.10, và cũng được sự quý mến của nhiều võ sư khác trong và ngoài môn phái. Sự ra đi của võ sư Hồ Nam Long cũng để lại nhiều tiếc thương trong các đệ tử và bạn hữu làng võ. [3] [4]

Từ khi về cộng tác với Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM, ThS. Phạm Văn Cảnh đã mở gần một ngàn khóa học, tổ chức hàng trăm khóa thi chứng chỉ quốc gia, nhằm trang bị kiến thức ngoại ngữ cho các tầng lớp nhân dân trong thời mở cửa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ giảng viên của Trung Tâm do ThS. Phạm Văn Cảnh chỉ đạo, tuyệt đại bộ phận là những người có năng lực về tiếng và cả phương pháp sư phạm. Bởi vậy, danh tiếng của Trung Tâm có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều tỉnh miền Đông, và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm nào, khi tổ chức tổng kết, đông đảo giáo viên và cả các vị phụ trách chi nhánh ở các tỉnh cũng về dự với không khí lạc quan, phấn khởi. Năm 2009, tại ngày hội Tôn vinh Doanh nhân (do VTC tổ chức), ông Phạm Văn Cảnh đã vinh dự được nhận danh hiệu Doanh nhân Thời đại mới của Ban tổ chức vi những thành tựu trong công tác điều hành và quản lý Trung Tâm Ngoại ngữ Đại Học Huflit.

Ông Phạm Văn Cảnh có vợ là bà Trần Thị Hồng Anh, người cộng tác đắc lực và có phần đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Trung Tâm Ngoại ngữ Đại học Huflit. Ông Phạm Văn Cảnh có bốn người con: 2 trai, 2 gái, đều là những người thành đạt và đang sinh sống tại Tp.HCM.

Quá trình sáng tác[sửa]

– Sáng tác từ trước 1975, có một số bài được đăng trên tạp chí Văn, 1974. Số lượng không đáng kể. Khuynh hướng thường viết về tình yêu, cuộc sống, những trăn trở về quê hương, đất nuớc, con người và thoáng chút hương thiền.

– Điều cần nói, tác giả quan niệm rằng: ThơĐạo, không phải là thú vui phong nhã của những tâm hồn phàm tục, hay phương tiện cho những kẻ độc quyền.Vì thế, thơ trầm lắng, u mặc nhưng cũng rất thanh tao, cao khiết; bay giữa bầu trơì vẩn đục mà vẫn không nhuốm chút bụi trần. Số lượng thơ tuy không nhiều nhưng tác giả rất trân trọng khi sáng tác (Khoảng hơn 100 bài). Tác giả bắt đầu sinh hoạt văn học thường xuyên trở lại từ tháng 6 năm 1991 trên tạp chí Văn.

Tác phẩm tiêu biểu đã xuất bản:[sửa]

+ Tuyển tập Văn Chương 1 (in chung với nhiều tác giả khác, Nhà xuất bản Thanh Niên, 1999)

+ Tập thơ Trước Sân Nhà (in chung với nhiều tác giả khác, Nhà xuất bản Trẻ, 2000)

+ Tuyển tập Cổ Thi Lời Việt (in chung với nhiều tác giả khác, 2002)

+ Tập thơ Yêu Giữa Dòng Thiền (Nhà xuất bản Tp.HCM, 1997) [5]

+ Những kỷ niệm không quên về Bồ Tát Thích Quảng Đức (Nhà xuất bản Phương Đông, 2008) [6] [7]

+ Một Phật quả có thể đạt được trong đời sống hiện tại (Nhà xuất bản Tôn Giáo) [8]

+ Một số thơ, văn xuất bản trên các tạp chí: Văn hóa Phật giáo, Giác Ngộ, Từ Quang... [9] [10][11]

Một số công trình NCKH[sửa]

+ 1990–1991, Viện Khoa học Xã hội Tp.HCM, Ứng dụng computer trong nghiên cứu Khoa học Lịch sử, Tạp chí KHXH 9 (3), 1991 [12]

+ 1993, Viện Khoa học Xã hội Tp.HCM, Cơ cấu Giá đình–Làng xã–Đất nước trong xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản KHXH TP.HCM, 1993

+ Tháng 1 năm 1994, Viện Khoa học Xã hội Tp.HCM, Cấu trúc Việt trong Gia đình – Làng xã, Hội thảo khoa học Đại học Amsterdam về làng xã Việt, 1994

