You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Vĩnh Xuân quyền tại Việt Nam

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Category handler”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Tập tin:Phahevinhxuanquyen.PNG
Sơ đồ phả hệ Vĩnh Xuân quyền. Vĩnh Xuân quyền Việt Nam nằm ở phía dưới, bên phải.

Vĩnh Xuân Quyền, hay Vịnh Xuân Quyền, được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam từ khi nào không rõ. Tuy nhiên, hầu hết giới võ thuật nói chung và các võ sư Vịnh Xuân Việt Nam nói riêng đều công nhận Vịnh Xuân quyền được truyền bá vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu do công của tôn sư Nguyễn Tế Công - người được đa số các võ sư Vịnh Xuân hiện nay coi là sư tổ của Vịnh Xuân Việt Nam.

Hệ phái Vịnh Xuân Tế Công[sửa]

Từ năm 1939 đến 1954, Sư tổ chủ yếu dạy ở ngoài Bắc với các học trò (thế hệ thứ hai) sau này được nhiều người biết tên như các cố võ sư Việt Hương, Trần Văn Phùng, Ngô Sĩ Quý, Vũ Bá Quý, Trần Thúc Tiển v.v.

Sau năm 1954, sư tổ chuyển vào Nam, tiếp tục dạy các học trò như các cố võ sư Nguyễn Bá Khả, Lục Viễn Khai, Đỗ Bá Vinh, Ngô Phượng Tường, Trần Văn Từ, Huỳnh Ngọc Ẩn (đệ tử của Hồ Hải Long) v.v. cho đến khi mất 1959.

Trong thế hệ thứ ba của Vịnh Xuân Việt Nam cũng đã có nhiều võ sư mở võ đường, được công chúng biết, đặc biệt ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và ở một số nước khác như Canada, Pháp, Nga, Ukraina. Ngoài ra, còn nhiều võ sư không mở võ đường chính thức, dù vẫn âm thầm truyền dạy và phát triển các công phu của môn phái.

Các hệ phái Vịnh Xuân khác[sửa]

Ngoài những nhánh chính của tôn sư Nguyễn Tế Công (còn có tên gọi là Nguyễn Tế Vân), còn có một số ít chi nhánh khác của Vịnh Xuân vẫn được truyền dạy chủ yếu trong cộng đồng người Hoa ở Quận 5 (Sài Gòn, Chợ Lớn) và rải rác ở các tỉnh Nam Bộ (Vũng Tàu, Biên Hòa, Lái Thiêu, Cần Thơ...). Những chi nhánh này cũng do những người Hoa di cư truyền dạy (cùng thời và sau tôn sư Nguyễn Tế Công), mang tính chất tâm truyền (1-2 người) mục đích bảo tồn tinh hoa nên ít được biết đến. Những chi nhánh này mang nét đặc trưng của Vịnh Xuân truyền thống với 4 bài quyền, 2 bài binh khí (đặc biệt chi phái của Lục Viễn Khai có tới bốn bài binh khí). Riêng nhánh của ông Lục Viễn Khai chỉ có 1 bài Tiểu niệm đầu (tam thập lục điểm thủ) cho quyền, 4 bài binh khí lần lượt học theo thứ tự gồm: 1/ Song đao, 2/ Trường côn + đoản côn (đòn thế chiêu thức như nhau), 3/ Liễu diệp kiếm (hình ảnh giống cây kiếm chém của phương Tây), 4/ Đại đao (hình ảnh rất khác với đại đao trong phim ảnh hay trong các đoàn lân sư; tên gọi đầy đủ theo phát âm của tiếng Quảng Đông gọi là "Tài Hẫm Tú").

Phát triển[sửa]

Hiện nay, môn Vịnh Xuân Quyền Việt Nam đã phát triển thành nhiều chi nhánh ở khắp các miền đất nước và mở rộng ra cả ngoài Việt Nam. Nhiều võ đường và câu lạc bộ Vịnh Xuân Quyền đã được thành lập để trao đổi, học tập và phát triển môn phái.

