You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.

Trạng Quỳnh – Trạng Quỷnh là một bộ truyện tranh thiếu nhi nhiều tập của Việt Nam được thực hiện bởi tác giả Kim Khánh,[1] tập truyện đầu tiên mang tên "Sao sáng xứ Thanh" được Nhà xuất bản Đồng Nai phát hành giữa tháng 6 năm 2003.[2] Ban đầu, tác phẩm được đặt là Trạng Quỳnh (từ tập 1 đến tập 24), còn từ tập 25 trở đi thì đặt tên là Trạng Quỷnh. Trung bình một tháng thì hai tập truyện tranh đen trắng được phát hành. Trạng Quỳnh – Trạng Quỷnh được xem là một trong những bộ truyện tranh Việt Nam nổi tiếng và được độc giả đa phần là thiếu nhi các thế hệ Xthế hệ Millennials đón nhận nhiều nhất.[3][4][5][6] Bộ truyện đã được ghi danh vào Sách Kỷ lục Việt Nam với kỷ lục "Bộ truyện tranh nhiều tập nhất".[7]

Nội dung[sửa]

Cốt truyện[sửa]

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Truyện lấy bối cảnh cả 2 Đàng thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, nếu xét riêng theo bố cục bộ truyện, thì thời gian này ở Đàng Ngoài vào những năm Bảo Thái dưới thời Hoàng đế Lê Dụ Tông và Nhiếp chính Định Nam Vương Trịnh Căn, Đàng Trong dưới thời Đức Tộ Quốc Công Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, những sự kiện xảy ra trong truyện không chính xác tuyệt đối với những gì xảy ra trên thực tế. Tác phẩm này ban đầu kể lại về cuộc đời của Trạng Quỳnh – một người có tính cách trào phúng dân gian Việt Nam. Trong truyện này, Trạng Quỳnh vốn thông minh từ trong bụng mẹ. Trước khi cậu sinh ra, một lần bà mẹ ra ao giặt đồ, bỗng nhìn thấy một con vịt, bà mẹ liền ngâm câu thơ, và lập tức có tiếng đối đáp lại trong bụng vịt. Bà cho rằng đó là điềm lạ, nghĩ rằng bà sẽ sinh ra một quý tử, hiểu biết hơn người, sẽ là người có tiếng tăm. Thời gian trôi qua, bà hạ sinh một bé trai, tư dung thông minh lạ thường, đặt tên là Quỳnh theo một loài hoa nở về đêm.

Từ nhỏ, Quỳnh đã tỏ ra thông minh, học đâu nhớ đấy. Cậu ước mơ sau này sẽ làm ông trạng. Mặt khác, cậu cũng khá quậy, thường ở bẩn. Cậu gặp chuyện gì cũng có thể giải quyết, đối đáp rất giỏi. Ngay cả thầy và chúng bạn cũng khâm phục về tài trí của cậu.

Khi cậu trưởng thành, người ta bảo nhau rằng cậu ấy vẫn nghịch ngợm, nhưng điều đặc biệt là cậu không nghịch bằng hành động mà bằng trí thức của mình. Quỳnh thi đạt cả 3 kỳ thi nhưng chỉ đỗ đến Hương Cống vì chán ghét chốn quan trường thời đó

