You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Trúc Mai

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Trúc Mai (sinh ngày 29 tháng 12 năm 1942) là một nữ ca sĩ người Mỹ gốc Việt, nổi tiếng từ trước năm 1975. Bà là một trong những giọng ca tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam trong giai đoạn thập niên 1960 - 1970.[1]

Tiểu sử[sửa]

Ca sĩ Trúc Mai, hiện vẫn chưa rõ tên thật, sinh ngày 29 tháng 12 năm 1942 [2] tại Gia Định, nhưng được bố mẹ đưa về nguyên quán Thủ Đức từ năm cô được 3 hoặc 4 tuổi. Cô xuất thân là đồng nhi hát ở Nhà thờ Thủ Đức (hiện nay vẫn còn, ngụ ở 51 Võ Văn Ngân, Linh Chiểu, Thủ Đức), khi hát trong nhà thờ, cô luôn giữ vai trò hát bè chứ chưa bao giờ được hát solo, cô có học qua Thanh nhạc từ thuở còn học Trung học.[3]

Sự nghiệp[sửa]

Trúc Mai bắt đầu đi hát từ những năm cuối thập niên 50. Thời gian này cô chủ yếu sinh hoạt văn nghệ tại các trường, các trại quân đội.[4]

Tháng 6 năm 1959, cô từ giã sân chơi ở các ban ngành trong quân đội, gia nhập hàng ngũ những đồng nghiệp đi trước, bước vào thế giới ánh đèn màu của vũ trường phòng trà ca nhạc và trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Phòng trà đầu tiên mà cô cộng tác là Văn Cảnh.[5]

Cô bắt đầu nổi tiếng và được nhiều người biết đến vào thập niên 60. Người ta hay nhắc tới ca khúc “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân khi nhắc đến tên tuổi Trúc Mai. Hai ca khúc này đã gắn liền với tên tuổi của cô trong nhiều thập niên. Khi hãng dĩa Sóng Nhạc cho thu âm hai ca khúc này với giọng hát Trúc Mai, giới yêu nhạc đã đón nhận nồng nhiệt. Cả hai dĩa nhạc đã được tái bản nhiều lần và thậm chí còn được dùng để phát hành chung với những ca khúc mới trong những dĩa nhạc khác.[4]

Trúc Mai có thể hát nhiều loại nhạc khác nhau và hát rất hay. Người ta nghe cô trình bày những bài nhạc ngoại quốc đang thịnh hành bằng lời Việt hay những bài nhạc tiền chiến nhẹ nhàng rất thành công. Tại miền Nam trong hai thập niên 60 và 70 thì không thể nào quên giọng ca Trúc Mai qua ca khúc “Giấc Ngủ Cô Đơn” của nhạc sĩ Anh BằngLê Dinh. Đây là một bài hát theo chủ đề Chiêu Hồi và tiếng hát Trúc Mai thật sự đã lột tả được nỗi niềm của những người vợ cô đơn, ôm con nhớ chồng xa xôi nơi đèo heo hút gió. Bài hát đã vượt qua khỏi biên giới của một ca khúc tuyên truyền và được công chúng yêu thích và yêu cầu nên được phát thường xuyên trên các làn sóng phát thanh và truyền hình cũng như trong các băng nhạc thời bấy giờ.[4]

Cô tâm sự là thích hát nhạc điệu Bolero nên trung thành với sở thích của mình. Quyết định này có thể không làm tên tuổi Trúc Mai tiến xa trên con đường âm nhạc nhưng cũng đã tạo cho cô một vị trí nhất định trong lòng công chúng.[4]

Sau 1975, Trúc Mai theo dòng di tản của người Việt và đến định cư tại San Jose, California, Hoa Kỳ và cũng có trình làng một số albums. Thỉnh thoảng cô vẫn xuất hiện trên chương trình của các trung tâm lớn tại hải ngoại.[4]

Giọng hát[sửa]