Hệ thống quyền thuật[sửa]

Khái quát[sửa]

Hệ thống quyền thuật của Vịnh Xuân tại các võ đường Việt Nam khác nhau cũng có những sự khác nhau, đôi khi khá lớn.

Ở ngoài Bắc, 8 bài quyền thường được nhắc tới lần lượt gồm Thủ đầu quyền, Khí công quyền, Ngũ hình quyền tổng hợp, Hổ quyền, Báo quyền, Long quyền, Xà quyền, Hạc quyền. Ngoài ra là bài 108 (còn gọi là "Nhất linh bát thức", "Thung quyền") đánh đơn, niêm, ly và đánh trên mộc nhân thung. Các bài binh khí như song đao (còn được gọi là dao quai), tề mi côn, liễu diệp kiếm.

Ở trong Nam còn có các bài như Hạc hình thủ bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa, Bát thủ pháp, Bát cước pháp, v.v. Các tên gọi cũng có đôi chút khác biệt như: Tiểu luyện đầu, Tiểu niệm đầu, Thái âm khí công, Mộc nhân thủ đối luyện, v.v.

Hiện tại, các võ sư Vịnh Xuân chưa thống nhất về hệ thống quyền thuật đặc trưng. Tuy nhiên có thể khái quát về một số kỹ thuật tập luyện khá đặc sắc của Vịnh Xuân Quyền là niêm thủ, đoản kiều phát lực, mộc nhân pháp, xước mã (đạp bộ), tấn... Các yếu quyết luyện tập thường được nhắc tới là Tam tinh, Thất đáo, Lục hợp, Bát môn v.v. Ngoài ra, có thể thấy những sự khác biệt này còn do các võ sư tự nghiên cứu, phát triển và bổ sung.

Có thể khái quát hệ thống quyền thuật theo nhiều cách, đối với người học, có thể thấy có 5 phần như sau:

Các bài luyện thân pháp, thủ pháp, cước pháp, bộ pháp[sửa]

Đây là phần cơ bản về quyền thuật. Các bài thường được nhắc nhiều nhất là Thủ Đầu Quyền (còn có tên là Tiểu Niệm Đầu, Tiểu Luyện Đầu, Tam Bái Phật, Tiểu Hình Ý); Ngũ Hình Quyền (Xà, Long, Hổ, Báo, Hạc Quyền); Bài 108 (Còn gọi là Nhất Linh Bát, Mộc Nhân Đối Luyện hay Mộc Nhân Thủ Luyện). Các bài Tầm Kiều, Tiêu Chỉ hiện nay cũng được truyền dạy đáp ứng nhu cầu về thực chiến của võ thuật hiện đại.

Về căn bản, các biến thể của một bài có thể coi là không khác nhau nhiều, và cũng không khác nhiều với các bài tương tự của các chi nhánh Vịnh Xuân trên thế giới khác, nên có thể coi là "đại đồng tiểu dị" vì cùng tuân thủ các nguyên tắc chung của môn phái Vịnh Xuân.

Một điều khá nổi bật là Vịnh Xuân không chú trọng luyện riêng từng yếu tố mà cố gắng kết hợp luyện cùng lúc một số yếu tố trong cùng một bài, do vậy số lượng các bài quyền không nhiều, nhưng thời gian tập từng bài quyền rất dài.

Tuy nhiên, các nhánh sau này đều có thêm các bài bổ trợ riêng để luyện các yếu tố tách biệt như di chuyển, thả lỏng các khớp, luyện gân cơ, luyện khuôn tay, khuôn chân như Bát Thủ Pháp, Bát Cước Pháp, Lôi Oanh Chưởng, Thập Tam Điểm, Xước Mã v.v.

