You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Tên tiếng Anh: Imex Pan Pacific Group – viết tắt: IPPG) là một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực tại Việt Nam, được thành lập bởi ông Johnathan Hạnh Nguyễn, đặc biệt nổi tiếng với việc kinh doanh hàng hiệu [1]. Ngoài ra, IPPG còn hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực trong các lĩnh vực khác, như ẩm thực, quản lý trung tâm thương mai, dịch vụ phi hàng không, cửa hàng miễn thuế,...

Cùng với các đối tác khác, tập đoàn IPPG đã đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế Cam Ranh[2] với tổng vốn đầu tư trên 3.735 tỷ đồng, chính thức mở cửa hoạt động vào cuối tháng 06 năm 2018 với công suất 6-8 triệu khách/năm.

Tập đoàn IPPG hiện đang hoạt động tại 6 quốc gia: Việt Nam, Mỹ, Úc, Hongkong, Singapore, Philippines và trụ sở văn phòng chính tại Việt Nam.

CƠ CẤU CÔNG TY[sửa]

- Ông Johnathan Hạnh Nguyễn là chủ tịch Tập đoàn IPPG, nắm 1% vốn sở hữu[3].

- Bà Lê Hồng Thủy Tiên là giám đốc điều hành của tập đoàn IPPG, nắm 59% vốn sở hữu.

- Ông Louis Nguyễn, phó giám đốc điều hành tập đoàn IPPG, nắm giữ 20% vốn sở hữu.

- Ông Phillip Nguyễn, phó giám đốc điều hành tập đoàn IPPG, nắm giữ 20% vốn sở hữu

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN[sửa]

Tập đoàn IPPG được thành lập chính thức vào năm 1986 bởi ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

Năm 2005, IPPG tham gia vào lĩnh vực thời trang thông qua việc thành lập công ty thành viên DAFC - nhà phân phối chính thức của hơn 60 thương hiệu thời trang xa xỉ như: Rolex, Versace,…

Năm 2009, IPPG thành lập công ty ACFC - nhà đại diện phân phối độc quyền nhiều thương hiệu thời trang trung cấp như GAP, Nike, [[Levis, …

Năm 2010, IPPG lấn sang lĩnh vực F&B thông qua việc mua lại nhượng quyền các thương hiệu Domino's Pizza, Burger King và kinh doanh chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam.

Năm 2013, IPPG đầu tư và quản lý Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza

Năm 2016, IPPG hợp tác cùng các đối tác đầu tư xây dựng Nhà ga Quốc tế - Sân bay Cam Ranh với tổng vốn đầu tư 3.735 tỷ đồng.[4]

Năm 2018, khai trương cửa hàng eDiGi đạt chuẩn Apple[5] đầu tiên tại Việt Nam, đạt 2 tiêu chuẩn APR và ASP, phân phối sản phẩm và dịch vụ từ Apple đến người dùng Việt Nam.

LĨNH VỰC KINH DOANH[sửa]

1/ Kinh doanh thời trang gồm 3 công ty thành viên:

- Công ty ACFC (Tên đầy đủ: Au Chau Fashion & Cosmetics), nhà phân phối của các thương hiệu trung cấp thế giới trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, và các nhãn hiệu thể thao. Hiện ACFC đang phân phối các thương hiệu: Nike, Calvin Klein, Diesel, Mango, Levi’s, Tommy Hilfiger, Dune, French Connection, Parfois, OVS, Fitflop.

- Công ty CMFC (Tên đầy đủ: Chau My Fashion & Cosmetics), nhà phân phối của các thương hiệu trung cấp từ châu Mỹ trong lĩnh vực thời trang. Hiện CMFC đang phân phối các thương hiệu: Banana Republic, Old Navy, Gap.

- Công ty DAFC (Tên đầy đủ: Duy Anh Fashion & Cosmetics), nhà phân phối của các thương hiệu thời trang cao cấp trong các lĩnh vực thời thời trang, mỹ phẩm, nước hoa. Hiện DAFC đang sở hữu 60 thương hiệu gồm: BVLGARY, Rolex, Cartier, Versace, L.K.Bennett, Olympia Le-Tan, Dolce & Gabbana, Burberry, Salvatore Ferragamo, Ermenegildo Zegna, Schultz, Giuseppe Zanotti, Elie Saab, Elisabetta Franchi, Ash, Just Cavalli, Bally, Tudor, Monique Lhillier, Emporio Armani, Paul & Shark, Philipp Plein, Jimmy Choo, Young Versace, Vera Wang, Oscar de la Renta, MCM, Balmain, Tumi, Liu Jo, Versace Jeans, Armani Exchange, Jonathan Simkhai, Zuhair Murad, Marchesa, Three Floor.

2/ Kinh doanh nhượng quyền chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh [6] và cafe. Hiện IPPG F&B đang kinh doanh các thương hiệu: Dunkin’ Donut, Domino's Pizza, Gà Rán Popeyes, Burger King, Big Bowl, Express To Go, Gạo, Kasha Sushi, Next Noodles, Saigon Cafe.Bar.Kitchen, Star Café, Thai Village, Café de la Poste, Bánh Mì Kẹp.

3/ Kinh doanh trung tâm thương mại[7]/ IPPG hiện đang sở hữu 2 trung tâm thương mại cao cấp tại 2 thành phố: Hồ Chí Minh có Rex Arcade và Hà Nội có Tràng Tiền Plaza.

4/ Kinh doanh bán lẻ hàng không thông qua công ty DAT, SASCO[8] tại các cảng hàng không quốc tế, như: Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc.

5/ Kinh doanh quảng cáo tại sân bay thông qua công ty IPPG Advertising (IPPA). 6/ Kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, được biết đến như nhà phân phối độc quyền nguyên liệu thuốc lá của Universal Tobacco Leaf tại Việt Nam. Hiện IPPG cũng là nhà phân phối nguyên liệu chính cho các thương hiệu: Khatoco, CNS, Thuốc lá Thăng Long, Vinataba.

7/ Kinh phân phối rượu ngoại, gồm các thương hiệu nổi tiếng như: Hennessy, Belvedere, Remy Martin, Bruichladdich, Chandon, Cape Mentelle, Cheval des Andes, Cloudy Bay, Cointreau, Dom Pérignon, Krug, Louis XIII, Mount Gay Black Barrel, ST Remy, Terrazas de los Andes, The Botanist Islay Dry Gin, Veuve Clicquot.

8/ Kinh doanh chuỗi cung ứng phục vụ cung ứng logistic và thiết bị cho các công ty hoạt động kinh doanh nhà hàng.

9/ Kinh doanh bán lẻ công nghệ thông qua thương hiệu eDiGi - cửa hàng ủy quyền của Apple đầu tiên đạt 2 tiêu chuẩn APR (Apple Premium Reseller) và ASP (Apple Service Provider), trực tiếp phân phối các sản phẩm & dịch vụ bảo dưỡng đạt tiêu chuẩn Apple tại Việt Nam.[9]

GIẢI THƯỞNG VÀ DANH HIỆU[sửa]

Huân chương Lao động hạng 3 [10]

Top 500 doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) năm 2018 [11]

Top 500 doanh nghiệp Việt Nam đạt lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT 500) năm 2018 [12]

Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (BIG500) năm 2018[13]

Giải thưởng kinh doanh Xuất sắc Châu Á 2018 [14]

THAM KHẢO[sửa]

This article "Tập đoàn Liên Thái Bình Dương" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Tập đoàn Liên Thái Bình Dương. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]