Trường Đại học FPT
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Coordinates”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Trường Đại học FPT là một cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục tại Việt Nam được thành lập ngày 8/9/2006 theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,[1] do Tập đoàn FPT đầu tư 100% vốn, trở thành trường đại học đầu tiên do một doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam.
Ban lãnh đạo đương nhiệm[sửa]
Hội đồng Quản trị:
- Chủ tịch HĐQT: TS. Lê Trường Tùng
- Phó Chủ tịch HĐQT: TS. Nguyễn Thành Nam và các ủy viên gồm có Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc, Nguyễn Khắc Thành, Nguyễn Kim Ánh, Phan Trường Lâm
Ban giám hiệu trường FPT:
- Hiệu trưởng: TS. Nguyễn Khắc Thành
Các Phó Hiệu trưởng trường FPT:
- TS. Trần Ngọc Tuấn
- TS. Nguyễn Việt Thắng
- TS. Nguyễn Kim Ánh
- TS. Nguyễn Xuân Phong
Ban lãnh đạo tiền nhiệm (2006-2014)[sửa]
Hội đồng Quản trị:
- Chủ tịch HĐQT: Trương Gia Bình (2006-2011), Lê Trường Tùng (2011-)
- Phó Chủ tịch HĐQT: TS. Lê Trường Tùng, TS. Nguyễn Thành Nam và các ủy viên gồm có: Bùi Quang Ngọc và Nguyễn Khắc Thành.
Ban giám hiệu:
- Hiệu trưởng: TS. Lê Trường Tùng (2006-2014), TS. Đàm Quang Minh (2014-2016)
Các Phó Hiệu trưởng:
- TS. Nguyễn Khắc Thành
- TS. Nguyễn Kim Ánh
- ThS. Nguyễn Xuân Phong
- TS. Nguyễn Việt Thắng
Chuyên ngành đào tạo[sửa]
- Kỹ thuật phần mềm
- An toàn thông tin
- Công nghệ thông tin
- Trí tuệ nhân tạo
- Hệ thống thông tin
- IoT (Internet of Things)
- Thiết kế đồ họa
- Quản trị truyền thông
- Digital Marketing
- Kinh doanh quốc tế
- Ngôn ngữ Anh
- Ngôn ngữ Nhật
- Quản trị khách sạn
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Các giai đoạn chính trong chương trình đào tạo đại học chính quy[sửa]
Trường Đại học FPT có nhiều chương trình đào tạo khác nhau như Đại học, sau đại học, các chương trình liên kết quốc tế. Chương trình đào tạo hệ đại học của Trường Đại học FPT được chia làm 4 giai đoạn cơ bản sau khi thí sinh đã vượt qua kì thi sơ tuyển và đáp ứng các yêu cầu về việc tuyển sinh hệ đại học:
- Giai đoạn chuẩn bị: sinh viên tham gia tuần lễ Định hướng, tháng Rèn luyện tập trung và các môn học Kỹ năng mềm về phương pháp học tập ở bậc đại học, học tiếng Anh (sinh viên được miễn tiếng Anh đầu vào nếu đạt IELTS trên 6.0 hoặc vượt qua bài kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào) để đạt nâng lực tiếng Anh cần thiết cho giai đoạn học sau.
- Giai đoạn 2: sinh viên được trang bị kiến thức từ cơ sở, căn bản đến nâng cao của ngành học, giáo dục thể chất (võ Vovinam), giáo dục nhạc cụ truyền thống (sinh viên chọn một loại nhạc cụ truyền thống theo học và cũng có thể chọn 1 môn cờ) và các kỹ năng phát triển cá nhân. Đặc biệt sinh viên sẽ học thêm một ngoại ngữ tự chọn là tiếng Trung (đối với khối ngành Kinh tế) hoặc Tiếng Nhật (đối với khối ngành Kỹ thuật) bên cạnh việc học tiếng Anh nâng cao.
- Giai đoạn 3: chương trình học tập tại doanh nghiệp (On-the-Job-Training, OJT). Sinh viên được gửi đi học tập trong môi trường thực tế tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua việc được tham gia làm việc trong các dự án, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn tại doanh nghiệp.
- Giai đoạn 4: sinh viên quay về trường, học chuyên ngành hẹp và làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp.
Với thời gian đào tạo 4 năm (có khóa dự bị Tiếng Anh cho sinh viên chưa đủ điều kiện về ngoại ngữ khi trúng tuyển), trong 2 năm đầu tiên, sinh viên sẽ tập trung vào việc học tập trên lớp để tích lũy các tín chỉ của các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục nền tảng, khối kiến thức cơ sở và một số môn chuyên ngành. Năm học thứ 3 sẽ dành phần lớn thời gian để sinh viên thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp. Năm học thứ 4, sinh viên tập trung vào việc học tập trên lớp để hoàn thành những tín chỉ còn lại trong chương trình đào tạo các môn chuyên ngành sâu và làm đồ án tốt nghiệp.