Một ngày nọ, Quỳnh bỗng gặp một chú nhóc lanh lợi (đứa con nuôi của quan thái y sau này), rất quậy, đang bị chủ nhà đuổi đánh. Từ đó, Quỳnh đặt cho chú bé mồ côi tên là Quỷnh "tai to" và nhận cậu làm tiểu đồng. Sau đó, Quỷnh cũng đã trở nên thông minh như cậu.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là Quỳnh đã bị Định Nam Vương mời ăn một bữa cơm 'báo thù', được chúa mời ăn toàn thịt, nhưng đó lại có độc, riêng về phần chúa thì chỉ ăn rau vì không có độc. Quỳnh về nhà bảo với vợ nếu thấy anh úp sách lên ngực thì thôi, còn nếu úp lên mặt thì anh đã đi rồi, và hãy chờ trong 3 ngày đừng làm ma chay mà chỉ mở tiệc mừng, khi nào nghe tin chúa băng hà hãy làm đám ma, để giống như Quỳnh nằm đọc sách trên võng, mà không biết rằng cậu đã chết. Tin lọt đến tai chúa Trịnh. Chúa liền thử những món thịt đã cho Quỳnh ăn thì chúa trúng độc chết, nên có câu "Trạng chết, Chúa cũng băng hà", Khi Quỳnh chết, gia đình và dân làng đều thương tiếc, về phần Quỷnh đã quyết tâm để giúp đỡ dân lành giống như cậu Quỳnh đời trước. Cậu thường hay giúp người, trừ bạo, nhưng đôi khi cũng rất nghịch ngợm (nghịch hơn cả Quỳnh).

Hết phần cho biết trước nội dung.

Tập truyện[sửa]

Bài chi tiết: Danh sách tập truyện Trạng Quỳnh – Trạng Quỷnh

Nhân vật[sửa]

Sau đây là danh sách các nhân vật xuất hiện trong truyện

Nhân vật chính[sửa]

Trạng Quỳnh[sửa]

Trạng Quỳnh còn có tên gọi khác là: Cống Quỳnh.

Ngoại hình và trang phục[sửa]

Khi còn nhỏ, cậu có 3 chỏm tóc, trang phục gồm một chiếc áo gồm hai túi và một cái quần có dây, mang dép. Lớn lên, cậu mang trang phục của một vị quan trạng, đội khăn đóng, ngoại hình trông chững chạc hơn. Đặc biệt, lông mày của Quỳnh rất đậm và xếch.

Tài năng và tính cách[sửa]

Cậu là một người tài giỏi, có tài trí vượt bậc, được mọi người kính phục. Nhưng cậu cũng hay nghịch ngợm, hay ở bẩn. Nhà nghèo, cha làm hương chức làng xã.

Trạng Quỷnh "Tai to" – Tên thật: Nguyễn Quỷnh.[sửa]

Ngoại hình và Trang phục[sửa]

Cậu có 3 chỏm tóc, tinh nghịch, dễ thương. Trang phục gồm một chiếc yếm gần hở rốn và một chiếc quần ngắn có dây, đi chân đất.

Tài năng và tính cách[sửa]

Ban đầu, cậu là một đứa trẻ rất tinh nghịch, thường hay chọc ghẹo mọi người nhất là vợ của ông chủ. Sau này khi cậu là tiểu đồng của Trạng Quỳnh, cậu thường hay giúp người, trừ bạo, thích chơi với bạn bè nhưng đều thất bại trong việc lừa Trạng Quỳnh và thường bị trạng cho ăn roi vì phá phách. Nhà nghèo, cậu sống chung với mợ và con Mắm. Là một người hiền lành, nhưng cũng đôi khi cậu cũng có phần hơi dữ, sợ ma nhưng rất can đảm trong việc bảo vệ kẻ yếu thế. Có học võ nhưng chỉ để múa ra oai với bạn bè và những đứa trẻ nhát gan. Cậu rất ngưỡng mộ và yêu quý Trạng Quỳnh và coi ông như cha đẻ. Khi nhận được tin trạng qua đời, cậu đã rất đau lòng và có ý định tự vẫn để đi theo trạng. Ngoài Trạng Quỳnh ra, cậu còn có hai người bố nuôi nữa là thầy Lưu dạy võ và thầy Luyến, một lương y rất tài giỏi và nhân đức.

Con Mắm[sửa]

Là cô gái xinh xắn chăn vịt cho ông lý trưởng một làng ở Thanh Hóa. Sống chung với Quỷnh và mợ. Về sau theo mọi người vào Đàng Trong theo Chúa Nguyễn. Là một con người hiền lành, lém lỉnh, có khi cũng lẻo mép.

