Rokon
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Vulpix, tên tiếng Nhật là Rokon (ロコン) là một loài Pokémon trong các sản phẩm về Pokémon của Nintendo và Game Freak. Vulpix tiến hóa thành Ninetales khi tiếp xúc với một viên đá lửa. Được tạo ra bởi Ken Sugimori, chúng xuất hiện lần đầu tiên trong Pokémon Red and Blue và những phần tiếp theo, cũng như nhiều sản phẩm khác.
Ý tưởng và đặc điểm[sửa]
Nintendo quyết định đặt tên tiếng Anh cho các loài Pokémon một cách "thông minh và giàu tính mô tả" bằng sự liên hệ với ngoại hình và đặc điểm của chúng.[1] Vulpix ban đầu có tên là Foxfire trong các phiên bản tiếng Anh cho đến khi Nintendo chọn cái tên Vulpix, dựa trên từ tiếng Latin "vulpus" nghĩa là cáo.[2]
Vulpix là Pokémon có hình dạng giống một con cáo với sáu chiếc đuôi cuộn lại, dựa trên hình tượng hồ ly tinh kitsune của Nhật Bản. Khi vừa được sinh ra, Vulpix chỉ có một chiếc đuôi màu trắng; nó dần tách ra và chuyển sang màu đỏ.[3][4] Vulpix nổi tiếng với bộ lông và những chiếc đuôi của mình.[5] Trong cơ thể Vulpix có một ngọn lửa, khi nhiệt độ môi trường tăng lên, nó sẽ nhà ngọn lửa này ra để tránh nhiệt độ cơ thể trở nên quá cao.[6] Vulpix có thể điều khiển ngọn lửa này và khiến nó bay lượn như ma trơi.[7] Vulpix thường giả vờ bị thương để trốn thoát kẻ săn mồi.[8]
Sự xuất hiện[sửa]
Trong trò chơi điện tử[sửa]
Vulpix xuất hiện lần đầu tiên trong Pokémon Red and Blue. Từ đó nó đã xuất hiện trong tất cả các tựa game Pokémon được phát hành, bao gồm cả Pokémon Yellow và Pokémon FireRed and LeafGreen. Vulpix cũng xuất hiện trong Pokémon Pinball, Pokémon Trozei!, Pokémon Mystery Dungeon, Pokémon Ranger, Pokémon Rumble, PokéPark Wii: Pikachu's Adventure, Pokémon Snap và Pokémon Channel. Nó là một Pokémon khởi đầu trong Pokémon Mystery Dungeon: Explorers of Sky.
Trong anime[sửa]
Trong mùa đầu tiên của anime Pokémon, Vulpix là một trong những Pokémon của Brock. Nó được một cô gái tên là Suzy trao cho Brock bởi cô nghĩ cậu sẽ chăm sóc nó tốt hơn. Sau đó Brock gặp lại Suzy ở Johto và trả nó lại cho cô.
Trong manga[sửa]
Trong Magical Pokémon Journey, Kiaraway, một huấn luyện viên Pokémon hệ lửa, có một con Vulpix. Nó là một trong những Pokémon được cậu sử dụng nhiều nhất, xuất hiện lần đầu tiên cùng với Cyndaquil. Trong Pokémon Adventures, Flannery có một con Vulpix mà cô dùng để chiến đấu với Ludicolo của Shelly. Nhiều năm trước, trong chương Yellow, Bill (hay Masaki) cũng có một con Vulpix. Trong Pokémon Battle Frontier, nhân vật chính Enta có một con Vulpix mạnh mẽ và trung thành.
Sự đón nhận[sửa]
IGN miêu tả Vulpix rằng nó là "một trong những thứ dễ thương nhất bạn từng thấy", hơn cả Pikachu, biểu tượng của Pokémon,[9] nhưng sẽ trở nên mạnh mẽ sau khi tiến hóa. Tuy nhiên nó lại không thật sự giá trị ở những cấp độ thấp.[2] Brett Elston của GamesRadar cho rằng Vulpix "dễ thương một cách không thể chối cãi", nhưng lại kém hơn Growlithe về mặt chiến đấu bằng những đòn hệ lửa. Tuy nhiên anh cũng chỉ ra rằng các đòn thế của Vulpix đa dạng hơn.[10] Tracey West và Katherine Noll xếp Vulpix ở vị trí thứ năm trong số các Pokémon hệ lửa.[11] Maria S. Barbo cho rằng Vulpix có một "vẻ ngoài dễ thương" "ẩn dấu sức mạnh bên trong."[12]
Chú thích[sửa]
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 2,0 2,1 Pokemon Strategy Guide - IGNguides
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ The complete Pokemon RBY pokedex, part 4 | GamesRadar
- ↑ Pokémon top 10 handbook: our top picks! - Tracey West, Katherine Noll - Google Boeken
- ↑ http://books.google.com/books?id=08IRMQAACAAJ
Liên kết ngoài[sửa]
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Portal”.
This article "Rokon" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Rokon. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.