Trường Đại học FPT không có bậc học Cao đẳng, bậc học Cao đẳng thuộc về FPT Polytechnic, BTEC cùng chung một hệ thống FPT Education.
Quá trình quốc tế hoá[sửa]
TS. Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng đầu tiên trường đại học FPT nhận xét: "10 năm tới thách thức cho cho các trường đại học sẽ không nằm ở trong nước mà còn vươn ra bản đồ giáo dục của khu vực và toàn cầu. Các trường đại học của Việt Nam cũng sẽ đi cùng dòng chảy và gặp cùng những thách thức này, chỉ là nhanh hay chậm thôi".[2]
Tuân theo xu hướng đó, năm 2018 đánh dấu năm đầu tiên trường triển khai chương trình đào tạo quốc tế tại Lào, tuyển 150 sinh viên cho 2 chương trình đào tạo quốc tế ngành Kỹ thuật phần mềm và Quản trị Kinh doanh (chuyên sâu Thương mại điện tử). Trước đó, vào ngày 8/5/2018, Đại học FPT cũng đã phối hợp với Sengsavanh College tổ chức lễ công bố 2 chương trình đào tạo quốc tế bậc Cử nhân ngành Kỹ thuật phần mềm và Quản trị Kinh doanh (chuyên sâu Thương mại điện tử) tại Lào.
Trường cũng cho biết, việc triển khai 2 chương trình đào tạo quốc tế tại Lào nằm trong chiến lược quốc tế hoá giáo dục của Tổ chức Giáo dục FPT. Hiện nay, Tổ chức giáo dục FPT có hợp tác quốc tế với 58 đối tác trên 29 quốc gia.[3]
Các học bổng[sửa]
Chương trình Học bổng Nguyễn Văn Đạo: Đây là chương trình học bổng cấp một lần và cấp suốt cả quá trình học tập dành cho sinh viên hệ đại học chính quy có các mức từ 50% - 140%. Mức 140% là mức cao nhất, ngoài việc miễn phí toàn bộ học phí thì hàng tháng sinh viên còn nhận được khoảng 2 triệu đồng sinh hoạt phí. Loại học bổng này mỗi năm được dành tặng 3 suất cho mỗi trường THPT chuyên và trường THPT trực thuộc đại học có tên trong danh sách.
Bên cạnh Học bổng Nguyễn Văn Đạo, Đại học FPT còn rất nhiều chương trình học bổng khác tùy theo chương trình đào tạo hoặc các chương trình khuyến khích tuyển sinh.
Học bổng của Trường Đại học FPT là các học bổng không điều kiện tuy nhiên khi sinh viên trường không qua được các môn học thì sinh viên phải đóng tiền học lại với mức phí gồm tiền học và cộng thêm mức phần trăm học bổng. Ví dụ khi sinh viên có học bổng 100% rớt môn học có mức học phí là 2.780.000 thì sinh viên phải đóng 5.560.000.
Cơ sở đào tạo[sửa]
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Multiple image”.
Hà Nội[sửa]
- Hòa Lạc campus, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, km 29 Đại lộ Thăng Long: Đây là cơ sở do FPT đầu tư xây dựng và là nơi học tập của Trường THPT FPT, Khối Phát triển sinh viên quốc tế và Hệ Đại học chính quy. Từ ngày 15 tháng 9 năm 2015, đây là trụ sở chính của trường Đại học FPT.
- Tòa nhà Detech, số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Từ Liêm: Đây là địa điểm có tính "truyền thống" và gắn liền với sự hình thành, phát triển của ĐH FPT tại Hà Nội. Hiện nay cơ sở này là nơi làm việc của Khối Đào tạo liên kết quốc tế, công ty FTICO.
- Tòa nhà Việt-Úc Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội: Đây là trụ sở làm việc và đào tạo của Viện Quản trị và Công nghệ FSB - cơ sở đào tạo Sau đại học. Ngoài các địa điểm trên thì còn 4 cơ sở khác tại Hà Nội đều là các cơ sở đào tạo của Trường ĐH FPT.
