You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Thích Nhật Từ

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.

Thích Nhật Từ (1969 -) là một Thượng tọa Phật giáo Việt Nam, hiện tại là trụ trì tại chùa Giác Ngộ.

Tiểu sử[sửa]

Thích Nhật Từ tên khai sinh là Trần Ngọc Thảo sinh ngày 1 tháng 4 năm 1969 tại Sài Gòn.

Ông xuất gia vào năm 1984 tại chùa Giác Ngộ với Hòa thượng Thích Thiện Huệ lúc 14 tuổi, thọ giới tỳ kheo năm 1988. Sư du học tại Ấn Độ năm 1994 và tốt nghiệp tiến sĩ triết học năm 2001. Thích Nhật Từ là người sáng lập "Hội Ấn Tống đạo Phật ngày nay", "Hội Từ thiện đạo Phật ngày nay" và chủ nhiệm Đại Tạng kinh Việt Nam.

Tháng 12 năm 2010, sư chính thức được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa sớm hơn ba năm so với quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (17 tuổi đời, 16 tuổi hạ).[1]

Giáo dục[sửa]

Về Phật học, dù sinh ra trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, các trường Phật học bị đóng cửa, Sư may mắn cầu học với các vị cao tăng Phật giáo lỗi lạc trong thế kỷ 20 bao gồm Đại lão HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Huệ Hưng, HT. Thích Huệ Đăng, HT. Thích Từ Thông, HT. Thích Trí Quảng, HT. Thích Minh Cảnh, HT. Thích Nguyên Ngôn, HT. Thích Thiện Nhơn, HT. Thích Thiện Tâm, HT. Thích Thiện Trí, HT. Thích Giác Toàn và thiền sư Duy Lực v.v.... Nhờ đó, từ lúc còn làm Sa-di, Sư đã lão thông Kinh, Luật, Luận của Phật giáo Nguyên Thủy và Đại thừa.

Sư tốt nghiệp đại cương cử nhân Anh văn (Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. Cao học triết học (Đại học Delhi, 1997) và Tiến sĩ triết học (Đại học Allahabad, 2001).[2]. Từ năm 2006, Sư là Trưởng Khoa Triết học Phật giáo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM.[3] Phó viện trưởng, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM]].[4] Thành viên Ban biên tập Đại Tạng kinh Việt Nam, Giám đốc hội Đạo Phật Ngày Nay).[5], [6], [7].

Thượng tọa Thích Nhật Từ đã từng giảng dạy hoằng pháp học và triết học và Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, lớp Cao cấp giảng sư, các trường Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ. Sư giảng trên 2700 VCD pháp thoại tại chùa Giác Ngộ, chùa Hoằng Pháp, chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang, chùa Phổ Quang, chùa Đức Quang, chùa Giác Nguyên, các chùa trong nước và nước ngoài. Sư tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật Phật giáo và các chương trình văn nghệ Phật giáo tại một số chùa và HTV trong vòng ba năm qua.

Sư đã giảng dạy các lớp cao đẳng Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Cần Thơ, lớp Cao cấp Giảng sư và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sư là tu sĩ Phật giáo Việt Nam được mời thuyết giảng nhiều nhất trong nước cũng như tại Úc và Hoa Kỳ.

Sư đã tham dự và thuyết trình các hội thảo trong nước và nước ngoài như: Phật giáo và du lịch tâm linh (New Delhi), Hội thảo tăng đoàn Phật giáo quốc tế Phật Quang Sơn (Cao Hùng), Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo lần thứ IV (Bangkok), Hội thảo giáo dục Phật giáo tại Pháp Cổ Sơn (Đài Bắc), Diễn đàn Phật giáo thế giới lần thứ I (Hàng Châu), Hội thảo của Hội Liên hữu Phật tử thế giới lần 23 (Cao Hùng), Hội thảo Phật giáo thế giới lần thứ nhất (Kandy), Hội thảo PG quốc tế về Phật giáo trong thời đại mới (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội thảo Phật giáo nhập thế (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội thảo quốc tế về Châu Á đa dân tộc và đa ngôn ngữ (TP.HCM), Hội thảo Phật giáo thế giới tại trường Mahachulalongkorn năm 2006 và 2007.[8] và nhiều hội thảo khác trong nước và nước ngoài.

