Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (CĐYTHN) trực thuộc UBND thành phố Hà Nội) được thành lập năm 2006 trên cơ sở trường Trung học y tế Hà Nội. Trường đào tạo đa ngành về sức khỏe; Trường CĐYTHN đào tạo nguồn nhân lực Y tế cho Thủ đô và các tỉnh
Địa chỉ: Số 35 phố Đoàn Thị Điểm - Phường Quốc Tử Giám - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Hệ đào tạo: Trung cấp, cao đẳng, liên thông lên đại học
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN[sửa]
1. Giai đoạn từ năm 1966 đến năm 1975
Ngày 18/3/1966, trường cán bộ y tế tiền thân của trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đã được thành lập rồi sau này sát nhập với trường trung học y tế Hà Nội thành trường Trung học Y tế Hà Nội. Ở buổi đầu khó khăn chồng chất, thiếu thốn mọi bề, thiếu thày, thiếu giáo trình, đồ dùng giảng dạy nhưng thày và trò nhà trường vẫn vừa học vừa lao động hăng say không kể ngày đêm để hoàn thành nhiệm vụ và sau 02 năm lớp cán bộ y tế trung học đã tốt nghiệp khoá đầu tiên, những cán bộ y tế khoá 1 đã tốt nghiệp ra trường trở về các cơ sỏ y tế công tác phục vụ nhân dân. Đặc biệt cùng với công tác giảng dạy, học tập, thày và trò nhà trường luôn hướng về cơ sở hưởng ứng tích cực các phong trào vệ sinh phòng bệnh của ngành y tế.
Trong chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, trường đã nhiều lần đi sơ tán ở một số địa điểm khác nhau như: Ngô Sĩ Liên, 92 Trần Hưng Đạo, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh với địa bàn khó khăn, đời sống thiếu thốn nhưng thày và trò nhà trường vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ khâu tuyển chọn đến công tác dân vận và công tác giảng dạy, công tác vệ sinh phòng bệnh thật tốt. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo thường xuyên, nhà trường còn tham gia đào tạo cho học sinh giúp các bạn dân chủ nhân dân Lào, vương quốc Cămphuchia, cử cán bộ đi làm việc tại đất nước Ăngôla, Irắc, Angiêri, Đức. Trường còn được giao nhiệm vụ đào tạo y sỹ 2,5 năm để chi viện cho Miền Nam và cung ứng cho các cơ sở y tế, kể cả y tế cơ quan, xí nghiệp. Ở thời kỳ này, nhà trường đã dấy lên phong trào mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt, ngoài việc thi đua dạy tốt, học tốt, thày và trò nhà trường còn tham gia tốt công tác cấp cứu chấn thương khi máy bay địch đánh phá kho Đức Giang, đi phục vụ phòng tuyến Sông Cầu, đi đắp đê sông Đáy, sông Tô Lịch, đắp ụ pháo bảo vệ Thủ đô.v.v...Thời kỳ này một số thày cô giáo và học sinh xung phong đi chiến trường, có học sinh vừa nhận tấm bằng tốt nghiệp vừa nhận bộ quân phục màu xanh với khí thế hăng hái lên đường vào Nam đánh giặc, nhà trường không những được đánh giá cao về công tác đào tạo và phục vụ chiến đấu mà còn được đảng bộ Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận về tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chúng ta vô cùng trân trọng ôn lại truyền thống nhà trường trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ để khẳng định rằng trong gian khó, trong lửa đạn thày và trò nhà trường chỉ có biết cống hiến hy sinh, tất cả vì học sinh thân yêu, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, sống thuỷ chung và tình nghĩa. Đó là lý tưởng sống, là phẩm chất cao quý của người thày, của người chiến sỹ áo trắng mà ngày hôm nay trách nhiệm thày và trò nhà trường phải tiếp nối truyền thống cao quý đó.
2. Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 2005
Sau khi miền Nam giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất bước sang thời kỳ phát triển mới. Nhà trường đã cử cán bộ giáo viên đào tạo cho cán bộ y tế tại tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum. Ngoài việc đào tạo y tá, hộ sinh trình độ trung học, nhà trường còn đào tạo y sỹ đa khoa, y sỹ định hướng Y học dân tộc, Y sỹ định hướng sản nhi, Y sỹ định hướng y học dự phòng để cung cấp cán bộ còn thiếu nhiều cho các cơ sở y tế tại Hà Nội và đặc biệt tại các cơ sở y tế thôn, xã để đáp ứng nhu cầu xã hội nhịêm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn.
3. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Ngày 10/4/2006, trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 706/QĐ-BGD&ĐT nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Y tế Hà Nội để đào tạo cán bộ y tế ở trình độ Cao đẳng. Từ khi được thành lập nhà trường đã nhanh chóng làm đề án và đã được thẩm định mở mã ngành đào tạo Cao đẳng với các chuyên ngành: Điều dưỡng, Hình ảnh y học, Kỹ thuật y học, Hộ sinh, Dược. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục đào tạo cán bộ y tế với trình độ trung học. Song song với công tác giảng dạy, tuyển chọn cán bộ, nhà trường rất chú trọng nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy, nhà trường đã cử nhiều giảng viên đi học nghiên cứu sinh, cao học trong và ngoài nước, trang thiết bị giảng dạy của nhà trường được nâng cấp đáp ứng với trình độ khoa học ngày một tiên tiến.
Hiện nay cơ cấu tổ chức của nhà trường có 9 phòng chức năng, 3 tổ, 3 khoa và 18 bộ môn trực thuộc khoa. Đội ngũ cán bộ, công công chức, viên chức của Trường là 197 người, trong đó giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 70%, 100% giảng viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của Trường là 60 người với trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ, cử nhân… đang công tác tại các Bệnh viện của Trung ương và địa phương trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Về quy mô đào tạo: hiện nay nhà trường đang đào tạo khoảng gần 4000 học sinh, sinh viên, trong đó có gần 2700 sinh viên hệ cao đẳng.
BỘ MÁY TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN:[sửa]
10 phòng chức năng, 3 tổ, 5 khoa và 24 bộ môn trực thuộc khoa
1. Phòng Đào tạo
2. Phòng Tổ chức hành chính
3. Phòng Quản lý khoa học – Công nghệ thông tin – Thư viện & Hợp tác quốc tế
4. Phòng Khảo thí – Kiểm định chất lượng
5. Phóng Thanh tra - Pháp chế
6. Phòng Quản lý học sinh – sinh viên
7. Phòng Tài chính kế toán
8. Phòng Quản trị đời sống
9. Phòng Giáo tài
10. Trạm y tế
11. Tổ Kỹ thuật viên
12. Tổ Giảng đường
13. Tổ in ấn
14. Khoa Khoa học cơ bản: gồm có 04 bộ môn
- Bộ môn Toán – Tin – Ngoại ngữ
- Bộ môn Hóa
- Bộ môn Lý – Lý sinh
- Bộ môn Mác Lê Nin - Giáo dục quốc phòng - Thể dục thể thao
15. Khoa Y học cơ sở: gồm có 05 bộ môn
- Bộ môn Hóa sinh
- Bộ môn Y tế công cộng
- Bộ môn Giải phẫu sinh lý
- Bộ môn Giải phẫu bệnh – Sinh lý bệnh
- Bộ môn Vi Ký sinh
16.Khoa Y: gồm có 08 bộ môn
- Bộ môn Điều dưỡng Nội
- Bộ môn Điều dưỡng Ngoại
- Bộ môn Điều dưỡng Nhi
- Bộ môn Điều dưỡng Sản – phụ khoa
- Bộ môn Điều dưỡng Truyền nhiễm
- Bộ môn Điều dưỡng các bệnh chuyên khoa
- Bộ môn Y học cổ truyền
- Bộ môn Hình ảnh y học
17. Khoa Dược: gồm có 04 bộ môn
- Bộ môn Công nghệ dược phẩm
- Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng
- Bộ môn Tổ chức quản lý dược
- Bộ môn Thực vật - Dược liệu - Dược học cổ truyền
18. Khoa Điều dưỡng: gồm có 03 bộ môn
- Bộ môn Điều dưỡng cơ bản
- Bộ môn Quản lý điều dưỡng
- Bộ môn Kiểm soát nhiễm khuẩn
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN[sửa]
Đội ngũ cán bộ, công công chức, viên chức của Trường là 196 người, trong đó giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 70%, 100% giảng viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của Trường là 60 người với trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ, cử nhân… đang công tác tại các Bệnh viện của Trung ương và địa phương trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
CƠ SỞ ĐÀO TẠO[sửa]
Trường có hai cơ sở, bao gồm: khu hiệu bộ, khu giảng đường, khu thực hành, trung tâm tiền lâm sàng, thư viện, phòng công nghệ thông tin đa chức năng, khu ký túc xá và các cơ sở y tế của Trung ương và thành phố Hà Nội.
