Thực tế ảo trong kiến trúc nội thất
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Thực tế ảo trong kiến trúc nội thất là việc sử dụng công nghệ thực tế ảo kết hợp với phần mềm để mô phỏng các công trình kiến trúc hoặc các không gian nội thất. Các thiết kế được dựng lên bởi công nghệ này cho người dùng cảm giác hiện diện siêu chân thực trong các không gian đa chiều (3D) theo từng khoảnh khắc thời gian (1D) cụ thể.
Quá trình hình thành[sửa]
Công nghệ thực tế ảo đã xuất hiện từ thế kỷ 20, cụ thể là vào năm 1962 khi ông Morton Heilig (Mỹ) phát minh ra thiết bị mô phỏng SENSORAMA.[1] Tuy nhiên khi đó, công nghệ VR chưa thực sự phổ biến trong lĩnh vực kiến trúc nội thất. Người ta sử dụng công nghệ này nhiều trong các lĩnh vực như: phim ảnh, quảng cáo và trò chơi điện tử.[2] Cho đến cuối thập kỷ 2010 và đầu thập kỷ 2020, công nghệ VR mới bắt đầu phổ biến trong lĩnh vực kiến trúc nội thất. Nguyên nhân bắt nguồn từ vấn đề thực tế, rất khó để người dùng có thể hình dung một cách chính xác về toàn bộ công trình sau hoàn thiện nếu chỉ nhìn vào bản vẽ thiết kế 3D thông thường và rất dễ xảy ra tình trạng khách hàng không hài lòng với công trình sau xây dựng, hoặc không đặt niềm tin hoàn toàn vào khả năng của kiến trúc sư. Công nghệ VR trở thành công cụ trình bày hữu dụng từ đó. Tại Việt Nam thì khái niệm này vẫn còn mới lạ, chưa phổ biến vì sự phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, quá trình đào tạo bài bản và chi phí đầu tư công nghệ khủng.
Sử dụng[sửa]
Trong thi công xây dựng, kiến trúc sư thiết kế, nhà thầu và khách hàng sẽ sử dụng kính VR hoặc các thiết bị tương tự để "bước vào" một không gian ảo được tạo ra bởi công nghệ VR. Tại đó, họ có thể bước đi, tương tác với các vật dụng, khám phá các phòng, các tầng và thậm chí là cả một tòa nhà. Đặc biệt, với khả năng kết xuất thời gian chuẩn, công nghệ này cũng giúp người dùng có thể quan sát được màu sắc, trạng thái của các chi tiết nội thất sẽ thay đổi như thế nào trong từng điều kiện môi trường (buổi sáng, buổi tối,...). Người dùng có thể tuỳ ý thay đổi vật liệu, màu sắc, cách bố trí,... của các vật dụng bên trong không gian nội thất. Nhờ đó hạn chế tối đa các rủi ro sai lệch và sự không hài lòng khi công trình hoàn thiện.[3]
Ngoài ra, công nghệ thực tế ảo trong kiến trúc còn được sử dụng để phục vụ du lịch, đặc biệt ở nhiều điểm tham quan trên thế giới và cả Việt Nam.[4][5]
Lợi ích trong xây dựng[sửa]
Công nghệ thực tế ảo trong kiến trúc nội thất giúp tăng cường khả năng trực quan hóa và mô phỏng, cho phép các nhà thiết kế kiến trúc có thể tạo ra mô hình 3D chính xác hơn và hiển thị các tính năng chi tiết của công trình xây dựng trước khi bắt đầu thực hiện. Điều này giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình thiết kế, tăng hiệu quả và giảm thời gian thực hiện.[6] Công nghệ thực tế ảo còn cho phép điều chỉnh và thử nghiệm các ý tưởng thiết kế một cách nhanh chóng dựa trên phản hồi của gia chủ, giúp tăng tính linh hoạt trong quá trình làm việc. Ngoài việc quan sát, người thiết kế còn có thể trực tiếp bước đi trong không gian và tương tác với từng vật dụng, chẳng hạn đóng/mở cửa, bật/tắt đèn,...[3] Thực tế ảo còn giúp dự đoán tình huống trong thực tế bằng cách mô phỏng chính xác các phản ứng của từng tình huống cụ thể trong thực tế, công nghệ VR cho kiến trúc sư biết được bản vẽ của mình có thật sự đạt chuẩn về độ an toàn hay chưa. Từ đó, họ sẽ có thể đưa ra các giải pháp hay cải tiến hợp lý cho từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: Đối với một tòa nhà, công nghệ VR sẽ giúp mô phỏng thiết kế dựa trên sơ đồ của tòa nhà đó để quản lý và điều hướng cách giải quyết khi có trường hợp khẩn cấp diễn ra. Thông qua đó, người sử dụng công nghệ này đều có thể nắm được các lối đi dẫn đến lối thoát hiểm để có giải pháp an toàn và ứng biến kịp thời.