Tiến sĩ danh dự - Honorary doctorate

Vào ngày 30-10-2010, trường đại học Mahamakut (Mahamakut Buddhist University), Thái Lan đã trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự (Doctorate Honoris Causa) về Tôn giáo học Religious Studies) cho Sư Thích Nhật Từ, nhằm ghi nhận đóng góp to lớn của ông cho giáo dục Phật giáo và lãnh đạo cộng đồng Phật giáo thế giới.[9]. Được biết, cho đến thời điểm hiện nay, Sư Thích Nhật Từ là người trẻ nhất được trao tiến sĩ danh dự trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam. Ngày 15 tháng 05 năm 2016, Thích Nhật Từ được trưởng lão Hòa thượng Maharajamangalacharya, Phó Tăng vương Phật giáo Thái Lan, trao bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Mahachulalongkorn (MCU),[2][3][4] Thái Lan.

Ngày 19 tháng 06 năm 2016, tại Học viện Hành chính quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Apollos đã trao tặng ông bằng tiến sĩ danh dự của trường.[5][6]

Pháp môn và Tôn chỉ[sửa]

Thích Nhật Từ kêu gọi tăng niPhật tử hãy quay trở về với đức Phật gốc,[7] thực tập và truyền bá "Tứ thánh đế" (thừa nhận khổ đau, truy tìm nguyên nhân, trải nghiệm niết-bàn và thực tập bát chánh đạo), thay vì phải tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phương pháp Phật học của Trung Quốc theo phong cách tổ sư. Tứ diệu đế là pháp môn thù diệu, một đóng góp vô tiền khoáng hậu của đức Phật cho lịch sử tư tưởng tôn giáo thế giới[7].

Ngoài ra, Thích Nhật Từ còn kêu gọi tăng ni Phật tử Việt Nam quay trở về, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng Việt Nam; không lệ thuộc vào phương pháp Phật học, tu tập, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật của Trung Quốc,[8] vốn đã bám rễ vào Việt Nam hơn 2000 năm qua. Thầy kêu gọi thuần Việt hóa nghi thức tụng niệm, câu đối, bảng hiệu chùa. Tại Việt Nam, theo thầy, tất cả nên dùng tiếng Việt để giới thiệu nền minh triết của đức Phật cho con người Việt Nam và việc sử dụng nền Phật học của Trung Quốc đã giết chết tinh thần sáng tạo và đóng góp của Phật giáo Việt Nam.[9]

Năm 2014, ông đã biên soạn và in hàng ngàn quyển "Kinh Phật cho người tại gia".[10][11]

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 và Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2014 tại Việt Nam[sửa]

Đóng góp to lớn nhất của ông cho hoạt động ngoại giao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với cộng đồng Phật giáo thế giới là vận động thành công việc đưa Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008[12] về Việt Nam. Vào năm 2006, Với vai trò là Phó chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc tại Bangkok, Thượng tọa Thích Nhật Từ là người có công chấp bút viết Hiến chương của Đại lễ này, đồng thời, đã giới thiệu thành công GS.TS. Lê Mạnh Thát với Ủy ban Tổ chức Quốc tế (viết tắt là IOC). Kết quả là, cuối năm 2007, GS.TS. Lê Mạnh Thát được Ủy ban Tổ chức quốc tế chấp nhận làm đồng Trưởng ban tổ chức của năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình.[13][14][15]

Với vai trò là Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức quốc tế của Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008, ông đã thỉnh mời được trên 550 phái đoàn Phật giáo quốc tế đến từ 78 quốc gia và khu vực tham dự.[16][17] Đây cũng là một trong mười sự kiện lớn nhất của quốc gia năm đó.