QUY MÔ ĐÀO TẠO[sửa]
- Số học sinh, sinh viên tuyển mới hàng năm từ 2000 - 2500
- Quy mô đào tạo từ 4000 - 5000 học sinh, sinh viên
CÁC HỆ ĐÀO TẠO[sửa]
- Hệ đào tạo chính quy:
+ Trình độ cao đẳng: Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược sỹ, Xét nghiệm y học, Kỹ thuật y học (CN Hình ảnh y học);
+ Trình độ trung cấp chuyên nghiệp: Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược sỹ, Kỹ thuật viên phục hình răng, Y sỹ;
+ Trình độ sơ cấp: Dược sơ cấp
- Hệ đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng: Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược sỹ, Xét nghiệm y học;
- Hệ đào tạo từ Dược tá lên: Dược sỹ trung cấp;
Ngoài ra, Trường còn liên kết đào tạo với các trường khác.
KẾT QUẢ ĐÀO TẠO[sửa]
Trải qua 47 năm xây dựng và trưởng thành trường CĐYTHN đã đào tạo trên 3.000.000 cán bộ y tế, trong đó tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường sau 1 năm có việc làm tại các cơ sở y tế trong cả nước >80%
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC[sửa]
- Trường chủ trì và tham gia nhiều đề tài cấp Bộ, Thành phố và cấp cơ sở. Các kết quả nghiên cứu đã góp phần cải thiện chăm sóc sức khỏe nhân dân và nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
- Nhiều đề tài đã đạt giải cao trong Hội nghị khoa học tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng Y Dược toàn quốc.
HỢP TÁC QUỐC TẾ[sửa]
- Trường có quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các nước Phần Lan, Nhật, Úc, Pháp, Singapore, Hạn Quốc, Thái lan, Đức, Đài Loan.
- Nhà trường tham gia một số dự án của Bộ Y tế: QUT, SMS, LFC.
Những phần thưởng cao quý:[sửa]
- Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba
- Cờ thi đua Chính phủ, Bằng khen của Chính phủ
- Nhiều năm Đảng bộ đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”.
- Công đoàn nhà trường nhiều năm đạt danh “Công đoàn hiệu xuất sắc”.
- Đoàn thanh niên nhà trường được Chính phủ, Trung ương Đoàn tặng bằng khen, nhiều năm là cơ sở đoàn tiên tiến xuất sắc.
- Nhiều năm nhà trường được tặng Cờ thi đua, Bằng khen và nhiều danh hiệu thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, của UBND thành phố Hà Nội
Chuyên ngành đào tạo[sửa]
- Cao đẳng điều dưỡng
- Cao đẳng xét nghiệm
- Cao đẳng hình ảnh
- Cao đẳng Dược
- Điều dưỡng trung học
- Hộ sinh trung học
- Dược sĩ trung học
- Liên thông điều dưỡng từ trung học lên cao đẳng
Tham khảo[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
This article "Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.
This page exists already on Wikipedia. |