Vợ Quỳnh[sửa]

Là vợ Trạng Quỳnh đồng thời là mẹ nuôi của Quỷnh và Mắm. Sau khi trạng Quỳnh qua đời, bà về kinh đô phú xuân với Quỷnh, bà mở một quán nem để kiếm sống. Tính tình bà rất hiền lành và thương người nhưng rất nghiêm khắc trong việc dạy con.

Chú Lu[sửa]

Là một người thân với Quỷnh, trước đây khi ở Đàng Ngoài làm lính hầu cho phủ Trạng, rất ngưỡng mộ trạng Quỳnh và rất thân với Quỷnh. Tính tình khờ khạo nhưng tốt bụng và chăm chỉ. Hay bị Quỷnh trêu chọc và nhiều lần bị Quỷnh đưa ra làm bia đỡ đạn cho những lần chọc phá của cu cậu. Khi ở Đàng Ngoài, chú Lu có lấy vợ và được bố vợ mua cho một chức quan lớn nhưng do ngốc nghếch nên bị cách chức giáng về làm lính cho quan huyện. Sau này khi vào Đàng Trong làm lính cho quan phủ Thuận An, rồi làm lý trưởng làng Thụy Vân và cưới vợ tên là Kim Cò.

Quan thái y Luyến[sửa]

Là thầy thuốc nghèo sống ở vùng Thanh-Nghệ, rất có tài và y đức. Gặp Quỷnh trên đường chạy nạn vào Nam. Về sau được tiến cử làm thái y trong triều đình Chúa Nguyễn.

Tướng quân Lưu[sửa]

Là người thầy dạy võ cho Quỷnh, về sau cùng gia đình Quỷnh bỏ trốn vào Đàng Trong theo phò Chúa Nguyễn, được thăng tiến làm tướng trong thời gian theo hầu Đức Chúa Minh, về sau được thuyên chuyển về Khánh Hòa, đã có vợ, rất bản lĩnh và là người rất giỏi võ.

Thầy Đắc

Tên thật là Hồ Đắc, quê ở Hương Thủy. Thầy đồ dạy học của huyện, cũng là người quan trọng chữ nghĩa, đạo đức và định hướng cho Quỷnh. Ở lớp học, thầy cũng chọn Quỷnh làm trưởng lớp. Sau này, do sự áp bức của quan huyện nơi thầy sống, thầy Hồ Đắc đã đứng dậy hô hào nhân dân nổi dậy, nhưng cuộc khởi nghĩa đã bị dập tắt bởi Tướng quân Lưu. Ông bị chúa Thượng kết tội làm phản và lãnh án tử hình. Nhờ có sự giúp đỡ của Quỷnh và ông Lưu, thầy Hồ Đắc được đánh tráo và thoát chết, nhưng ông phải cải trang và bỏ trốn sang Xiêm La.

Nhân vật phụ[sửa]

Vua Lê Dụ Tông

Nhu nhược, yếu thế vì bị chúa Trịnh lấn át quyền hành. Rất sợ vợ bắt gặp nhậu nhẹt, tơ tưởng đến những cung nữ, phi tần khác. Không hẳn là hôn quân nhưng rất vô tâm với đời sống của nhân dân bá tánh. Đã từng bị dân chúng chửi xéo bằng Niên hiệu Bảo Thái trong tập 15: Đào Trường Thọ.

Chúa Trịnh Căn (Định Nam Vương - Đàng Ngoài)

Tàn độc, thô bạo, thù dai. Rất ưa những lời xu nịnh từ các hoạn quan. Nhưng cũng có ý chí tự tôn dân tộc cực cao, bằng chứng rằng Chúa đã cho đề 4 chữ "An Nam Quốc Môn" trước cổng thành Thăng Long buộc sứ thần Đại Thanh phải cúi đầu đi qua trong tập 05: Ghẹo cô hàng nước.