  • Trúc Mai sở hữu chất giọng nữ trung (Mezzo-soprano), quãng giọng cô trải dài khoảng 2 quãng tám, đâu đó từ B2 (Si 2) đến B4 (Si 4). Với chất giọng khàn trong, hơi tối, mang âm sắc mộc pha kim, cô có thể hát tốt ở cả ba quãng trung, cận trầm và trầm. Quãng thuận lợi của cô là khoảng từ E3 (Mi 3) đến G4 (Sol 4) .
  • Giọng ca Trúc Mai sử dụng chủ yếu thiên về giọng ngực (chest voice), nhiều man-tone, khỏe khoắn, mạnh mẽ và nội lực, đậm tính tự sự, rất trãi đời, nghe có chút gì đó giống một người đàn ông đang hút thuốc lá và thở than về những chuyện buồn thế nhân. Màu giọng của cô đượm buồn như một cơn mưa rào đêm khuya, không u tịch, não nề, bi ai như Thanh Thúy, cũng không tỉ tê, nức nở, day dứt như Giao Linh mà lại có một vẻ gì đó u uất rất riêng, rất lạ, khó ai có thể bắt chước được.
  • Khi hát những nốt cao, Trúc Mai không bao giờ hát bằng giọng gió (falsetto) như phần lớn các nữ ca sĩ khác mà vẫn duy trì giọng thật (chest voice) giống như những quãng trung hay trầm, nhờ cách xử lý câu chữ tuyệt vời khiến cô dù hit những note ở tận đầu quãng 4 hoặc cuối quãng 5 mà vẫn không bị cao thang quản (high larynx), đanh và gắt giống như nhiều giọng nữ trung trầm khác. Đây là một điểm rất đặc biệt và riêng có của cô.
  • Tuy cô không biết ngân nga khi hát, nhưng lại có thể tạo ra những thanh rung (vibrato) ở mức độ ngắn rất đặc trưng và xao xuyến lòng người, cùng với lối đảo phách độc đáo cũng gây được ấn tượng sâu đậm cho người nghe.
  • Nhược điểm của chất giọng Trúc Mai là có cột hơi ngắn, ngắt chữ rất nhanh và đột ngột, độ echo thấp, do ít trau chuốt cho kĩ thuật cộng với việc giọng hát có phần "nam tính", nên đôi khi chưa bộc lộ hết cảm xúc của câu hát và thiếu đi cái chất trữ tình, sướt mướt thường thấy của dòng nhạc Vàng.

Các tiết mục trình diễn trên sân khấu[sửa]

Trung tâm Thúy Nga[sửa]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 LK Khuya nay anh đi rồi, Em không buồn nữa chị ơi, Giọt lệ đài trang & Đừng nói xa nhau (Châu Kỳ) Phương Hồng Quế Paris By Night 78 2005

Trung tâm Asia[sửa]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Bảy ngày đợi mong (Trần Thiện Thanh) solo ASIA 50 2006
2 Anh không chết đâu anh (Trần Thiện Thanh) hợp ca ASIA 50
3 LK Sầu lẻ bóng, Lẻ bóng & Đôi bóng (Lê Minh Bằng) Tuấn Vũ, Kim Loan ASIA 52
4 LK Đèn khuya (Lam Phương), Chuyện đêm mưa (Nguyễn Hiền, Hoài Linh) Thanh Thúy ASIA 73 2014
5 Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương) solo ASIA 74

Những ca khúc thể hiện thành công[sửa]

STT Tên ca khúc Tác giả
1 Hàn Mặc Tử Trần Thiện Thanh
2 Bảy ngày đợi mong
3 Không bao giờ ngăn cách
4 Nhà anh nhà em Anh Sơn, thơ Hà Liên Tử
5 Chuyện đêm mưa Nguyễn Hiền, Hoài Linh
6 Trăng tàn trên hè phố Phạm Thế Mỹ
7 Lời tạ từ Dzũng Chinh
8 Lá vàng rơi Minh Kỳ
9 Sài Gòn Y Vân
10 Sài Gòn thứ bảy Vũ Chương
11 Biết đến bao giờ Lam Phương
12 Giấc ngủ cô đơn Anh Bằng, Lê Dinh
13 Lưu bút ngày xanh Thanh Sơn

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “citation/CS1”.
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “citation/CS1”.


This article "Trúc Mai" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trúc Mai. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]