Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (gọi tắt là Trường Nguyễn Tất Thành) thuộc hệ phổ thông chất lượng cao của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thành lập ngày 04/07/1998, bao gồm hai cấp THCS và THPT. Nhà trường đặt dưới sự quản lý trực tiếp của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và là trường công lập tự chủ tài chính.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Cơ sở vật chất[sửa]
Bằng nguồn đầu tư kinh phí ban đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với nguồn kinh phí tự có hàng năm, trường Nguyễn Tất Thành đã và đang được xây dựng thành một nhà trường hiện đại về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Đội ngũ giáo viên[sửa]
Trường Nguyễn Tất Thành có đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ cao về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục (trong đó có 2 nhà giáo ưu tú, 70% giáo viên là Tiến sĩ, Thạc sĩ). Nhiều giáo viên là cán bộ giảng dạy trường ĐHSP Hà Nội, giáo viên các trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ, Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm, Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên.
Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục[sửa]
Trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học phổ thông vững vàng, đáp ứng được các yếu cầu, tiêu chí kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời nâng cao các môn học chính, nâng cao trình độ Tiếng Anh để học sinh dự tuyển vào các lớp Chuyên, thi vào các trường Đại học và có đủ các điều kiện để đi du học.
Chú trọng giáo dục toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển năng khiếu.
Xây dựng phương pháp học tập, tự học, khuyến khích năng lực sáng tạo, khả năng hoạt động tự chủ và độc lập của học sinh.
Đào tạo những công dân tương lai được phát triển toàn diện, khoẻ mạnh về thể chất, dồi dào về trí tuệ, lành mạnh về tinh thần, có kỹ năng sống, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội, phù hợp với những tiêu chí giáo dục theo định hướng của UNESCO: Học để biết - Học để làm – Học để làm người – Học để cùng chung sống.
Đổi mới cách dạy, cách học[sửa]
Trường Nguyễn Tất Thành tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trước hết nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện.
Tham vấn tâm lý học đường[sửa]
Trường Nguyễn Tất Thành có phòng tham vấn tâm lý học đường nhằm giúp học sinh có đời sống tinh thần tích cực, lành mạnh, thêm tự tin, biết phát huy hết năng lực tiềm ẩn để đạt được thành công trong cuộc sống, đồng thời có những chia sẻ hữu ích với các bậc cha mẹ học sinh để phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục con em.
Học bổng Nguyễn Tất Thành[sửa]
Nhà trường cấp học bổng Nguyễn Tất Thành cho những học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Học bổng Nguyễn Tất Thành được xét cấp một năm học hai lần vào đầu mỗi học kỳ. Học sinh mới tuyển vào lớp 6 và lớp 10 cũng được xét cấp học bổng dựa trên thành tích học tập của năm học vừa qua.
Quan hệ quốc tế[sửa]
Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu kết nghĩa với trường Anderson Junior College (Singapore). Hàng năm nhà trường phối hợp với trường Raffles Institution và Raffles Girl's school (trường THPT đứng đầu Singapore) tuyển học sinh lớp 9, 10 của trường sang học ở Singapore theo chế độ đài thọ 100% (học phí, ăn, ở, vé đi về). Trường Nguyễn Tất Thành cùng các trường phổ thông Singapore hàng năm tổ chức cho giáo viên và học sinh tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm để tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, đồng thời tham gia các cuộc triển lãm, dự thi các Đề tài khoa học. Trường có quan hệ hợp tác với một số trường học ở New Zealand, Mông Cổ, Nhật Bản, Hồng Kông
Tham khảo[sửa]
This article "Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.