Các bài binh khí[sửa]

Các bài binh khí không còn quan trọng như thời xưa, tuy vậy vẫn được lưu giữ và truyền dạy. Các bài được nhắc nhiều là Lục Điểm Bán Côn, Song Đao (còn được gọi là Ngân Loan Đao, Bát Trảm Đao, Hồ Điệp Đao), Liễu Diệp Kiếm. Ngoài ra còn một số bài binh khí khác cũng được coi là các bài của Vịnh Xuân như Đại đao, Trường Côn, Đoản Côn,Tề Mi Côn, Phi Tiêu v.v. Binh khí song đao được coi là tay nối dài cho quyền (nên sử dụng tấn và bộ chung); đại đao, côn, kiếm của Vịnh Xuân (sử dụng mã bộ hơi khác một chút để phù hợp với từng loại binh khí) cũng có những điểm đặc biệt phù hợp với hệ thống quyền thuật của Vịnh Xuân, đặc biệt trong việc tận dụng sự linh hoạt của cổ tay và cách phát lực trong khoảng cách ngắn(Đoản Kình).

Các bài luyện khí, phát kình[sửa]

Các bài khí công: Nói chung được gọi là các bài luyện thở. Ngũ Hình Khí Công và Thái Âm Khí Công là hai bài được nhắc đến ở nhiều nhánh. Các bài này đều giúp luyện khí lực và không khác nhau nhiều ở các nhánh. Các nhánh còn nhắc đến Khí Công, Nội Công, hay Dịch Cân Kinh... Công phu điểm huyệt cũng được truyền dạy ở một số nhánh. Nhánh của ông Lục Viễn Khai áp dụng "Kiềm dương Mai hoa bộ" để ra đòn tấn công khu trung tuyến đối thủ (từ giữa trán xuống đến hạ bộ vòng ra sau lưng chạy dọc theo xương sống đều có rất nhiều huyệt đạo) cộng với sử dụng luôn "đoản kình" nên khi đối thủ trúng đòn sẽ bị chấn thương rất nặng (huyệt đạo bị lực va chạm mạnh do Quyền và Chỉ gây ra nên bị chấn thương nặng mà thôi chứ không phải là điểm huyệt như chúng ta thấy trên phim ảnh),chỉ một số rất ít cao đồ không hám danh háo thắng mới được ông truyền dạy mà thôi; vì nó rất bá đạo,tàn độc dể dàng làm đối thủ bị thương tật nặng suốt đời.Không biết có phải vì vậy mà nhiều chi phái Vịnh Xuân do không được truyền hay sao mà không thấy tài liệu nhắc đến phương pháp trên; vì trong quyển Quyền phổ Vịnh Xuân của ông Lục Viễn Khai có hướng dẫn cách tập luyện kể trên.Học Vịnh Xuân quyền là phải học đến nơi đến chốn nếu không sẽ bị đối phương học các môn võ thuật khác đánh bại như chơi. Riêng cũng bổ sung thêm về vấn đề quan sát một cao thủ thực thụ của Vịnh Xuân quyền, tay cùng nắm đấm không bao giờ thấy có nổi những cục chai như các môn võ khác (nhìn bàn tay không biết là người có luyện tập võ thuật).

Các bài luyện phát lực: Vịnh Xuân thuộc nhu quyền, đặc trưng bởi nguyên tắc phát lực lỏng, ngay trong khoảng cách ngắn (gọi là đoản kình). Với người chưa tập đây là điều không thể làm được vì khi thả lỏng lại không có lực đáng kể. Mỗi nhánh đều có cách thức riêng trong việc kết hợp với thả lỏng, luyện khí, phát kình... để đạt được cả tốc độ, sự chính xác và sức thấu của đòn đánh.Song luyện giữa hai môn sinh là phương pháp tập hiệu quả nhất ở hầu hết các nhánh.Hai người sử dụng kình pháp đối nhau sẽ đem lại hiệu quả cho cả hai và đem lại cảm giác như đang thực chiến. Tập với thầy, với mộc nhân trang, bao cát v.v. là một số các phương pháp khác

Các bài luyện phản xạ thực chiến[sửa]

Niêm thủ, tay dính, linh giác, tri giác v.v. là các tên gọi khác nhau của phương pháp tập luyện này. Mục đích chủ yếu là luyện tập cho các môn sinh khả năng cảm nhận được ý đồ tấn công của đối phương và có các phản xạ hợp lý, kịp thời trong giao đấu, đạt được mục đích tối hậu là "tâm ứng thủ" - tức phản xạ tức thời trong thực chiến.