+ 12/94, Viện Khoa học Xã hội Tp.HCM, Lệ làng, phép nước: đặc trưng văn hóa Việt, chương sách: "Mấy vấn đề về Quản lý Nhà nước và Củng cố Pháp quyền trong lịch sử Việt Nam", Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994 [13]

+ 1995, Viện Khoa học Xã hội Tp.HCM, Lý tưởng Việt trong tiến trình lịch sử, Tạp chí KHXH 13, 1995

+ 1996, Viện Khoa học Xã hội Tp.HCM, Một số đặc trưng văn hóa và truyền thống trong lối sống người Việt, Báo cáo khoa học ngành KHLS [14]

+ 1998, Viện Khoa học Xã hội Tp.HCM, Văn minh làng xã Việt Nam, Tạp chí KHXH 16, 1998

+ 2005, Viện NC Phật học Việt Nam, Sáng mãi niềm tin Quảng Đức, Tham luận Viện NC Phật học Viet Nam/ Kỷ yếu: Bồ tát Quảng Đức – ngọn lửa và trái tim, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM link [15]

+ 2008, Viện NC Phật học Việt Nam, Một Phật quả có thể đạt được trong đời sống hiện tại, Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, 2008 [16]

+ 2008, Viện NC Phật học Việt Nam, Những kỷ niệm không quên về Bồ Tát Thích Quảng Đức, Nhà xuất bản Phương Đông [17]

Một số bài viết khác đăng trên nhiều báo, blog, tạp chí[sửa]

+ Mùa xuân trong tâm thức người Việt [18]

+ Đôi tay Vịnh Xuân Quyền (Sổ tay Võ thuật, Nhà xuất bản TP.HCM, 1994) [19][20]

+ Nghĩ về mùa xuân Việt [21]

+ Tư tưởng Việt trước các vấn đề thời đại [22]

+ Hãy đối xử dễ chịu hơn đối với người hút thuốc lá [23]

+ Những điểm khác biệt giữa nhà báonhà văn [24]

+ Đọc bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu [25]

+ Đọc tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân [26]

+ Nguyễn Bỉnh Khiêm – cuộc đời và sự nghiệp [27]

+ Bình giảng một số bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm [28]

+ Nguyễn DuTruyện Kiều [29]

+ Văn nghệ cải lương – tâm tình người Nam bộ [30]

+ Tình bạn [31]

+ Thơ thiền [32]

+ Nam bộ có phải của người Khmer không? [33]

+ Đạo Phật giữa lòng người Việt [34]

+ Lời bạt Sách Bóng Mát Bồ Đề [35]

+ Lời bạt Sách Đức Phật Thích Ca và thập đại đệ tử diễn ngâm [36]

+ Lời bạt Sách Duy Ma Cật diễn ngâm [37]

+ Lời bạt Sách Kinh Pháp HoaĐại Trí Độ Luận diễn ngâm [38]

+ Lời bạt Sách Kiến Thiết Văn Minh Phật giáo [39]

Tham khảo[sửa]

  1. Tiểu sử & thơ văn Phạm Trường Linh [40]
  2. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam [41]
  3. Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học Tp.HCM (HUFLIT) [42]
  4. Trung Tâm Ngoại ngữ Đại học Huflit [43]
  5. Những kỷ niệm không quên về Bồ tát Thích Quảng Đức (ThS. Phạm Văn Cảnh – VinaBook) [44]
  6. Đạo Phật giữa lòng người Việt (Tạp chí Từ Quang) [45]
  7. Sáng mãi niềm tin Quảng Đức (Thư viện Hoa Sen) [46]
  8. Thơ Phạm Trường Linh (Blog Phạm Quốc Trung) [47]
  9. GD. TTNN. Đai hoc Huflit chúc tết (Xuân 2019) [48]
  10. Đôi tay Vịnh Xuân Quyền (Facebook fanpage CLB. VXQ.) [49][50]
  11. Tư tưởng làng xã Việt (bài báo trên VASS, trích dẫn Phạm Văn Cảnh) [51]
  12. Bài báo trên Nguyệt san Giác Ngộ (trích dẫn Phạm Văn Cảnh) [52]
  13. Bài báo khoa học trên Tạp chí Khoa học Xã hội & Nhân văn (trích dẫn Phạm Văn Cảnh) [53]
  14. Clip Cuộc đời và sự nghiệp Thầy Cảnh (Youtube) [54]
  15. Thích Đồng Bổn (chủ biên), Nhân vật Phật giáo Việt Nam (tập 1), NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2017 (Van C)


This article "Phạm Văn Cảnh" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Phạm Văn Cảnh. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]