You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên - Huế

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, tọa lạc trên đường Hùng Vương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Lịch sử hình thành[sửa]

Trường CĐSP Thừa Thiên Huế thành lập ngày 02/07/1976, trải qua 32 năm xây dựng và phát triển với nhiều khó khăn và thử thách của các giai đoạn lịch sử, nhưng với truyền thống đoàn kết, sáng tạo và tinh thần vượt khó, các thế hệ nhà giáo của trường đã tự khẳng định mình để tồn tại. Quá trình hình thành và phát triển của Trường có thể khái quát qua các giai đoạn sau:  

Giai đoạn từ năm 1976 đến 1978.

    Trường CĐSP Thừa Thiên Huế được thành lập theo quyết định số 391/UB-QĐ ngày 02/07/1976 của UBND cách mạng tỉnh Bình Trị Thiên.

     Địa điểm số 04 Trần Cao Vân (nay là trường tiểu học Lê Quý Đôn) là nơi đầu tiên Trường đặt nền móng cho sự phát triển hiện nay. Thời kỳ này nhiều khoá đào tạo giáo viên cấp 2 như Toán-Lý, Văn-Sử, Sinh-Hoá, Văn-Kỹ thuật, Địa-Sinh…đã tốt nghiệp ra trường và chính họ đã đem ánh sáng đến với đồng bào những miền quê xa xôi sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng.

       Trước yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của cả nước, từ tình hình thực tiễn của 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 164/TTg ngày 21-3-1978 về việc công nhận chính thức trường Cao đẳng sư phạm (10+3) Bình Trị Thiên.

Giai đoạn từ năm 1979 đến 1989.

    Quyết định số 164/TTg ngày 21-3-1978 về việc công nhận chính thức trường Cao đẳng sư phạm (10+3) Bình Trị Thiên của Thủ tướng Chính phủ cho phép Trường có đủ tư cách pháp nhân để đào tạo Cao đẳng sư phạm (12+3) theo chương trình của Bộ.

Với 10 năm làm nhiệm vụ đào tạo và chuẩn hoá giáo viên hệ 12+2 lên trình độ Cao đẳng sư phạm, thời kỳ này Trường có một đội ngũ cán bộ giảng viên khá đông và đầy đủ ở các lĩnh vực. Trường có các khoa: Văn-Sử, Toán-Lý-Kỹ thuật công nghiệp, Sinh-Hoá, Địa-Kỹ thuật nông nghiệp, Tại chức; các tổ trực thuộc như: Tâm lý giáo dục, Chính trị, Thể mỹ, Quân sự; có các phòng chức năng như: Giáo vụ, Tổ chức-Công tác chính trị, Hành chính quản trị-Đời sống.

Trong giai đoạn này, Trường đã đào tạo, chuẩn hoá gần 5000 giáo viên cấp 2 đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của ngành giáo dục tỉnh nhà. Tuy nhiên, vào cuối giai đoạn này quá trình đào tạo bắt đầu gặp khó khăn do nhu cầu giáo viên cấp 2 giảm, có lúc số cán bộ giảng viên của trường còn nhiều hơn cả số học sinh sinh viên.

Giai đoạn từ năm 1990 đến 2000.

     Chủ trương chia lại địa giới thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (1989) là cột mốc quan trọng để từ đó Trường CĐSP Thừa Thiên Huế tự khẳng định mình trong chặng đường 10 năm thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy theo chương trình, kế hoạch của Bộ.

    Việc sáp nhập trường CBQLGD, trường Trung học sư phạm và Trường đào tạo giáo viên mầm non vào Trường CĐSP (1990), hình thành một trung tâm sư phạm đa cấp, đa ngành đào tạo đã giải quyết tốt sự khủng hoảng trong đào tạo và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên tỉnh nhà những năm đầu thập kỷ 90 mà hướng đột phá đầu tiên là mở khoa đào tạo giáo viên tiểu học, củng cố và phát triển việc đào tạo giáo viên cấp 2 phủ kín trên địa bàn tỉnh nhà.

