You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Trường Trung học phổ thông Hồng Lĩnh

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.Trường Trung học phổ thông Hồng Lĩnh là một ngôi trường thuộc cấp bậc trung học phổ thông công lập tại thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh[1]. Được thành lập từ năm 1985, tên trường được đặt theo dãy núi nổi tiếng ở Hà TĩnhHồng Lĩnh.

Lịch sử[2][sửa]

Giai đoạn 1985[sửa]

Tháng 8 năm 1985, UBND Tỉnh Nghệ Tĩnh có quyết định thành lập Trường THPT Hồng Lĩnh để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh một số xã thuộc các huyện Đức Thọ, Can LộcNghi Xuân. Trường ban đầu gồm có 29 cán bộ, giáo viên với hiệu trưởng là ông Võ Trí Triển và ông Phan Công Tiêu làm Phó Hiệu trưởng. Đầu tháng 9 năm 1985 cơ bản trường đã có đủ 7 phòng học. Vị trí ban đầu của trường là một vùng đất trống (ngày nay là trường THCS Bắc Hồng) ở Thị trấn Hồng Lĩnh gần Núi Hồng Lĩnh.

Giai đoạn 1986-1993[sửa]

Năm học đầu tiên trường có 7 lớp với 258 học sinh (4 lớp 10 mới tuyển; 3 lớp 11 do học sinh từ huyện Đức Thọ và huyện Can Lộc chuyển về). Từ năm học 1986-1987 đến năm học 1990-1991 số lớp của trường dao động từ 11 lớp đến 12 lớp. Các năm học 1991-1992,1992-1993 do điều kiện kinh tế và tác động của xã hội nên số lớp của trường giảm xuống còn 9 lớp.

Giai đoạn 1994-2019[sửa]

Từ năm học 1993-1994 đến năm học 2002-2003 số lớp của trường tăng từ 15 lớp (798 học sinh) đến 40 lớp (2155 học sinh). Từ năm học 2003-2004, số lớp của trường giảm và hiện nay là 29 lớp. Cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường từ 29 người (năm học đầu tiên), đến năm học 2009-2010 có 93 người và hiện nay là hơn 80 người. Năm 1995 trường được chuyển về địa điểm mới (hiện nay).

Giai đoạn 2020-nay[sửa]

Vào ngày 18 tháng 8 năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo có quyết định chính thức sát nhập hai trường cấp bậc THPT là trường THPT Hồng Lĩnh và trường THPT Hồng Lam (cả hai đều tại địa bàn thị xã Hồng Lĩnh)[3]. Quyết định này nằm trong chương trình sát nhập các điểm trường công lập nhỏ ở các địa phương theo chỉ thị Sở Giáo dục và Đào tạo[4]. Kể từ năm học 2020-2021 khi được sát nhập, học sinh và cán bộ trường THPT Hồng Lam sẽ học tập và lao động tại trường THPT Hồng Lĩnh. Chính vì thế số học sinh, lớp học, giáo viên kể từ năm học 2020-2021 sẽ có chuyển biến lớn.

Đào tạo[sửa]

Cơ cấu tổ chức[sửa]

Trường được tổ chức với mô hình ban giám hiệu điều hành và quản lý chung do hiệu trưởng và hiệu phó đảm nhận. Công tác giáo dục được phân chia thành 7 tổ [5]: Tổ Toán, Tổ - Công Nghệ, Tổ Hóa - Tin, Tổ SinhThể, Tổ Văn, Tổ Sử - Địa- Giáo Dục Công Dân, Tổ Ngoại Ngữ

Ngoài ra còn các phòng ban thực hiện công tác phục vụ vận hành trường gồm: Văn thư, Thí nghiệm, Thư viện, Bảo vệ, Quản trị, Lao côngY tế.