Một số các nguyên tắc quyền thuật[sửa]

Các nguyên tắc được các nhánh nhắc đến phổ biến là: lỏng mềm, giữ trung lộ, công thủ đồng thời, đơn giản, kết hợp được sức từ toàn bộ cơ thể.Điều quan trọng nhất của Vịnh Xuân hiện đại là lấy tốc độ đánh lại sức mạnh,lấy linh hoạt làm trọng.Các đòn gân cứng và các đòn mềm phải kết hợp với nhau luân phiên.Các nhánh khác nhau đúc kết các nguyên tắc này dưới các từ ngữ như: Tam Tinh, Tam Tĩnh, Nội ngoại Tam Hợp, Lục Hợp, Bát Môn, Lai Lưu Khứ Tống, Liên Tiêu Đai Đả, v.v. Tuy nhiên, một số yếu quyết này đôi khi cũng được hiểu khác nhau và áp dụng khác nhau ở các nhánh.

Vịnh Xuân Quyền và Dưỡng sinh[sửa]

Từ tính chất của hệ thống luyện tập nhấn mạnh vào việc khôi phục các vận động tự nhiên thông qua các bài tập thở và lỏng mềm, Vịnh Xuân không đòi hỏi người tập ngay từ đầu phải có sức khỏe tốt, thậm chí có thể đang ở trong giai đoạn bệnh tật vẫn có thể tập được. Do đó, Vịnh Xuân có tác dụng dưỡng sinh rất cao và đã thể hiện qua nhiều trường hợp như của cố võ sư Trần Thúc Tiển, BS Nguyễn Khắc Viện, võ sư Nguyễn Thị Bích Vân, võ sư Đỗ Tuấn... đều là những người đã nhờ tập luyện môn Vịnh Xuân để vượt qua các bệnh hiểm nghèo, khôi phục được sức khỏe đồng thời trở thành các võ sư có tên tuổi được nhiều người biết tới. Bài quyền Tiểu niệm đầu (đòn thế kết hợp phương pháp hít thở) cộng với Niêm thủ (song luyện Niêm thủ khi di chuyển sẽ tự chuyển dịch các huyệt đạo theo quán tính mà đại đa số môn đồ Vịnh Xuân không biết được đã có áp dụng một phần của Dịch Cân kinh) là một bài " Nội công động", nó là căn bản để môn đồ Vịnh Xuân đạt được "Khí quá môn" (giao đấu hoặc song luyện với nhau khoảng từ 45 phút đến một tiếng mà vẫn không bị hụt hơi, đứt hơi); phải tập luyện liên tục để làm nền tảng bước vào luyện tập binh khí, có như vậy mới chịu đựng được chấn lực trong quá trình tập luyện binh khí. Đây là cách tập luyện của nhánh Lục Viễn Khai ở miền Nam.

Trong đời sống hiện đại, các tác dụng về mặt dưỡng sinh của Vịnh Xuân Quyền ngày càng trở nên quan trọng hơn so với khía cạnh võ thuật. Một số chi nhánh Vịnh Xuân đã đặt mục tiêu dưỡng sinh quan trọng ngang hoặc thậm chí hơn so với việc luyện quyền cho mục đích tự bảo vệ hay giao đấu.

Lưu ý[sửa]

Nhìn chung, do các bài viết, sách về Vịnh Xuân Việt Nam rất ít, cũng như do đặc điểm của Vịnh Xuân Việt Nam, việc khái quát hệ thống quyền thuật Vịnh Xuân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, và vẫn chưa đạt sự nhất trí cao giữa các chi phái cả về lịch sử, tên gọi cũng như nội dung hệ thống quyền thuật. Ngoài ra, còn có thể có các lý do về môn qui cũng như quan niệm riêng của các võ sư về dạy võ, nên các bài quyền, các yếu quyết v.v. rất ít khi được công bố, hay công nhận rộng rãi. Thậm chí, sự khác biệt giữa các võ sư cùng một chi phái cũng là điều phổ biến.

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]


This article "Vĩnh Xuân quyền tại Việt Nam" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Vĩnh Xuân quyền tại Việt Nam. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]