Tuổi Trẻ Cười
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Tuổi Trẻ Cười (viết tắt: TTC), phụ san của báo Tuổi Trẻ TP.HCM, là tờ báo biếm họa, châm biếm những tệ nạn xã hội nhằm tạo ra tiếng cười cùng với việc tuyên dương hoặc lên án các nhân vật hoặc sự kiện nổi tiếng tại Việt Nam. Báo ra mắt số đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1984, với số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000 nhưng sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó. Hiện báo phát hành 2 kỳ mỗi tháng vào ngày 1 và 15.
Lịch sử[sửa]
- 1 tháng 1, 1984: Số báo đầu tiên của TTC ra mắt bạn đọc, là tờ báo trào phúng duy nhất của Việt Nam lúc đó. Báo in 30.000 bản, 16 trang khổ nhỏ (20x28 cm).[1]
- 1987: Báo đổi sang khổ lớn (30x41 cm).
- 1989: Báo trở lại khổ nhỏ (đã sử dụng ở giai đoạn 1984-1986).
- Tháng 4 năm 1990: Báo in màu 4 trang bìa.
- Tháng 6 năm 1995: Báo tăng lên 24 trang.
- Tháng 4 năm 1996: Báo tăng lên 28 trang, có 2 trang ruột in 4 màu. Đến tháng 7 cùng năm số trang ruột in màu tăng lên 4.
- Tháng 4 năm 1997: Báo tăng lên 36 trang, với 8 trang ruột in 4 màu.
- Tháng 3 năm 1999: Toàn bộ tờ báo được in 4 màu.
- 1 tháng 11, 2002: Báo tăng lên 2 kỳ/tháng, chính thức trở thành bán nguyệt san.[2]
- 2 tháng 9, 2006: Chuyên trang Tuổi Trẻ Cười phiên bản web đầu tiên ra mắt bạn đọc.[3]
- 1 tháng 9, 2010: Báo tăng lên 40 trang.
- 2 tháng 9, 2019: Tuổi Trẻ Cười Online chạy phiên bản thử nghiệm.[4]
Chỉ trích[sửa]
Nội dung gây xúc phạm[sửa]
Ngày 23 tháng 9 năm 2020, trang phụ trương Tuổi Trẻ Cười của báo điện tử Tuổi Trẻ đã đăng tiểu phẩm "Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng" vẽ hình Đức Phật và hai tín đồ đang cầu nguyện. Hành động trên khiến dư luận Phật tử vô cùng bức xúc và cho rằng bài viết đã xúc phạm Đức Phật, va chạm đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, văn hóa lễ chùa của Phật tử, định hướng dư luận nhìn nhận ngôi chùa như là một hình thái thương mại hóa tôn giáo, làm tổn thương đến niềm tin của tín đồ Phật tử và những người có tình cảm với đạo Phật. Trước sự việc này, 5 ngày sau, Tòa soạn Tuổi Trẻ Cười online đã cho rút lại bài viết và đăng tải lời xin lỗi trên trang phụ trương Tuổi Trẻ Cười.[5]
Tham khảo[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
This article "Tuổi Trẻ Cười" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Tuổi Trẻ Cười. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.
This page exists already on Wikipedia. |