Chúa Nguyễn Phúc Chu (Chúa Minh - Đàng Trong)[sửa]

Là một vị Minh chúa của Đàng Trong. Rất thích vi hành tìm hiểu dân tình, ham vui, mê săn bắn, thương dân và có trách nhiệm. Ngài rất ghét bọn tham quan ô lại hà hiếp bá tánh, trừng phạt thẳng tay những kẻ dám uỷ quyền lộng thế chèn ép dân lành. Ngoài ra Đức Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế còn rất quan tâm chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời nói thẳng, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má lao dịch, bớt hình ngục. Nhân dân Đàng Trong ai nấy đều khấp khởi vui mừng.

Chánh cung (lệnh bà)[sửa]

Chánh phi của Đức Minh Vương, ngự trong hậu cung kinh đô Phú Xuân. Bà rất thương Quỷnh, bệnh vực lẽ phải, nhưng cũng hơi thiếu nhạy bén, và ham vui giống hệt chúa Nguyễn.

Quan án[sửa]

Trước kia sống ở Đàng Ngoài và là bạn cùng lớp với Trạng Quỳnh. Về sau bỏ trốn vào Nam và làm quan án ở Phú Xuân. Phụ trách việc xử án thay cho quan phụ mẫu. Có quyền lực ngầm tương đối lớn, giàu nhưng thương dân, liêm khiết và có trách nhiệm. Xuất hiện lần đầu trong tập 52: Người bạn quý tộc.

Phi Long[sửa]

Con trai đầu lòng của quan án. Thật thà, tính nết ham chơi, tốt bụng. Chơi thân với Quỷnh, nhà giàu nên thường tài trợ tiền cho Quỷnh trong những lần giúp người.

Cha Cố[sửa]

người Tây phương giỏi tiếng Việt, phụ trách làm cha sứ truyền đạo Thiên Chúa cho nhân dân Đàng Trong. Sống ở một nhà thờ gần làng Thụy Vân. Có rất nhiều vật lạ đem từ phương Tây, như quả bóng bằng da và nhựa, kính mát, nến,...

Muối[sửa]

Là con của quan, thân thiết và có ngoại hình giống y như đúc với Mắm, có giai đoạn làm cho nhà ông phú hộ Đàm chuyên ăn quỵt tiền công người khác.

Cậu Trọng[sửa]

Là em ruột của thím Lu - vợ chú Lu, thích xài hoang để lấy tiếng, đã xuất hiện trong tập 213: Xem tiền như rác.

Tèo[sửa]

Là bạn thân với Quỷnh, có cha là một con người ương ngạnh, hay làm trái ý vợ. Cậu có đầu trọc với tóc mọc lưa thưa.

Tỏi[sửa]

Cũng là bạn thân với Quỷnh, nhà có một ao trồng rau muống.

Ấm Bò[sửa]

Bạn thân với Quỷnh, con của ông phú hộ Thủy – một người giàu có trong vùng. Cậu xuất hiện trong tập 191: Thằng Bò mọc đuôi bò.

Lính Lúa cổng điện Phú Xuân[sửa]

Lúa có thân hình khá mập, đi lính và thuộc đội cấm vệ hoàng cung. Khi gác cổng thành, luôn bị Quỷnh qua mặt để trốn vào thành: chặn cổng thì Quỷnh chui lỗ chó, bịt lỗ chó thì Quỷnh leo tường,... Cũng được cử đi gác trường thi và luôn phát hiện ra Quỷnh phá phách. Ngoài ra Quỷnh còn một số người bạn khác qua các tập truyện như Còn, Chao, Rái Cá,...

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

{{#set:Technical tag=Article from Wikipedia}}{{#set:priority= }} {{#set:PageName=Tr%E1%BA%A1ng_Qu%E1%BB%B3nh_-_Tr%E1%BA%A1ng_Qu%E1%BB%B7nh }}

This article "Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.{{#set:Article=true}}



Read or create/edit this page in another language[sửa]