Đà Nẵng[sửa]
- Cơ sở 137, Nguyễn Thị Thập, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
- FPT Campus, Khu đô thị FPT City, Quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
Thành phố Hồ Chí Minh[sửa]
- Tòa nhà Đại học FPT, Khu Công nghệ Cao, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
- Số 5 Nguyễn Gia Thiều, Quận 3, TP Hồ Chí Mình (cơ sở Viện Quản trị và Công nghệ FSB)
Cần Thơ[sửa]
- Cầu Rau Răm, Khu vực 6, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Chứng nhận – Thành tích[sửa]
Chứng nhận Ba Sao QS Stars[sửa]
11/2012: Trường Đại học FPT đã trở thành trường ĐH Việt Nam đầu tiên chính thức được công nhận xếp hạng quốc tế Ba Sao (***) theo chuẩn QS Stars – một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường đại học trên toàn thế giới. Trong đó, tiêu chí về Chất lượng đào tạo cùng Đóng góp xã hội của Trường Đại học FPT được tổ chức QS đánh giá với số điểm tuyệt đối: 5 sao. Tiêu chí Cơ sở vật chất, Tình trạng việc làm sau tốt nghiệp, Học bổng và các loại hình hỗ trợ sinh viên nhận được 4 sao [4].
Viện quản trị và Công nghệ FSB, đơn vị Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học FPT đã được tổ chức Eduniversal xếp hạng TOP#2 trường đào tạo Quản trị kinh doanh hàng đầu Việt Nam liên tiếp nhiều năm liền từ năm 2012 đến nay.
Chứng nhận thành viên liên kết AUN - QA[sửa]
Ngày 25/03/2018 trường Đại học FPT thuộc FPT Edu đã chính thức được công nhận là thành viên liên kết (Associate Member) của "Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á" (AUN–QA).[5]
Việc Đại học FPT trở thành thành viên liên kết AUN–QA, có ý nghĩa quan trọng với Tổ chức Giáo dục FPT. Tham gia mạng lưới này là cơ hội để FPT Edu tăng cường giao lưu, hợp tác, học hỏi và trao đổi về phát triển các chương trình đào tạo. Đặc biệt, khi trở thành thành viên liên kết việc công nhận tín chỉ các chương trình đào tạo của trường sẽ có nhiều thuận lợi hơn tại các trường ĐH khác trong cùng mạng lưới.
Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng AUN–QA đang là cái đích mà nhiều trường ĐH tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á hướng tới.[6] Và đây cũng là chiến lược phát triển của FPT Edu trong việc xác định được vị thế các chương trình đào tạo của mình trong khu vực. Đồng thời, là cơ sở để xây dựng lộ trình phát triển cho chương trình đào tạo theo hướng vươn tới các chuẩn mực quốc tế nhằm thể hiện rõ tính quốc tế hóa của Tổ chức.
Thành tích[sửa]
- Giải thưởng Victa (ICT Award) năm 2008, 2010 với danh hiệu Đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo nhân lực CNTT xuất sắc nhất.
- Giải thưởng Sao khuê trong 9 năm liên tiếp từ 2006-2015 - Trong đó, năm năm liên tiếp (2011- 2015), Trường Đại học FPT giành cú đúp ấn tượng trong giải Sao Khuê với các hạng mục dành cho Đơn vị đào tạo CNTT hệ chính quy và Đơn vị đào tạo CNTT hệ phi chính quy xuất sắc. Giải nhất Kỳ thi lập trình viên quốc tế ACM/ICPC Việt Nam (2012)
- Top 10 ACM/ICPC châu Á (2011 - 2012)
- Giải Nhất cuộc thi IT Corner do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức (2012)
- Giải Nhì cuộc thi lập trình Samsung (2011)
- Giải Nhì cuộc thi Imagine Cup do Microsoft tổ chức (2011).
- Bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo dành cho Đơn vị có kết quả xuất sắc Nhất trong kỳ thi tin học sinh viên năm 2012.
- Bằng khen của Bộ Khoa học Công nghệ cho Viện Quản trị và Công nghệ FSB, thuộc Đại học FPT là đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu và đào tạo (9/2014)
- Giải Nhì tại đấu trường ACM/ICPC Asia Hà Nội tổ chức (2015).
- Giải Nhất tại Giải đấu Thể Thao Điện Tử Liên Minh Huyền Thoại Sinh viên Việt Nam (2019).
Xem thêm[sửa]
- Danh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội
Chú thích[sửa]
- ↑ Theo quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ngày 08 tháng 9 năm 2006
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Thông tin về chứng nhận QS 3 sao của Đại học FPT (tiếng Anh)
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
Liên kết ngoài[sửa]
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Side box”.
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.
This article "Trường Đại học FPT" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trường Đại học FPT. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.
This page exists already on Wikipedia. |
- Tập đoàn FPT
- Trường Đại học FPT
- Tổ chức Giáo dục FPT
- Đại học và cao đẳng tư thục tại Việt Nam
- Đại học và cao đẳng kinh tế Việt Nam
- Đại học và cao đẳng kỹ thuật Việt Nam
- Trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội
- Trường đại học và cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường đại học và cao đẳng tại Đà Nẵng
- Trường đại học và cao đẳng tại Cần Thơ
- Viện công nghệ tại Việt Nam