Đối với người sử dụng kiến trúc nội thất và chủ đầu tư, thông qua VR, họ có thể quan sát được toàn bộ không gian nội thất, từ tổng thể cho đến chi tiết ngôi nhà trước khi bắt đầu vào bước thi công xây dựng. Họ sẽ biết được cách sắp xếp, bố trí từng vật dụng trong ngôi nhà của họ, đồng thời nhìn thấy được bề mặt chất liệu, hoa văn, màu sắc, đặc tính của các vật dụng. Nhìn thấy chúng thay đổi như thể nào thông qua từng khoảnh khắc thời gian, thời điểm trong ngày và điều kiện ánh sáng của môi trường xung quanh. Việc quan sát trực quan như vậy sẽ tránh tình trạng hiểu sai bản vẽ. Từ đó, đảm bảo công trình sau hoàn thiện sẽ hoàn toàn đáp ứng mong muốn của họ, tránh tuyệt đối việc sai lệch dẫn đến trải nghiệm không tốt hay cảm giác không hài lòng.
Với khả năng truyền đạt của công nghệ thực tế ảo, nó trở thành một ngôn ngữ chung giữa chủ đầu tư, nhà thầu và kiến trúc sư. Thông qua việc quan sát không gian nội thất được mô phỏng bằng VR, nhà thầu thi công cũng như chủ đầu tư sẽ hiểu rõ từng chi tiết trong bản vẽ và dụng ý của kiến trúc sư. Từ đó gia tăng hiệu suất giao tiếp trong quá trình làm việc, đảm bảo tính chính xác và thành công của công trình gần như 100%. Công nghệ VR cho phép chủ đầu tư được tương tác trực tiếp, thử nghiệm và điều chỉnh các yếu tố về vật liệu, màu sắc, thay đổi cách bố trí vật dụng trong không gian nội thất mô phỏng theo ý muốn của mình. Khi đó, chủ đầu tư không chỉ còn là người đưa ra yêu cầu để kiến trúc sư thực hiện nữa mà giờ đây, họ đã có thể chủ động tham gia vào quá trình thiết kế dự án của mình. Từ đó giúp gia chủ định hình nên một không gian nội thất theo mong muốn cá nhân của mình.
Du lịch trên thế giới[sửa]
Công nghệ thực tế ảo trong kiến trúc nội thất đã được áp dụng phổ biến ở nhiều điểm tham quan tại Pháp và châu Âu. Tại Pháp, toà lâu đài Château d'Amboise có tuổi đời 600 năm tại thung lũng sông Loire đã ứng dụng công nghệ này để thu hút khách du lịch, tái hiện nội thất ba chiều và thuyết minh lịch sử về lâu đài, thay thế cho hướng dẫn viên du lịch truyền thống. Nó cũng giúp giảm thiểu rác thải bởi du khách không cần mỗi người một cuốn sách hướng dẫn, tờ rơi hay bản đồ.[4]
Tại thành phố Hồ Chí Minh, công nghệ thực tế ảo trong kiến trúc bước đầu phát huy tác dụng tại một số điểm du lịch chẳng hạn như Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định hay Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, nhưng vẫn cần được hoàn thiện.[5]
Chú thích[sửa]
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 3,0 3,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 4,0 4,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 5,0 5,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
This article "Thực tế ảo trong kiến trúc nội thất" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Thực tế ảo trong kiến trúc nội thất. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.