Với vai trò là Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban điều phối hội thảo quốc tế[18] của Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2014, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã biên tập và xuất bản 24 quyển sách về chủ đề chính "Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc".[19]

Thích Nhật Từ vận động thành công việc đưa Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới[20][21][22] về Việt Nam vào năm 2010, nhằm chào mừng sự kiện lịch sử trọng đại kỷ niệm 1000 Thăng Long – Hà Nội; nhưng sau đó, do các bất đồng giữa giáo hội Phật giáo Việt Nam và tổ chức này, Hội nghị trên đã bị cả hai bên đồng ý hủy bỏ.[23][24]

Về công tác ngoại giao của giáo hội Phật giáo Việt Nam, thượng tọa Thích Nhật Từ có công nối kết Giáo hội Phật giáo trong với các tổ chức Phật giáo quốc tế, nhờ đó, vai trò quốc tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Thượng tọa còn là Phó chủ tịch sáng lập của Liên minh toàn cầu về giao lưu văn hóa Phật giáo tại Hồng Kông và là thành viên sáng lập của Liên minh Phật giáo toàn cầu tại Ấn Độ.[25][26]

Đại tạng Kinh và sách nói Phật giáo[sửa]

Ngày 22 tháng 2 năm 2000, khi còn là nghiên cứu sinh tiến sĩ triết học tại Ấn Độ, Thích Nhật Từ đã thiết kế và cho ra mắt trang web Đạo Phật ngày nay.[27]

Vào năm 2003, Thích Nhật Từ làm chủ nhiệm và sản xuất chương trình âm thanh hóa Đại Tạng kinh Việt Nam mp3 và Sách nói Phật giáo.

Để giúp giới trẻ và giới trí thức tìm hiểu đạo Phật một cách thuyết phục, Thích Nhật Từ còn là tổng biên tập và xuất bản Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay [28] và trên 100 CD, VCD, DVD tân nhạc, cổ nhạc và thơ Phật giáo;[29] ông cũng là tác giả, soạn giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học và gần hàng trăm bài pháp thoại đủ mọi chuyên đề.[30]

Hoạt động hoằng pháp[sửa]

Vào năm 2003, ông làm chủ nhiệm và sản xuất chương trình âm thanh hóa Đại Tạng kinh Việt Nam MP3 và Sách nói Phật giáo.

Từ vai trò Thư ký Ban văn hóa Thành hội Phật giáo TP.HCM (2002) đến Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM, hàng năm ông tập hợp giới văn nghệ sĩ tên tuổi trong nước, sáng tác và biểu diễn các ca khúc, kịch bản Phật giáo và thực hiện các chương trình văn nghệ Phật giáo. Ngoài ra, còn có nhiều cuộc triển lãm văn hóa, mỹ thuật Phật giáo bao gồm tranh ảnh, thư pháp, hội họa, cổ vật Phật giáo v.v...

Thầy đã viết cuốn sách Phật Tích Ấn Độ và Nepal. Chính cuốn sách này là nguồn cảm hứng khiến đoàn làm phim VTCV1, Truyền hình Cáp và Đài Truyền hình Việt Nam đã lên đường cùng Thầy sang Ấn Độ làm phim ký sự.

Hoạt động từ thiện[sửa]

Ông sáng lập Hội từ thiện Đạo Phật Ngày Nay (2000), giúp mổ cườm hàng trăm ca mỗi năm, tặng quà cho các trung tâm bảo trợ xã hội, viện dưỡng lão, trung tâm nuôi dạy thanh thiếu niên, bệnh nhân ung bướu và các nạn nhân thiên tai.

Sinh hoạt tuổi trẻ Phật giáo[sửa]

Thích Nhật Từ đã cố vấn thành lập Câu lạc bộ Hoằng Pháp Trẻ từ năm 2006 và đẩy mạnh hoạt động giới trẻ Phật giáo lên thành một cao trào vào năm 2010. Theo đó, có khoảng 4000 thanh thiếu niên Phật tử đến từ 24 tỉnh thành về tham dự Hội trại hè Phật giáo tại Đại Nam, Bình Dương năm 2010.

Ngày nay, mô hình hoạt động giới trẻ của Thầy đã được hầu hết các Ban Trị sự GHPGVN tại các tỉnh thành sử dụng để phát triển giới trẻ Phật giáo như tổ chức Khóa tu giới trẻ, Tư vấn mùa thi v.v...