Danh sách hiệu trưởng[sửa]

Thời gian Hiệu trưởng Ghi chú
1985-1992 Võ Trí Triển Hiệu trưởng đầu tiên
1992-2003 Võ Văn Minh
2003-2011 Nguyễn Việt Khoa
2011-2013 Nguyễn Thị Kim Huệ
2013-2018 Nguyễn Đình Thám
2018-nay Nguyễn Hữu Danh
Nguồn: Phòng truyền thống Trường Trung học phổ thông Hồng Lĩnh

Thành tựu đào tạo[sửa]

- Nằm vị trí thứ 3 trên 11 trường THPT hàng đầu tại Hà Tĩnh theo đánh giá của trang web All Top[6]
- Điểm bình quân trong kỳ thi THPT quốc gia xếp thứ 3 tỉnh và hạng 278 quốc gia (năm học 2010-2011)[7]

Trong kỳ thi quốc gia[8][sửa]

- Học sinh giỏi tỉnh khối 12: Gồm 02 giải Nhất, 3 giải Nhì, 09 giải Ba, 5 giải khuyến khích
- Thi Sáng tạo khoa học ký thuật cấp tỉnh: 1 Giải nhất
- Thi học sinh giỏi quốc gia đạt 1 học sinh
- Thi học sinh giỏi quốc gia về giải toán trên máy tính cầm tay đạt 6 học sinh[9]

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT[sửa]

• Trần Xuân Bách (Thủ khoa ĐH Y Hà Nội năm 2013 với: 29,5đ)
• Đậu Thị Thu (Thủ khoa ĐH Y Hà Nội năm 2011 với: 29,5đ)
• Nguyễn Đình Thuần (Thủ khoa ĐH GTVT Hà Nội năm 2009 với: 29đ)

Hoạt động ngoại khóa[sửa]

• Tổ chức đi tham quan hàng năm các danh lam thắng cảnh ở địa phương[10]
• Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
• Tặng quà cho học sinh nghèo[11]
• Giáo dục quốc phòng hàng năm cho học sinh[12]

Các câu lạc bộ[sửa]

Một số câu lạc bộ hoạt động ngoại khóa của trường (tính đến năm 2019):

• HongLinh MusicClub- HMC[13]: câu lạc bộ âm nhạc
• HongLinh High SchoolProduction- H2P[14]: câu lạc bộ nhiếp ảnh
• HongLinh News- HLN[15]: câu lạc bộ báo chítuyên truyền
• Hong Linh Basketball[16]: câu lạc bộ bóng rổ
• HongLinh ArtGallery- HAG[17]: câu lạc bộ mỹ thuật
• HongLinh EnglishClub- HEC[18]: câu lạc bộ tiếng Anh
• Club nhảy : Plames; O-XFZ

Các câu lạc bộ kể trên đa phần hoạt động trong năm, chỉ tạm nghỉ khi chuẩn bị kiểm tra học kỳ hay có yêu cầu từ Đoàn trường. Tất cả các hoạt động ngoại khóa của học sinh Hồng Lĩnh đều do Đoàn trường phụ trách.

Cơ sở vật chất[sửa]

Sơ đồ của nhà trường với tỉ lệ gần đúng[19]


• Khu vực thể chất : Một nhà thi đấu đa năng, một sân bóng đá và một sân bóng rổ ngoài trời.
• Khu vực giảng dạy gồm:
- 3 dãy nhà 3 tầng A1, A2, A3
- 1 Khu Phòng thí nghiệm Hóa, lý[20]
- 2 phòng máy thực hành tin học[20]

Tiêu cực[sửa]

Nữ sinh bị hành hung[sửa]

Vào trưa ngày 11 tháng 2 năm 2017 một vụ ẩu đả giữa nạn nhân là một nữ sinh lớp 10 trường THPT Hồng Lĩnh. Người hành hung cũng là 1 nữ sinh, cùng trường với nạn nhân và 1 người họ hàng của người hành hung (23 tuổi, nữ giới, đã nghỉ học). Nguyên nhân ban đầu là do gia đình nạn nhân có vay tiền của của gia đình bên kia nhưng vì đã lâu chưa thanh toán nên có ý định ẩu đả để giải quyết.[21][22][23]

Nữ sinh bị đánh ghen[sửa]

Vào ngày 2 tháng 10 năm 2014 một nữ sinh của Trường THPT Hồng Lam đã có hành động bạo lực đối với một nữ sinh của Trường THPT Hồng Lĩnh (Hai trường này đều đóng trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh). Lý do ban đầu được đưa ra là do mâu thuẫn ghen tuông.[24][25][26]

Xem thêm[sửa]

Chú trích[sửa]


This article "Trường Trung học phổ thông Hồng Lĩnh" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trường Trung học phổ thông Hồng Lĩnh. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  9. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  10. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  11. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  12. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  13. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  14. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  15. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  16. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  17. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  18. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  19. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  20. 20,0 20,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  21. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  22. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  23. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  24. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  25. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  26. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


Read or create/edit this page in another language[sửa]