Mục tiêu đột phá thứ hai trong giai đoạn này là mở khóa đào tạo giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật có trình độ CĐSP (1991) và nhiều ngành đặc thù khác như Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Tin học, Thể dục-Đoàn đội, Kỹ thuật công nghiệp…thể hiện sự năng động, sáng tạo của đội ngũ trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự phát triển đúng hướng và bền vững trong xu thế hội nhập về sau. Qua 10 năm đào tạo giáo viên THCS ở các ngành học đặc thù, Trường đã bổ sung cho ngành kịp thời số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn khá tốt, được các ban ngành đánh giá cao trong các Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố bậc Tiểu học và THCS.

Mô hình khoa Bồi dưỡng CBQLGD trong trường CĐSP sớm được thành lập và ngày càng phát huy tác dụng. Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ kế cận của tất cả các bậc học Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh đều được học tập, bồi dưỡng tại trường. Nhiều giáo sinh sau khi ra trường nay trở thành cán bộ chủ chốt ở các trường học.

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay.  

     Sự phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ trong thời gian gần đây là điều kiện cơ bản để phát triển nhà trường theo hướng đa ngành, đa cấp, đa hệ và đa phương thức đào tạo theo yêu cầu thực tế địa phương và sự phát triển của nhà trường. Một mặt trường phải thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của trường là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cho các cấp học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Mặt khác để phát huy tiềm năng đội ngũ, cơ sở vật chất, vị thế nhà trường trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực, trường đã mở nhiều mã ngành mới ngoài sư phạm kể cả bậc cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Các khoa, phòng ban[sửa]

Hiện nay, Trường có 03 phòng (HC-QT; TCV-CTSV; ĐT-QLKH), 2 trung tâm đào tạo (Ngoại ngữ-Tin học; đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài), 01 trung tâm Hỗ trợ học tập-Thư viện và 06 khoa (Tự nhiên-Kinh tế; Xã hội; Ngoại ngữ-Tin học; Nghệ thuật; Giáo dục mầm non và Quản trị-Nghiệp vụ),

Quy mô đào tạo[sửa]

Hiện nay trường đào tạo 30 ngành học gồm các loại hình khác nhau: chính quy, vừa học vừa làm; đào tạo bằng hai; đào tạo liên thông từ TCCN lên cao đẳng, liên kết đào tạo liên thông lên đại học; CBGV và SV của Trường đã có những nỗ lực vượt bậc để khắc phục những khó khăn, lập nhiều thành tích đáng kể trong mọi lĩnh vực hoạt động và đã được các cấp khen thưởng.

Tóm lại, sau 32 năm xây dựng và phát triển, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế đã khẳng định được là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có uy tín ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, vinh dự được nhận cúp vàng Thương hiệu Việt hội nhập WTO 2007.

Quan hệ đối ngoại[sửa]

Hoạt động quan hệ quốc tế và đối ngoại cũng được đẩy mạnh, Trung tâm đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài được thành lập trước mắt để tổ chức giảng dạy tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào,  việc đào tạo và giảng dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào trong giai đoạn này làm cho tình đoàn kết hữu nghị Việt-Lào ngày càng thắm thiết hơn, số lượng lưu học sinh Lào học tại trường ngày càng nhiều theo các năm học, hiện nay có 206 lưu học sinh Lào do trường quản lý, chiếm khoảng 50% số lượng sinh viên đang ở tại khu ký túc xá của trường; nhằm tạo điều kiện cho lưu học sinh về nơi ở và sinh hoạt riêng, được sự quan tâm của tỉnh và các Sở ban ngành, Trường đã và đang triển khai xây dựng khu ký túc xá mới dành riêng cho lưu học sinh nước ngoài (Lào…) tại khu vực Vỹ Dạ, Huế, dự kiến năm 2009 sẽ đưa vào sử dụng.

Chú thích[sửa]

Trang chủ:http://web.archive.org/web/20211219130318/https://cdsphue.edu.vn/

Tham khảo[sửa]

This article "Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên - Huế" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên - Huế. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]