Hoạt động văn hóa Phật giáo[sửa]

Thích Nhật Từ đã thành lập Câu lạc bộ Văn nghệ Phật giáo năm 2002-2007, tập hợp giới văn nghệ sĩ tên tuổi trong nước, hướng về Phật pháp, sáng tác và biểu diễn các ca khúc, kịch bản Phật giáo.

Ông là nhà biên tập và xuất bản hơn 100 CD, VCD, DVD về tân nhạc, cổ nhạc và tiếng thơ Phật giáo từ năm 2002 đến nay.

Thích Nhật Từ đã viết cuốn sách Phật Tích Ấn Độ và Nepal. Chính cuốn sách này là nguồn cảm hứng khiến đoàn làm phim VTC1, Truyền hình Cáp và Đài Truyền hình Việt Nam đã lên đường cùng Thượng tọa Thích Nhật Từ sang Ấn Độ làm phim ký sự.[31][32]

Kinh nghiệm và các vai trò đã qua[sửa]

  • 1984:xuống tóc đi tu lúc 14 tuổi tại chùa Giác Ngộ,thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • 1984-1992: Học Phật với các hòa thượng Thích Huệ Hưng, Thích Tuệ Đăng, Thích Từ Thông, Thích Đức Nghiệp, Thích Minh Cảnh, Thích Nguyên Ngôn, Thích Thiện Nhơn, Thích Thiện Tâm, Thích Thiện Trí, Thích Giác Toàn, thiền sư Duy Lực...
  • 1992-1994: Học Phật với các cao tăng: Đại lão HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Trí Quảng, HT. Thích Phước Sơn v.v...
  • 1991-1994: Thành viên biên tập, Từ điển Phật học Huệ Quang
  • 1992-1994: Trụ trì Chùa Giác Ngộ
  • 1994-2001: Du học tại Ấn Độ
  • Phó thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
  • Phó Thư ký Ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN
  • Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thư ký Ban văn hóa Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trụ trì Chùa Giác Ngộ
  • 2002-2006: Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ Phật giáo
  • 2005-2006: Thành viên Ủy ban tổ chức quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok)
  • 2006-2007: Phó chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok)
  • 2007-2008: Chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vietnam)
  • 2009-2013: Thành viên Biên soạn Bộ Kinh Điển Phật giáo chung (biên soạn phần Đại thừa) của Ủy ban tổ chức quốc tế của đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (ICUNDV)
  • Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM,
  • Phó Ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN,
  • Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM
  • Phó Ban – Chánh thư ký Ban Hoằng pháp, Thành hội Phật giáo TP.HCM
  • Thường trực Ban tư vấn Trung tâm kỷ lục Việt Nam

Giải thưởng và bằng khen[sửa]

  • 2008: "Bằng khen" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
  • 2008: Kỷ lục "Người có công đóng góp cho Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008"
  • 2009: Kỷ lục: "Biên tập Trang web Đạo Phật Ngày Nay có nhiều người truy cập"
  • 2010: "Bằng tiến sĩ danh dự về tôn giáo học" của trường Đại học Mahamakut, Thái Lan
  • 2013: Kỷ lục: "Người biên tập và xuất bản nhiều sách Phật học nhất"
  • 2015: "Danh hiệu Người thắp đuốc Diệu pháp" (Saddhammajotikadhaja) của Chính phủ Miến Điện, ngày 04-03-2015.
  • 2015: "Lãnh đạo xuất sắc Phật giáo thế giới" (The World Buddhist Outstanding Leader Award) của Đức hòa thượng Somdet Phramaha Ratchmangkhlachan, Quyền Tăng vương Thái Lan, Chủ tịch Hội đồng Tăng vương Thái Lan, ngày 05-03-2015.
  • 2016: "Bằng tiến sĩ danh dự về triết học" của trường Đại học Mahachulalongkorn, Thái Lan
  • 2016: "Bằng tiến sĩ danh dự về nhân văn" của trường Đại học Apollos, USA.

Tác phẩm đã xuất bản [33][34][sửa]

Sách ứng dụng Phật học[sửa]

  1. Thế giới Cực Lạc. Sài gòn: Nhà xuất bản Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 142.
  2. Chết đi về đâu. Sài gòn: Nhà xuất bản Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 126.
  3. Cẩm nang viết khảo luận, luận văn & luận án. Sài gòn: Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. 2003, tr. 200.
  4. Tìm hiểu Kinh bốn mươi hai chương. Sài gòn: Nhà xuất bản Thời Đại, 2010, tr. 499.
  5. Phương trời thong dong. Sài gòn: Nhà xuất bản Phương Đông. 2010, tr. 87.
  6. Chuyển hoá cảm xúc. Sài gòn: Nhà xuất bản Thời Đại. 2010, tr. 112.
  7. Hiểu thương và tuỳ hỷ. Sài gòn: Nhà xuất bản Thời Đại, 2010, tr. 174.
  8. Khủng hoảng tài chính toàn cầu qua cái nhìn Phật giáo. Sài gòn: Nhà xuất bản Hải Phòng, 2009, tr. 152.
  9. Không có kẻ thù. Sài Gòn: Nhà xuất bản Thời Đại, 2010, tr. 121.
  10. Chuyển hóa sân hận. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. 180.
  11. Đối diện cái chết. Sài gòn: Nhà xuất bản Thời Đại, 2010, tr. 169.
  12. Quay đầu là bờ. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. 202.
  13. Hạnh phúc giữa đời thường. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. vi + 194.
  14. Con đường an vui. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. 168.
  15. Hạnh phúc trong tầm tay. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. 149.
  16. Đôi dép: Triết lý về hạnh phúc hôn nhân. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2010, tr. 178.
  17. Phật giáo và thời đại. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 171.
  18. Hạnh phúc tuổi già. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 130.
  19. Sống vui sống khỏe. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2012, tr. 124.
  20. Mười điều tâm niệm. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 128.
  21. Mười bốn điều Phật dạy. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 117.
  22. Con đường chuyển hóa: Ứng dụng Bát chánh đạo trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 208.
  23. Tám điều giác ngộ: Ứng dụng Kinh bát đại nhân giác trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 194.
  24. Tinh hoa trí tuệ: Ứng dụng Bát-nhã tâm kinh trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 266.
  25. Để gió cuốn đi: Các nhạc khúc nuôi lớn lòng vị tha. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 94.
  26. Đừng vì tiền phụ nghĩa, quên tình. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 106.
  27. Chùa Ấn Quang: Danh thắng và Di tích lịch sử. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2012, tr. 60.
  28. 100 điều đạo đức tại gia và Nghi thức quy y Tam Bảo. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2012, tr. 84.
  29. Gia đình xã hội và tâm linh: Ứng dụng Kinh Thiện Sanh trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, tr. 172.
  30. 423 lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú). Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Ðức, 2013, tr. 144.
  31. Cẩm nang thực tập chánh niệm và khuyến tu. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Ðức, 2013, tr. 174.
  32. Chánh niệm trong từng cử chỉ: Ứng dụng Tỳ-ni nhật dụng trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2013, tr. 238.
  33. Chữ hiếu trong đạo Phật. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Ðức, 2013, tr. 96.
  34. Chuyển hóa sáu nghiệp giác quan. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Ðức, 2013, tr. 196.
  35. Ðối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư: Ứng dụng Kinh Na-tiên trong cuộc sống. Sài Gòn: Nhà xuất bản Thời Ðại, 2013, tr. 236.
  36. Mê tín chánh tín. Sài Gòn: Nhà xuất bản Thời Ðại, 2013, tr. 258.
  37. Nghệ thuật ứng xử: Ứng dụng Kinh Hiền Nhân trong quản trị và giao tiếp. Sài Gòn: Nhà xuất bản Thời Ðại, 2013, tr. 326.
  38. Sổ tay sinh hoạt giới trẻ. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2013.
  39. Phê bình "Ký sự hành hương đất Phật của Phan Thiết" (CA: Giao Điểm, 2000)
  40. Từ điển Phật học Huệ Quang (thư ký biên tập, 1991-1994)
  41. Tạp chí Tư tưởng Phật giáo (chủ biên, Sài Gòn: Chùa Giác Ngộ, 1991).
  42. Tập thơ "Ngược dòng thế giới" (Sài Gòn: Chùa Giác Ngộ, 2002)
  43. Tập thơ "Hành trang tặng đời" (Sài Gòn: Chùa Giác Ngộ, 2002)
  44. Tập thơ "Từng bước thảnh thơi" (Sài Gòn: Chùa Giác Ngộ, 2003)
  45. Tập thơ "Một cõi đi về" (Sài Gòn: Chùa Giác Ngộ, 2003)

Nghi thức và Kinh tụng (Phiên dịch và biên tập)[sửa]

  1. Kinh tụng hằng ngày. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005, tr. xxxii + 992.
  2. Nghi thức tụng niệm. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. xx + 390.
  3. Kinh Địa Tạng. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2008, tr. 154.
  4. Kinh lời dạy cuối cùng của đức Phật. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2009, tr. 62.
  5. Nghi thức thập chú. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2010, tr. 30.
  6. Kinh Vu-lan báo hiếu, Thích Tuệ Đăng dịch. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2006, tr. xvii + 62.
  7. Nghi thức Phật đản. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2006, tr. 48.
  8. Nghi thức Sám-hối. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005, tr. 52.
  9. Kinh Phổ Môn. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005, tr. 32.
  10. Kinh Dược Sư. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005, tr. 36.
  11. Kinh A Di Đà. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005, tr. 34.
  12. Kinh từ tâm và phước đức. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2009, tr. 42.
  13. Nghi thức xuất gia. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tổng Hợp, 2010, tr. 20.
  14. Nghi thức lễ thành hôn. Sài Gòn: Nhà xuất bản Tổng Hợp, 2010, tr. 20.
  15. Nghi thức quy y Tam Bảo. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 28.
  16. Nghi thức phóng sanh. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 10.
  17. Nghi thức chúc Tết nguyên đán. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 24.
  18. Nghi thức an vị Phật. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 19.
  19. Nghi thức hô chuông. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2011, tr. 22.
  20. Kinh Phật cho người mới bắt đầu. Sài Gòn: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2013, tr. 124.
  21. Kinh Phật cho người tại gia. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2013, tr.800.
  22. Nghi thứ khuyến tu. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phương Đông, 2016, tr.140.

Sách đồng tác giả/ đồng biên tập[sửa]

  • 1. Cải đạo châu Á (viết chung với các tác giả khác, USA, Nhà xuất bản. Giao Điểm, 2000)
  • 2. Trần Chung Ngọc và Thích Nhật Từ Vạch trần âm mưu phá ngầm Phật giáo, USA, Nhà xuất bản. Giao Điểm, 2000)
  • 3. Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa và trái tim (thư ký biên tập, Nhà xuất bản. TP.HCM, 2005)
  • 4. Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long (thư ký biên tập, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 2010)
  • 5. Thích Nhật Từ và NNC. Nguyễn Kha, Pháp nạn Phật giáo năm 1963: Nguyên nhân, bản chất và tiến trình (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2013), tr. 673.
  • 6. Thích Nhật Từ và PGS. Nguyễn Công Lý, Nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 (Nhà xuất bản Phương Đông, 2013), tr. 618.
  • 7. Thích Nhật Từ và GS. Nguyễn Tri Ân,Bồ-tát Thích Quảng Ðức: Cuộc đời và lửa từ bi. Sài Gòn: Nhà xuất bản Phuong Ðông, 2013, tr. 172.
  • 8. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Phật giáo vì phát triển bền vững và thay đổi xã hội. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014.
  • 9. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Phật giáo góp phần bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014
  • 10. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Quan điểm Phật giáo về lối sống lành mạnh. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 20
  • 11. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Phật giáo xây dựng hòa bình thế giới. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014
  • 12. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Giáo dục Phật giáo và chương trình đại học. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014.
  • 13. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Thông điệp đại lễ Vesak LHQ 2014. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014.
  • 14. Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện, Phật giáo và các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2014.
  • 15. Thích Nhật Từ, Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Thích Bửu Chánh, Phật giáo vùng Mê-kông: Lịch sử và hội nhập. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM, 2015.
  • 16. Thích Nhật Từ, Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Thích Bửu Chánh, Phật giáo vùng Mê-kông: Di sản và văn hóa. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM, 2015.
  • 17. Thích Nhật Từ, Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Thích Bửu Chánh, Phật giáo vùng Mê-kông: Môi trường và Toàn cầu hóa. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM, 2015.

Sách tiếng Anh[sửa]

  • 1. Buddhist Soteriological Ethics: A Study of the Buddha’s Central Teachings. Sai Gon: Oriental Press, 2011.
  • 2. Inner Freedom: A Spiritual Journey for Jail Inmates. Hanoi: News Agency Press, 2008, 2011, 2014.
  • 3. Engaged Buddhism, Social Change and World Peace. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 4. United Nations Day of Vesak 2008. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 5.Buddhist Art: An Exhibition Celebrating UN Vesak 2014. Hanoi: Religion Press, 2014.

Sách tiếng Anh (đồng biên tập)[sửa]

  • 1. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), Buddhist Contribution to Social Justice. (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)
  • 2. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), Engaged Buddhism and Development. (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)
  • 3. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), Family Problems and Buddhist Response (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)'
  • 4. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), Care for Environment – Buddhist Response to Climate Change (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)
  • 5. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), War, Conflict and Healing: A Buddhist Perspective (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)
  • 6. Thich Nhat Tu and Le Manh That (Ed), Buddhist Education: Continuity and Progress (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)
  • 7. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), Buddhism for Sustainable Development and Social Change. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 8. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), Buddhist Response to Environmental Protection. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 9. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), A Buddhist Approach to Healthy Living. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 10. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), Buddhist Contribution to World Peace Building. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 11. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), The Importance of Promoting Buddhist Education. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 12. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), Buddhist Studies: Describing a Religious Tradition in the Context of Trade, Politics, Texts, and Technology. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 13. Thich Nhat Tu and Thich Duc Thien(Ed), Buddhist Culture and Technology: New Strategies for Study. Hanoi: Religion Press, 2014.
  • 14. Thich Nhat Tu and others (Ed)Buddhist Meditation: Texts, Tradition and Practice. Mumbai: Somaiya Publications Pvt.Ltd., 2010, 2014.
  • 15. Thich Nhat Tu (Ed), Buddhism in Mekong Region. National University of HCM City, 2015

Chú thích[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. 7,0 7,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  9. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  10. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  11. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  12. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  13. Trang web chính thức của Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ
  14. UN Vesak organisers
  15. Organising Committe outlines UN Vesak preparation
  16. Theo bản tin VTV
  17. Tin tức trên báo Sài Gòn Giải Phóng
  18. Conference Coordinator (Tổng điều phối hội thảo)
  19. Ban Điều phối Hội thảo Phật đản Liên hợp quốc 2014
  20. Việt Nam đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới 2010, theo Báo Giác Ngộ
  21. Thượng đỉnh Phật giáo thế giới về VN, theo VOV
  22. Theo Dân Trí
  23. Hủy tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới 2010, theo Báo Giác Ngộ
  24. Vì sao hủy Hội nghị thượng đỉnh PG thế giới
  25. Sự thành lập Liên minh thế giới về giao lưu văn hóa Phật giáo, theo Đạo Phật Ngày Nay
  26. Tin tức như chú thích trên, theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam
  27. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  28. Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay do Thích Nhật Từ biên tập
  29. Âm nhạc Phật giáo do Thích Nhật Từ biên tập
  30. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  31. Những nẻo đường của Phật Thích Ca
  32. "Thế giới nghệ thuật" - Những nẻo đường của Đức Phật Thích Ca
  33. Danh mục tác phẩm trên buddhismtoday
  34. Thư viện Hoa Sen

Liên kết ngoài[sửa]

This article "Thích Nhật Từ" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Thích Nhật Từ. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.

Page kept on Wikipedia This page exists already on Wikipedia.


Read or create/edit this page in another language[sửa]